Các biện pháp xửlý chất thảiy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 28 - 34)

1.1.7.1. Xử lý chất thải rắn y tế

Các phương pháp được sử dụng trong việc xử lý chất thải rắn y tế bao gồmcác phương pháp sau:

+ Thiêu đốt:

Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt chuyên dụng có nhiệtđộ từ 800-1200 0C hoặc lớn hơn để đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp đốtcó ưuđiểm là xử lý được đa số các loại chất thải rắn y tế, làm giảm tối đa về mặt thể tíchcủa chất thải. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp đốt là nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh các chất độc hạinhư Dioxin, Furan gây ô nhiễm môi trường thứ cấp; chi phí vận hàng, bảo dưỡng và giám sát môi trường cao.

+ Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lò hấp):

Là phương pháp tạo ra môi trường hơi nước nóng ở áp suất cao để khử trùng dụng cụ và chất thải y tế. Các loại chất thải lây nhiễm có thể xử lý được như chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.

+ Khử trùng bằng hóa chất:

Phương pháp này có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn, thậm chí cho cả chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao với một số lưu ý sau:

- Một số loại chất thải phải cắt nghiền nhỏ trước khi khử trùng. Đây cũng là nhược điểm trong phương pháp khử trùng bằng hóa chất, vì các máy cắt, nghiền chất thải hay gặp sự cố về vấn đề cơ khí. Ngoài ra còn có nguy cơ phát tán yếu tố nguy hại, mầm bệnh trong quá trình nghiền nát.

- Bản thân hóa chất khủ trùng là những chất độc hại, vì vậy những người sử dụng phải được đào tạo về quy trình sử dụng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ an toàn.

- Khử trùng chỉ có hiệu quả với bề mặt của chất thải rắn.

- Phải kiểm soát dư lượng hóa chất, nếu cách xử lý không đúng có thể làm phát sinh các vấn đề môi trường sau xử lý như nước thải, hơi hóa chất phát tán vào môi trường không khí trong quá trình xử lý.

+ Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng:

Có hai phương pháp đó là sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất thường (có hoặc không có bổ sung nước/hơi nước) và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong phương pháp này thường đi kèm với thiết bị máy cắt, nghiền và máy ép để giảm thể tích chất thải. Các loạichất thải lây nhiễm có thể xử lý được: chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu. Chất thải rắn sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêuchuẩn có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.

+ Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:

Chỉ áp dụng tạm thời với bệnh viện thuộc khu vực khó khăn chưa có cơ sởxử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Không chôn lấp chất thảilây nhiễm với chất thải thông thường.

Đối với chất thải sắc nhọn sử dụng các bể đóng kén là thích hợp. Theo quy địnhquản lý chất thải nguy hại, bể đóng kén có 3 dạng: chìm dưới mặt đất, nửa chìm nửa nổi, và nổi trên mặt đất. Đặt tại khu vực có mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp, diện tích đáy của mỗi bể <100 m2 và chiều cao <5m, vách và đáy bằng bê tông chống thấm, kếtcấu cốt thép bền vững, đặt trên nền đất được gia cố, xung quanh vách và dưới đáy cóbổ sung lớp lót chống thấm, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong bể. Sau khi đầy, phải đóng bể bằng nắp bê tông cốt thép chống thấm, nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt đảm bảo không để nước rò rỉ, thẩm thấu.

+ Phương pháp đóng rắn (trơ hóa):

Chất thải cần đóng rắn được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polimer được bổ sung vào để thựchiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trìnhhòa trộn ướt. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho cácthành phần ô nhiễm trong chất thải hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được kiểm tracường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đếnbãi chôn lấp an toàn. Phương pháp đóng rắn đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tỷ lệphổ biến cho hỗn hợp là 65% chất thải y tế, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước.

+ Bao gói:

Chất kết dính vô cơ thường dùng là xi măng, vôi, thạch cao, silicat. Chất kết dịnh hữu cơ thường dùng là epoxy, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ureformaldehyt...chất thải thường là chất thải hóa chất hoặc dược phẩm được đưa vào3/4 thể tích các thùng bằng polyethylene hoặc thùng kim loại. Sau đó được điền đầy bằng các chất kết dính - để khô - dán niêm phong và đưa đi chôn lấp.

