Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 47 - 57)

3.2.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế

Quản lý chất thải là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trung tâm vì lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày rất lớn và chứa nhiều thành phần nguy hại. Việc quản lý tốt chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái có thể hạn chế ô nhiễm không gia tăng và tiến tới không gây ô nhiễm môi trường. Từ bảng trên có thể thấy chất thải rắn của Trung tâm phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, được chia làm 4 loại chính, trong đó đáng chú ý là chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường vì đây là hai nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nguồn phát sinh các chất thải tùy thuộc vào từng khoa chức năng trong đó chất thải lây nhiễm có nguồn phát sinh chủ yếu từ khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khoa Lây, khoa Ngoại Sản, phòng Mổ và

khoa Xét nghiệm, các chất thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu tại các phòng điều trị bệnh nhân.

Bảng 3.1. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

STT Chất thải Nguồn phát thải

I Chất thải lây nhiễm

1 Chất thải sắc nhọn

Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng

2 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

3 Chấtthải có nguy cơ lây nhiễm cao

Khoa lây, ngoại sản, xét nghiệm

4 Chất thải giải phẫu Ngoại sản, phòng mổ

II Chất thải nguy hại khác

1 Chất hàn răng almagam Phòng khám nha khoa 2 Bóng đèn huỳnh quang Các phòng hành chính

3 Nước rửa phim Phòng chiếu chụp X-quang,

cộng hưởng từ

III Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt Phòng điều trị, văn phòng

IV Chất thải tái chế

Vỏ chai, lọ thuốc Phòng điều trị, văn phòng

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

- Các chất nhiễm khuẩn bao gồm: vật liệu thấm máu, thấm dịch và các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, tạp dề, áo choàng, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu.

- Tất cả các vật sắc nhọn bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi dao cán mổ, cưa, các mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng cho dù chúng có nhiễm khuẩn hay không.

- Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí nghiệm bao gồm: găng tay, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh chiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi PE đựng máu….

- Các mô và cơ quan người bao gồm tất cả các mô cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật…

- Các hóa chất hóa học hỗn hợp (các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ, các dung dịch làm vệ sinh….).

* Khối lượng chất thải y tế

Bảng 3.2. Lượng chất thải theo ngày tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

TT Khoa điều trị Tổng lượng rác (kg/ngày)

Rác y tế Rác sinh hoạt 1 Khoa Nhi 16,4 6,3 2 Khoa ngoại tổng hợp 17,3 8,1 3 Khoa nội tổng hợp 15,6 5,9 4 Khoa khám bệnh 12,9 4,8 5 Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản 25,2 9,6 6 Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng 10,4 4,3 7 Khoa an toàn thức phẩm 9,3 3,8 8 Khoa y tế công cộng và dinh dưỡng 8,3 4,5 9 Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS 5,7 2,3 10 Ban Giám đốc 0 1,7 11 Phòng Tổ chức - hành chính 0 2,5 12 Phòng Kế hoạch - tài vụ 0 2,3 13 Phòng Kế toán - tài chính 0 2,4 14 Phòng Điều dưỡng 0 4,5 Tổng 121,1 63,4

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Theo bảng 3.2, chúng ta thấy tổng lượng rác thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trong 1 ngày: đối với rác thải y tế là 121,1kg/ngày; rác thải sinh

hoạt là 63,4kg/ngày. Trong đó, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sảncó tổng lượng rác thải y tế nhiều nhất là 25,2 kg/ngày; thấp nhất là khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS với 5,7kg/ngày.

Bảng 3.3. Lượng chất thải trung bình trong tháng tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái năm 2019 TT Khoa điều trị Tổng lượng rác (kg/tháng) Rác y tế Rác sinh hoạt 1 Khoa Nhi 491,3 180,7 2 Khoa ngoại tổng hợp 513,8 245,3 3 Khoa nội tổng hợp 462,3 171,4 4 Khoa khám bệnh 382,5 143,6

5 Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản 750,7 287,3 6 Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng 310,5 127,8

