Thực trạng công tác quản lý và xửlý nước thảiy tếtại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 57)

thành ph Yên Bái

3.2.2.1.Thành phần nước thải và lượng thải tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái

Nước thải trung tâm phát sinh từ các hoạt động vệ sinh hàng ngày, từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các lavabo xét nghiệm. Nước thải rung tâm y tế Thành phố Yên Bái có hàm lượng cao các chất hữu cơ - dinh dưỡng (thể hiện qua thông số BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P) và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh (thể hiện qua chỉ tiêu Coliform).

HỆ THỐNG VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Lượng nước thải của Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái có thể tính toán dựa trên lượng nước cấp sử dụng hàng ngày; theo khảo sát thực tế với quy mô 216 giường bệnh thì lượng nước cấp sử dụng cho một ngày đêm khoảng 270 m3

Lượng nước thải phát sinh trên một giường bệnh là 0,6 m3/ngày đêm/giường.

Với số lượng giường bệnh hiện tại là 2 giường, lượng nước thải phát sinh là: 0,6 m3/ngày đêm x 216 giường bệnh = 130 m3/ngày đêm.

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên trung tâm, lưu lượng khoảng 1,56 m3/s (đối với cường độ trận mưa tính toán h = 100mm). Nước mưa chảy tràn chứa nhiều tạp chất (đất đá, vụn hữu cơ trên bề mặt…).

Nước thải của Trung tâm y tế sau khi được xử lý và đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT(cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế thì được thải ra môi trường qua cống thải chung của khu dân cư.

3.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Hiện trạng chất lượng nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trước và sau khi xử lý được trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trước khi được xử lý

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đợt 1 Đợt 2 Cmax QCVN 28:2010/ BTNMT (Cột B, giá trị Cx1,2) 1 pH - 6,9 6,8 6,5-6,8 2 TSS mg/l 61,3 62,1 120 3 BOD5 mg/l 73,9 73,0 60 4 COD mg/l 130,3 132,3 120 5 NO3--N mg/l 18,5 16,5 60

6 NH4+ (theo N) mg/l 11,3 11,3 12 7 PO43- mg/l 9,6 8,9 12 8 S2- (theo H2S) mg/l 3,1 2,6 4,8 9 Dầu mỡĐVT mg/l 10.5 9,8 24 10 Coliform mg/l 6.560 6.520 5000 (Nguồn: Số liệu phân tích)

Bng 3.9. Hin trng cht lượng nước thi Trung tâm y tế thành ph Yên Bái sau khi được x

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đợt 1 Đợt 2 Cmax QCVN 28:2010/ BTNMT (Cột B, giá trị C x 1,2) 1 pH - 7,4 7,4 6,5-8,5 2 TSS mg/l 51,5 48,0 120 3 BOD5 mg/l 43 46 60 4 COD mg/l 105,2 97,3 120 5 NO3--N mg/l 16,9 5,7 60 6 NH4+ (theo N) mg/l 9,1 8,2 12 7 PO43- mg/l 8,3 4,1 12 8 S2- (theo H2S) mg/l 1,92 1,2 4,8 9 Dầu mỡĐVT mg/l 2,0 2,2 24 10 Coliform mg/l 60 48 5000 (Nguồn: Số liệu phân tích)

Nhìn vào bảng 3.8 và bảng 3.9 trình bày kết quả phân tích nước thải Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái qua 2 mẫu trước và sau hệ thống xử lý, ta thấy kết quả phân tích của từng chỉ tiêu như BOD5, COD, TSS,…Để đánh giá nước thải của Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái sau xử lý có còn bị ô nhiễm các chỉ tiêu trên hay không tiến hành phân tích thống kê so sánh trung bình các mẫu với QCVN 28:2010/BTNMT

* So sánh với kết quả phân tích mẫu nước thải Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái trước khi qua hệ thống xử lý nước thải.

So sánh kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải của Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái trước và sau khi phân tích có thể thấy được hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải của trung tâm, cụ thể như sau: Phân tích chỉ tiêu BOD5 trước khi xử lý ở đều cho kết quả vượt so với cột B-QCVN 28:2010/BTNMT gần 1,2 lần; Đối với chỉ tiêu COD trong nước thải trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cũng cho kết quả ô nhiễm và vượt so với cột B QCVN 28:2010/BTNMT từ 1,2 lần; Đối với chỉ tiêu NO3--N trong nước thải trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cũng cho kết quả ô nhiễm và vượt so với cột B QCVN 28:2010/BTNMT hơn 3 lần. Đối với chỉ tiêu Coliform trong nước thải của trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cho kết quả vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép từ 1,3 lần. Qua kết quả phân tích cho thấy hệ thống xử lý nước thải trung tâm đạt hiệu quả xử lý tốt. Nước thải trung tâm y tế Thành phố Yên Bái sau xử lý về cơ bản không bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu như BOD5, COD, tổng N, tổng P,…

3.2.2.3. Thu gom nước thải

Nước sử dụng trong Trung tâm Y tế được lấy từ hệ thống cấp nước sạch chung của Thành phố. Nước cấp được dẫn về bể chứa và được bơm lên đài nước đặt trong khuôn viên Trung tâm Y tế, sau đó nước được phân phối về toàn bộ khu vực dùng nước ở các phòng khoa.