1.1.7.2. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện

+ Xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biophil:

- Nước thải bệnh viện được thu gom từ hệ thống cống thoát, qua song chắnrác thô nhằm cản những vật lớn như: quần áo, bơm tiêm, chai lọ, gạc... có khả năng làm tắc nghẽn đường ống và hỏng bơm. Nước từ ngăn thu được bơm tới bể điều hòa và xử lý sơ bộ, nhằm điều hòa chất bẩn và lưu lượng nước thải đồng thời tại đây thực hiện xử lý sơ bộ, các vi sinh vật có sẵn trong nước thải oxy hóa một phần hợp chất hữucơ thành chất ổn định bông cặn dễ lắng, đồng thời khử một phần COD, BOD.

- Tiếp đó nước thải được chảy tràn hoặc bơm tới bể lọc sinh học nhỏ giọt tùy thuộc cách bố trí hệ thống ngầm hay nổi. Tại đây dựa vào khả năng của vi sinh vật sử dụng những chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô cơ vô hại. Trong bể lọc sinh học nước thải được tưới đều xuống lớp vật liệu lọc là các loại đá cục, cuội có kích thước nhỏ hơn 30mm, với chiều cao vật liệu lọc từ 1,5-2m. Các hạt vật liệu lọc sẽ được bao bọc một lớp màng vi sinh vật. Nước ra khỏi bể lọc sinh học được bơm lên bể lắng thứ cấp, phần bùn lắng xuống đáy được đưa đến bể nén bùn, phần nước trong dẫn đến bể khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nước sau khi xử lý thải ra hệ thống cống thành phố hoặc ao hồ.

+ Xử lý nước thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí Aerotank:

- Nước thải từ các bể phốt, khu vệ sinh ở các khoa, phòng, buồng bệnh được thu gom qua hệ thống cống thu đến bể điều hòa có lắp thiết bị song chắn rác nhằm loại bỏ các vật có kích thước lớn như bơm tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, bông gạc... để đảm bảo cho máy móc, thiết bị và các công trình phía sau hoạt động có hiệu quả.

- Phương pháp này xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ (BOD,COD) và amoni cao. Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp. Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành.

- Tuy nhiên phương pháp này chi phí khoảng 15-18 triệu đồng/m3 nước thải. Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Để khắcphục tình trạng này đòi hỏi nhân viên vận hành có kiến thức và trình độ tốt. Tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức, chi phí vận hành cao, không thể vận hành nếu mất điện. Có thể phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu không vận hành đúng cách. Ngoài ra cần thời gian khá lâuđể hệ bùn hoạt tính hoạt động lại bình thường sau sự cố.

- Việc thu gom và vận chuyển nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh vàcác bể phốt trong cơ sở y tế được thực hiện thông qua mạng lưới thu nước thải đếnbể hợp khối gồm các công đoạn: ngăn thu nước thải có lắp đặt rọ chắn rác, ngănđiều hòa, ngăn làm lắng sơ bộ, bể hiếu khí và ngăn thu bùn.

- Phương pháp này xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. Hiệu xuất xử lý tương đối ổn định, kỹ thuật vận hành đơn giản và ổn định hơn,chiếm ít diện tích hơn.

- Chi phí đầu tư cho phương pháp này cao do phải sử dụng vật liệu lọc sinhhọc, khoảng 15-25 triệu đồng/m3 nước thải. Chi phí vận hành cao 1000- 1200đồng/m3 nước thải do tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức và hóa chất. Phương pháp này không vận hành được khi mất điện, có thể phát sinhtiếng ồn và mùi hôi. Vỏ bằng thép không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi.

+ Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO:

- Thời gian gần đây khi đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải bệnhviện người ta thường chú ý và lựa chọn một mô hình xử lý nước thải được chế tạohợp khối theo công nghệ AAO.

- Nước thải từ hệ thống cống thu gom chung của bệnh viện được dẫn vào bểđiều hòa có đặt song chắn rác inox kích thước ke hở 5-10mm để tách rác và các vậtthể lớn có trong nước thải. Thời gian nước lưu trong bể điều hòa trung bình từ 3-4h.

- Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khốiđệm giá thể bằng PVC chuyên dụng tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mậtđộ vi sinh vật lên đến 20.000 vi sinh vật/m3 đảm bảo hiệu quả xử lý theo COD vàtổng P lên đến 75-80%. Ngăn thiếu khí diễn ra quá trình khử nitrat khi một phầnhỗn hợp bùn và nước thải chứa nitrat được bơm ngược từ ngăn hiếu khí về. Quátrình diễn ra hô hấp thiếu khí và giải phóng N2 bay lên và một phần COD được xửlý. Trong ngăn hiếu khí không khí được cấp bởi máy thổi

khí, tạo điều kiện diễn raquá trình oxy hóa sinh hóa hiếu khí các chất hữu cơ và quá trình nitrat hóa diễn ra.Kết quả BOD trong nước thải giảm rõ rệt và amoni chuyển thành nitrat.

- Sau khi qua bậc xử lý trên, hỗn hợp nước thải và bùn qua ngăn thứ cấp đểtách lượng bùn hoạt tính nhằm hồi lưu về ngăn anoxyc và ngăn oxy. Phần bùn dưđưa về bể chứa bùn.

+ Xử lý nước thải bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định:

- Hệ thống xử lý nước thải áp dụng hồ sinh học ổn định khác với hệ thốngcông nghệ xử lý nước thải khác là người ta sử dụng năng lượng tự nhiên, dựa vào sựkhuyếch tán không khí và sự quang hợp là nguồn oxy chính. Ưu điểm của loại côngnghệ này là không tốn năng lượng để vận hành nên rất phù hợp với điều kiện củacác nước đang phát triển. Phương pháp xử lý này không gây ồn, có thể gây mùi khóchịu nếu vận hành không đúng cách. Tuy nhiên đòi hỏi bệnh viện có đất rộng. Hệthống xử lý này đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong xử lý nước thải ở các nướccó khí hậu ấm.

+ Xử lý nước thải bệnh viện bằng bãi lọc trồng cây kết hợp bể lọc yếm khí:

- Nguyên lý hoạt động của bãi lọc sinh học trồng cây là dựa vào hoạt động sinhtrường của một số cây mà người ta sử dụng như một giải pháp hữu hiệu cho việc xử lýnước thải với tải lượng ô nhiễm không quá lớn. Thông qua bộ rễ, cây hấp thụ tạp chấtvô cơ và hữu cơ trong nước thải, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng nuôi cây trongquá trình sinh trưởng qua đó làm sạch nước thải. Các cây sử dụng làm sạch nước thảinhư: lau sậy, cỏ nến, cây ráng....trong đó cây lau sậy xử lý tốt hơn cả.

- Hiện nay có nhiều kiểu bãi lọc được áp dụng, tuy nhiên để có hiệu quả caocần sử dụng bãi lọc sao cho phù hợp với điều kiện của từng khu vực áp dụng, cácgiống cây trồng cần phù hợp với điều kiện môi trường sống của từng khu vực có hệthống xử lý. Để xử lý được nước thải bệnh viện không chỉ sử

dụng riêng bãi lọctrồng cây cho một mô hình xử lý mà còn phải kết hợp với các phương pháp tiền xửlý để mô hình có thể hoạt động hiệu quả.

1.1.7.3. Xử lý chất thải khí bệnh viện

- Chỉ có một số bệnh viện lớn có hệ thống xử lý khí thải hoặc có hotte hút hơikhí độc tại các khoa/ phòng Xét nghiệm, X quang, còn đa phần các bệnh viện chưacó hệ thống xử lý khí thải. Tuy nhiên về khí thải bệnh viện ô nhiễm nhất phải kểđến khí thải từ lò đốt rác thải. Hầu hết khí thải từ các lò đốt rác thải đều vượt tiêuchuẩn, trong đó có chứa CO và SO2 là những khí độc. Công nghệ đốt ứng dụngnguyên lý nhiệt phân nên quá trình vận hành lò ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng khíthải. Thực tế, các lò đốt đều chưa đạt được nhiệt độ trên 1.000 độ C ở buồng đốt thứcấp, nhiệt độ buồng đốt sơ cấp giai đoạn cuối mẻ đốt không được nâng trên 1.000độ C. Do đó, vẫn còn thành phần hữu cơ chưa cháy khá cao trong tro thải, khả nănggây ô nhiễm môi trường đất và nước rất cao nếu không được chôn lấp an toàn. Mộtđiều đáng lưu ý khác là việc xây dựng lò đốt rác thải y tế tại các bệnh viện đềukhông đủ khoảng cách an toàn đối với khu vực dân sinh sống xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)