7 Khoa an toàn thức phẩm 276,5 110.8

8 Khoa y tế công cộng và dinh dưỡng 246,9 132,7 9 Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS 167,8 65,8

10 Ban Giám đốc 0 44,2 11 Phòng Tổ chức - hành chính 0 66,7 12 Phòng Kế hoạch - tài vụ 0 59,8 13 Phòng kế toán - tài chính 0 62,4 14 Phòng điều dưỡng 0 116,9 Tổng 3.602,3 1.825,9

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Căn cứ vào số liệu tại bảng 3.3 cho thấy lượng chất thải trung bình trong 1 tháng tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái như sau:

Trong 1 tháng lượng chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái là vô cùng lớn với tổng lượng chất thải y tế là 3.602,3 kg và 1.825,9 kg chất thải

sinh hoạt. Trong đó, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản (khoa sản) là khoa có lượng chất thải y tế nhiều nhất với tổng lượng rác thải trung bình trong 1 tháng là 750,7 kg và 287,3 kg rác thải sinh hoạt. Khoa có lượng chất thải ít nhất là khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS với 167,8 kg/tháng rác thải y tế và 65,8 kg/tháng rác thải sinh hoạt.

Bảng 3.4. Danh sách CTNH phát sinh trung bình trong 01 tháng của Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

TT Tên chất thải Số lượng

(kg)

Phương pháp xử lý, tiêu hủy

1 Thành phần kim loại và vỏ hộp kim

loại, lưỡi dao, đinh mổ 3,2 Khử khuẩn vi sóng

2 Thành phần thủy tinh, ống thuốc tiêm,

bơm kim, găng tay 76,4 Khử khuẩn vi sóng

3 Bông băng gạc, bột bó 35 Khử khuẩn vi sóng

4 Dây truyền máu, túi máu, túi nước

tiểu 38 Khử khuẩn vi sóng

5 Bệnh phẩm 42,6 Khử khuẩn vi sóng

6 Pin (đôi) 16 Lưu kho

7 Bóng đèn huỳnh quang (chiếc) 15 Lưu kho

Tổng 226,2

8 Nước thải trung tâm (m3) 242,6 Sinh - Hóa 9 Chất thải thông thường (m3) 76,7 Chôn lấp

Tổng 319,3

10 Chất thải tái chế (kg) 32,7 Thu hồi/Tái chế

Tổng 32,7

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Tại các phòng hành chính không có lượng chất thải y tế và chỉ có rác thải sinh hoạt, trong đó phòng có lượng rác thải sinh hoạt nhiều nhất là phòng điều

dưỡng với tổng lượng rác thải sinh hoạt là 116,9kg/tháng, tiếp theo là đến phòng Tổ chức - hành chính với tổng lượng rác thải là 66,7 kg/tháng; phòng kế toán - tài chính là 62,4 kg/tháng; phòng Kế hoạch - tài vụ là 59,8kg/tháng và thấp nhất đó là Ban giám đốc với tổng lượng rác thải trong 1 tháng là 44,2 kg. Tổng lượng nước thải tại trung tâm trong một tháng 242,6 m3; chất thải thông thường 76,7m3

và chất thải tái chế 32,7 kg.

Như vậy, có thể thấy rằng lượng rác thải tại các khoa thải ra là rất lớn bao gồm cả rác thải y tế và rác thải sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đối với các phòng hành chính lượng rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt hàng ngày.

3.2.1.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế

Quy trình phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái được áp dụng theo đúng quy chế của Bộ Y tế. Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu khác nhau:

Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.

Thùng, túi nilon màu vàng: để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn. Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học: để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…

- Chất thải hóa học: lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị. - Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn.

Bảng 3.5. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải y tế

TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5 Có phân loại rác thải tại nơi phát sinh

2 Vật sắc nhọn được đựng trong

những hộp quy chuẩn 5 5 Đạt yêu cầu 3 Chất thải được đựng trong các

bao bì theo mã mầu quy định 5 5 Đạt yêu cầu

4 Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế 5 3 Thiếu thùng đựng rác đặt ở một số khu vực 5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 5 Đạt yêu cầu

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 3 Chưa thường xuyên buộc miệng túi đựng rác 7 Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải 3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu 8 Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày 3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu 9 Có túi sạch thay thế 3 3 Đạt yêu cầu

10 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 3 3 Đạt yêu cầu

Tổng điểm 42 38 90,47%

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại Trung tâm)

- Tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế ở Trung tâm y tế thành phố Yên Bái đã được đặt các thùng rác thu gom rác thải nhưng chưa đầy

được đẩy đủ mà rải rác: vị trí lấy máu xét nghiệm không có thùng để đựng bông gạt, tại các khoa số lượng thùng đựng rác ít so với nhu cầu..