Lượng nước thải Trung tâm Y tế được ước tính dựa vào lượng nước cấp, nước sử dụng của bệnh nhân, cán bộ, y bác sỹ, sinh viên thực tập và khách vãng lai. Nước thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau:

Nước thải sinh hoạt từ các khu nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu làm việc của cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, sinh viên thực tập,… lượng nước thải tùy thuộc vào số lượng cán bộ nhân viên, sinh viên thực tập, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Nước thải từ các khâu xét nghiệm, giải phẫu, súc rửa các dụng cụ y tế chứa các chất phóng xạ, cặn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan. Còn đối với nước

thải ở các khoa, phòng khác thì được thải thẳng ra đường cống rãnh thoát nước của trung tâm.

Khoa giải phẫu nước thải từ rửa các mô, tạng tế bào; khoa X- Quang nước từ quá trình tráng rửa phim chụp; điều trị khối u, ung thư nước thải chứa các hóa chất và các chất phóng xạ; khoa xét nghiệm chứa chất dịch sinh học (nước tiểu, hóa chất,…), xét nghiệm vi sinh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, nấm,…).

Nước thải Trung tâm Y tế ở ngay đầu ống dẫn từ các phòng xuống thì bẩn, đục, có mùi (chủ yếu là mùi thuốc), nhưng qua thời gian chảy trong kênh dẫn thì một phần cặn được lắng xuống, phần còn lại chảy ra hồ tập trung. Riêng nước thải tại khoa hồi sức cấp cứu và tại phòng mổ được dẫn thẳng ra hệ thống xử lý.

Một số khoa nước thải có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng ống dẫn nước thải không có nắp đậy và không được nạo vét thường xuyên.

Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường riêng

Bảng 3.10. Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế

TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 1

Hệ thống thu gom riêng nước thải và nước mưa được xây và có nắp đậy bằng bê tông.

5 5 Đạt yêu cầu

2 Có hệ thống xử lý nước thải 5 5 Đạt yêu cầu 3 Hệ thống xử lý nước thải phù hợp

công suất 5 4 Chưa đạt yêu cầu

4 Định kỳ giám sát môi trường nước

thải 5 5 Đạt yêu cầu

nước thải

6 Cửa xả nước thải dễ kiểm tra,

giám sát 3 2

Quá trình kiểm tra đôi khi gặp khó khăn

Tổng điểm 26 24 92,31%

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại trung tâm)

Qua kết quả tại bảng 3.10 cho thấy: hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được đánh giá ở mức tốt với tổng điểm 24 điểm, đạt tỷ lệ 92,31%. Trong đó, các chỉ tiêu đánh giá đạt tiêu chuẩn: Hệ thống thu gom riêng nước thải và nước mưa được xây và có nắp đậy bằng bê tông; có hệ thống xử lý nước thải; có sổ theo dõi vận hành nước thải và định kỳ được kiểm tra giám sát quá trình xử lý nước thải. Tiêu chí về công suất hệ thống xử lý nước thải và cửa xả nước thải dễ kiểm tra, giám sát được đánh giá gặp một số khó khăn. Công suất của hệ thống xử lý nước thải chưa tính đến vấn đề khi gặp mưa bão công tác xử lý sẽ gặp khó khăn vì hệ thống xử lý và quản lý nước thải chỉ đáp ứng được công suất hàng ngày… Tiêu chí về kiểm tra các cửa xả nước thải trong quá trình kiểm tra gặp khó khăn vì trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái nằm ngay tại trung tâm thành phố nên mật độ dân số ở đông, mật độ công trình của dân cư làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra..

3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

3.3.1. Đánh giá hiu biết và thái độ ca cán b và nhân viên y tế Trung tâm y tế thành ph Yên Bái trong bo v môi trường y tế thành ph Yên Bái trong bo v môi trường

Trong quá trình thực hiện đề tài tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái, đề tài đã tiến hành phỏng vấn điều tra 50 cán bộ, y bác sĩ đang làm việc tại trung tâm. Nội dung phỏng vấn có liên quan đến việc quản lý chất thải và nước thải tại trung tâm và đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.11. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tếđược tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Chỉ số nghiên cứu Số người phỏng vấn Sốđược tập huấn quy chế n Tỷ lệ (%) Bác sĩ (Nhóm 1) 10 10 100 Dược sĩ (Nhóm 2) 10 10 100 Điều dưỡng, NHS, KTV Y (Nhóm 3) 20 20 100

Nhân viên hành chính và lao động

khác (Nhóm 4) 10 10 100

Chung 50 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy công tác đào tạo hướng dẫn về quy chế quản lý chất thải của Bộ y tế được trung tâm thực hiện nghiêm túc, nâng cao hiểu biết của cán bộ nhân viên trung tâm về việc quản lý chất thải y tế, góp phần vào ý thức bảo vệ môi trường chung của trung tâm. Nhóm 1 là nhóm các bác sĩ, nhóm 2 nhóm dược sĩ, nhóm 3 gồm điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhóm 4 nhân viên tại các phòng hành chính và lao động, trong đó tất cả các cán bộ gồm 100% cán bộ của trung tâm đã được phổ biến các kiến thức về quản lý và xử lý chất thải trung tâm. Công tác tập huấn được trung tâm thường xuyên tập huấn và phổ biến tại các cuộc hội nghị của trung tâm.

