3. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả quản lý sử dụng
đất của các tổ chức
Muốn phát huy tác dụng của nguồn lực đất đai, ngoài việc bảo vệ quỹ đất của quốc gia, còn phải quản lý đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa bảo đảm được lợi ích trước mắt, vừa tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả lâu dài, tăng cường bảo vệ môi trường đất đai, bảo đảm điều kiện để phát triển bền vững đất nước.
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức:
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Có chính sách khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp thuê đất, đầu tư lâu dài.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đưa ra được các mô hình sử dụng đất hiệu quả, hợp lý.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu để vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin cho công tác quản lý, đồng thời phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
3.5.3. Những giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với
đất đai
* Khối giải pháp thể chế chính sách.
Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai cần quan tâm thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước;Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
- Sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý: pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính trong quản lý đất đai đảm bảo các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
- Xây dựng nền hành chính thực sự minh bạch, hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động quản lý nhà nước và các dịch vụ công về đất đai vừa thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; quan tâm đến nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ và các đối tượng khác. Tổ chức tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề xã hội liên quan đến đất đai.
* Khối giải pháp kỹ thuật.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác điều tra, đánh giá số lượng và chất lượng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng bản đồ giá đất, giám sát biến động tài nguyên đất đai lồng ghép với các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, theo mô hình tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo công khai, minh bạch; chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, với tổng diện tích tự nhiên 1.0711,6 ha, bao gồm 11 đơn vị hành chính.
- Nền kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua tương đối phát triển cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều đã dẫn đến mức độ sử dụng đất khác nhau trong từng khu vực, gây áp lực đối với quỹ đất của thành phố. Với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đã làm thay đổi lớn so với thực tế sử dụng đất hiện nay.
- Tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Cao Bằng cơ bản tuân thủ theo đúng pháp Luật Đất đai, chỉ 8 tổ chức để xảy ra tình trạng bị lấn chiếm do không sử dụng hết diện tích đất được giao.
- Tình hình quản lý nhà nước về công tác sử dụng đất của tổ chức trên địa bàn thành phố Cao Bằng,đã phản ánh và đánh giá được hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trên từng đơn vị hành chính xã, phường, xây dựng được bộ hồ sơ quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn, phục vụ đắc lực cho công tác cấp GCN cho tổ chức.
- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2015 đạt kết quả như sau: Có 167 tổ chức được cấp GCN với tổng diện tích được cấp GCN là 96,8ha.
- Các giải pháp được đưa ra gồm 3 nhóm: giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức; giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức; giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
2. Kiến nghị
Để phát huy tốt nguồn lực đất đai, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố; thu hút vốn đầu tư, từng bước đưa thành
phố trở thành thành phố công nghiệp - dịch vụ theo hướng phát triển bền vững. Thì việc sử dụng đất có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Từ đó kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước về đất đai cụ thể:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất theo thẩm quyền; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp luật đất đai.Điều quan trọng là phải bổ sung, đổi mới nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, chính quy.
- Rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, rườm rà, chồng chéo, tạo kẽ hở trong quản lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, cắt giảm được chi phí về thời gian, tài chính của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là các thủ tục về giao đất, cho thuê đất; thủ tục cấp GCN phải được quy định chi tiết, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức và người dân thực hiện.
- Chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng đất của người dân, doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp. Thường xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, phát huy hiệu quả của hồ sơ địa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia HàNội. 2. Quốc hội (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị quốc gia HàNội.
3. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
4. Chính phủ (2007). Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
5. Chính phủ (2009). Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, tr 36 - tr 39.
9. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014). Mô
hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10.Nguyễn Trọng Tuấn (2010), Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước
trên thế giới và vấn đềđối với Việt Nam, Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam.
11.Nguyễn Văn Quý (2014), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về đất đai, tạp chí Cộng Sản.
12.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004), Bài giảng pháp luật đất đai, Đại học NôngLâm TháiNguyên.
13.Đỗ Thị Đức Hạnh (2012), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
14.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015.
15.Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng (2015),Báo cáo kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai tỉnh Cao Bằng năm 2015.
16.UBND thành phố Cao Bằng (2016),Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thành phốđến năm 2020.
17.UBND thành phố Cao Bằng(2016) . Báo cáo thống kê đất đai thành phố
Cao Bằng năm 2016.
II. Tiếng anh