Thực trạng quản lý đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố cao bằng giai đoạn 2012 2015 (Trang 25 - 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Thực trạng quản lý đất đai ở Việt Nam

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và các luật có liên quan, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa; tiếp tục mở rộng dân chủ, tạo cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý; tạo cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, để tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình.

Nhìn chung hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ; các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện trên thực tế ngày càng cao hơn. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được nâng lên. Nhà đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng cơ hội trong việc tiếp cận đất đai; những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từng bước được khắc phục. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai đã được thực hiện thường xuyên, đã kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã dần đi vào nề nếp.

Đến nay, trên 90,25% diện tích tự nhiên của cả nước được khai thác đưa vào sử dụng, được phân bổ đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; cả nước đã cấp được 40,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,7 triệu ha, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận. Tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996.000 ha, trong đó hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 14.878.000 ha (59,52%); các tổ chức trong nước sử dụng 9.735.000 ha (38,95 %); tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56.000 ha (0,22%); cộng đồng dân cư được giao 325.000 ha (1,30%). Quỹ đất sản xuất nông nghiệp được bố trí hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng góp phần nâng sản lượng nuôi trồng thủy sản, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới (đứng thứ 6 trong tốp 10 nước đứng đầu). Đất lâm nghiệp trong 10 năm qua liên tục tăng, diện tích đất lâm nghiệp tăng góp phần nâng độ che phủ từ 35,2% năm 2000 lên 39,5% năm 2010, đến nay gần 41% [10].

Năm 2016, cả nước đã cấp 41,8 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [8].

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2016 lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện cả nước đã cấp 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha.

Cụ thể, về công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội; cả nước đã cấp 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy.

Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 90,3%, đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất ở đô thị đạt 96,8%, đất ở nông thôn đạt 94,5% và đất chuyên dùng đạt 85% diện tích đất cấp.

Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Tập trung hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phục vụ vận hành và khai thác sử dụng.

Về việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra quản lý và sử dụng đất, năm 2016, Tổng cục đã triển khai 05 đoàn thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai đối với 21 dự án phát triển nhà ở tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Nam, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Đến nay, đã ban hành 03 kết luận Thanh tra tại các tỉnh: Sóc Trăng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh; ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 02 tổ chức với tổng số tiền là: 37 triệu đồng. Đồng thời, Tổng cục đã thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh. Kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại Hà Nội, có 09/17 kiến nghị được thực hiện, 08 kiến nghị chưa thực hiện; tại thành phố Hồ Chí Minh, có 07/31 kiến nghị được thực hiện, 24 kiến nghị chưa thực hiện [11].

1.4. Một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố cao bằng giai đoạn 2012 2015 (Trang 25 - 29)