- Túi đựng rác được các nhân viên vệ sinh thu gom tại Trung tâm Trung tâm y tế thành phố Yên Bái được thực hiện đầy đủ nhưng một số nhân viên khi thu gom vẫn không buộc túi đựng rác mà cứ thế xếch túi đựng rác luôn, ngoài ra một số trường hợp thu gom cho nhanh xong việc dẫn đến các thùng xe chở rác đầy tràn chính vì vậy mà yếu tố này chưa đạt yêu cầu.

- Tần suất thu gom rác, bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải, thùng đựng chất thải được vệ sinh hàng ngày, có túi sạch thay thế các túi đựng rác đã đạt yêu cầu.

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, qua đánh giá nhận xét về thang điểm đánh giá về công tác thu gom và phân loại rác thải y tế tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được nhận xét đánh giá cao với tổng số điểm đạt 38 điểm, đạt tỷ lệ 90,47%.

Bảng 3.6. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 1 Vận chuyển chất thải bằng xe

đẩy chuyên dụng 5 5 Có xe đẩy chuyên dụng 2 Vận chuyển theo giờ quy định 5 5 Vận chuyển đúng thời

gian quy định 3 Có đường vận chuyển riêng

chất thải y tế 5 2

Đôi khi vận chuyển chưa có sự riêng biệt

4

Rơi vãi nước thải, rác thải, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển 5 3 Qúa trình vận chuyển vẫn có để tình trạng phát sinh mùi hôi 5 Có hợp đồng vận chuyển rác ra

TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 6 Chất thải y tế xử lý đúng quy định 5 5 Đạt yêu cầu

7 Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5 Đạt yêu cầu 8 Thời gian lưu giữ chất thải <

48h 5 5 Đạt yêu cầu 9 Đơn vị hợp đồng vận chuyển rác thải có giấy phép vận chuyển, xử lý rác thải 3 3 Đạt yêu cầu

10 Có nhà lạnh lưu giữ chất thải 5 0

Không có nhà lạnh, hoặc các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường 11 Có sổ theo dõi chất thải hàng

ngày 3 3 Đạt yêu cầu

12 Có sổ chứng từ chất thải nguy

hại và chất thải thông thường 3 3 Đạt yêu cầu

Tổng điểm 54 44 81,48

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại trung tâm)

Trung tâm y tế thành phố Yên Báiđã thực hiện vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá: Trung tâm y tế thành phố Yên Bái là 81,48%.

Bảng 3.7. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Chất thải y tế được phân loại

tại nơi phát sinh 5 3 Chưa đạt

2 Chất thải y tế nguy hại được xử

lý trong lò đốt chất thải y tế 5 5 Đạt yêu cầu

3

Chất thải thông thường được hợp đồng chôn lấp vệ sinh tại bãi chôn lấp của thành phố

5 5 Đạt yêu cầu

4

Chất thải tái chế được phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế

3 3 Đạt yêu cầu

Tổng điểm 18 16 88,89%

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại Trung tâm)

Qua số liệu điều tra tại bảng 3.7 cho thấy: thực trạng quản lý chất thải rắn tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được đánh giá đạt khá với tổng số điểm là 16 điểm, đạt tỷ lệ 88,89%. Trong đó, các tiêu chí đánh giá về các chất thải y tế nguy hại được xử lý trong lò đốt chất thải y tế; chất thải thuông thường được chôn lấp về sinh tại bãi chôn của thành phố; chất thải tái chế được phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế đề là các chỉ tiêu được đánh giá đạt yêu cầu. Chỉ tiêu chất thải y tế được phân loại tại nơi phát sinh bị đánh giá chưa đạt yêu

Như vậy, có thể nhận thấy công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên về môi trường về công tác quản lý chất thải y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)