Bảng 3.12.Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Hiểu biết Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 n =10 % n = 10 % n = 20 % n = 10 % Không biết 0 0 0 0 0 0 01 10 Biết dưới 5 nhóm 0 0 03 30 02 10 06 60 Biết trên 5 nhóm 04 40 04 40 16 80 01 10 Biết đúng 5 nhóm 06 60 03 30 02 10 02 20 (Nguồn:Số liệu điều tra)

Theo thông tư liên tịch số 58/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải y tế được phân loại gồm các nhóm sau:

+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng; + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

+ Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;

+ Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

+ Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

Qua quá trình điều tra về sự hiểu biết của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái về phân loại về rác thải cho thấy kết quả:

+ Tại nhóm 1 là nhóm gồm các bác sĩ tại trung tâm qua quá trình phỏng vấn 10 bác sĩ thì có số bác sĩ hiểu biết về sự phân loại về các chất thải y tế đúng 5 nhóm chiếm tỷ lệ cao 60%, số bác sĩ biết trên 5 nhóm chất thải chiếm tỷ lệ 40%.

+ Tại nhóm 2 nhóm dược sĩ số dược sĩ biết trên 5 nhóm chất thải chiếm tỷ lệ 40%; số cán bộ biết dưới và đúng 5 nhóm chất thải y tế đều chiếm 30%/.

+ Tại nhóm 3 nhóm điều dưỡng là nhóm thường xuyên tiếp xúc với các chất thải y tế như kim tiêm, bông, băng… nên số cán bộ biết trên 5 nhóm chất thải chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, không có cán bộ nào không biết về các nhóm rác thải.

+ Nhóm 4 là nhóm cán bộ làm công tác hành chính, kỹ thuật viên .. số cán bộ biết dưới 5 nhóm rác thải chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, tiếp theo là số cán bộ biết đúng 5 nhóm chiếm tỷ lệ 20% và số cán bộ không biết và số cán bộ biết trên 5 nhóm đều chiếm tỷ lệ 10%.

Bảng 3.13. Hiểu biết của cán bộ nhân viên Trung tâm y tế thành phố Yên Báivề mã màu dụng cụđựng chất thải y tế

Hiểu biết Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

n = 10 % n = 10 % n = 20 % n = 10 %

Không biết 0 0 0 0 0 0 01 10

Biết dưới 4 màu 01 10 03 30 02 10 02 20

Biết trên 4 màu 07 70 02 20 14 70 05 50

Biết đúng 4 màu 02 20 05 50 04 20 02 20

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế được Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định gồm màu vàng, màu xanh, màu đen và màu trắng. Qua quá trình điều tra đối với các cán bộ tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái cho kết quả như sau:

Bảng 3.14. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Nhóm người Hiểu biết Nhóm 1 n = 10 Nhóm 2 n = 10 Nhóm 3 n = 20 Nhóm 4 n = 10

Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không

Nhân lực thực hiện 07 03 08 02 15 05 10 0 Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải 06 04 08 02 17 03 09 01 Các văn bản hướng dẫn quản lý chất thải y tế 09 01 10 0 20 0 10 0 (Nguồn: Số liệu điều tra)

- Số cán bộ không hiểu biết về quy định mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế gồm 01 cán bộ tại nhóm 4, là các bộ tại các phòng hành chính.

cán bộ, chiếm 30%; nhóm 3 là 02 cán bộ, chiếm 10% và nhóm 4 là 20%. - Số cán bộ biết đúng 4 màu: nhóm có số cán bộ biết đúng 4 màu là nhóm 2 với 05 cán bộ, chiếm 50%; các nhóm còn lại đều chiếm 20%.

- Số cán bộ biết trên 4 màu: nhóm có số cán bộ biết nhiều nhất là nhóm 1 và nhóm 3 với tỷ lệ 70%; tiếp theo là nhóm 4 với tỷ lệ 50% và cuối cùng là nhóm 2 với tỷ lệ 20%.

Để thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải rắn y tế nguy hại và làm tốt công tác quản lý chất thải, bên cạnh yếu tố về công nghệ và các điều kiện về cơ sở vật chất thì yếu tố con người vô cùng quan trọng. Cho dù hệ thống xử lý chất thải hiện đại đến đâu đi chăng nữa nhưng cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải và không có kiến thức về chất thải y tế và nhận thức về các tác hại của chất thải y tế đến sức khỏe con người thì hệ thống đó sẽ hoạt động không hiệu quả. Kết quả nghiên cứu tại bảng cho thấy tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý chất thải mới chỉ đáp ứng được 80% so với nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)