Hiện trạng quản lý chất thảiy tếtại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 38 - 41)

Hiện nay, theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế năm 2018 có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh, có 1.016 cơ sở y tế dự phòng, 77 cơ sở đào tạo y dược, 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tại các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện đã thải ra hàng trăm tấn chất thải y tế mỗi ngày với khoảng gần 12% loại chất thải độc hại nguy hiểm. Lượng chất thải y tế trên không được quản lý và xử lý tốt thì các thành phần nguy hại trong chất thải như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây bệnh ung thư... sẽ tạo nên những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và môi trường sống của nhân dân. Thực tế, trong cả nước ước tínhchỉ có khoảng 50% bệnh viện đã phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định; còn lại khoảng 50% các bệnh viện và các cơ sở y tế chưa thực hiện phân loại, thu

gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. Để thực hiện được mục tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế bảo đảm yêu cầu theo quy định, đặc biệt là chất thải nguy hại một cách có hiệu quả, cần có sự nỗ lực của chính quyền, ngành y tế, các ban ngành có liên quan với chi phí được đầu tư một cách phù hợp.

Số lượng và mạng lưới y tế tại nước ta như vậy là lớn so với các nước trong khu vực, song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở từ trung ương tới địa phương còn quá yếu, hầu hết chưa có hệ thống xử lý chất thải hoặc tại một vài cơ sở tuy có hoạt động nhưng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.

Lượng rác thải rắn y tế phát sinh trên toàn quốc có khoảng 350 tấn/ngày; trong đó, có khoảng 40 tấn chất thải y tế nguy hại. Cũng theo nguồn thống kê của Bộ Y tế ở nước ta, trong khoảng 95% rác thải y tế được thu gom chỉ có 70% được xử lý bằng phương pháp đốt trong các lò đốt. Công nghệ đốt đang được áp dụng phổ biến nhưng thường chỉ có các lò nhỏ, chưa có hệ thống xử lý khí thải nguy hại. Điều này dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là các chất khó phân hủy (POPs), chất nguy hại cho sức khỏe, chất gây ung thư như dioxin, furan... Ngoài ra, chi phí đốt rác thải hiện khá cao, khoảng 80.000 đồng/kg rác thải bệnh viện và thông thường rất ít bệnh viện có thể thải ra đủ công suất đốt của lò nên sau vài ngày mới thực hiện tiêu hủy một lần. Mỗi lần như vậy lại phải tiến hành quy trình đốt lại từ đầu, tiêu tốn nhiều năng lượng do đốt không liên tục trong khi chi phí này không được tính vào viện phí.

* Công tác quản lý chất thải y tế:

Theo thống kê của tác giả Trịnh Văn Tuyên, 2012, trong nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện thì có 92,5% số bệnh viện có thugom rác thường kỳ, 14% số bệnh viện có phân loại rác y tế để xử lý. Tuy nhiên phân loại rác từ khoa phòng khám và điều trị bệnh nhân chưa trở thành phổ biến.

Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không được xử lý trước khi chôn lấp hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.

* Công tác phân loại chất thải y tế:

Đa số các bệnh viện thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo.

* Công tác thu gom chất thải y tế:

Theo quy định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được các hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.

* Công tác lưu trữ chất thải y tế:

Hầu hết các điểm tập trung rác đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)