Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố cao bằng giai đoạn 2012 2015 (Trang 47)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp tổng hợp

Thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập được và xử lý các số liệu để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp phân tích để nhận định, đánh giá về các kết quả nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của Tp Cao Bằng có 5.605,90 ha, chia thành 11 đơn vị hành chính gồm có 8 đơn vị phường: Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Ngọc Xuân, Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Trung; Và 3 đơn vị xã: Hưng Đạo, Chu Trinh, Vĩnh Quang.

Với vị trí địa lý như trên, thành phố Cao Bằng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tỉnh trong cả nước và Trung Quốc. Đây là một lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thành phố Cao Bằng có dân số là 67.431 người chiếm 11,24% so với tổng dân số của tỉnh Cao Bằng.

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Cao Bằng có địa hình dạng lòng máng thuộc vùng hợp lưu của sông Bằng, sông Hiến.

Phần nội thị nằm trên bán đảo hình mu rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,8 - 1%, tạo nên bởi sông Bằng và sông Hiến. Phần lãnh thổ còn lại của thành phố có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh với 3 dạng địa hình chính:

- Vùng đồng bằng: Nằm dọc theo sông Bằng, sông Hiến và các thung lũng ven các khe núi đổ về 2 sông.

- Vùng đồi núi thấp: bao quanh thành phố bởi 3 phía Tây, Nam, Đông. - Vùng đồi núi cao: Tập trung ở phía Đông có địa hình đồi núi chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

3.1.1.3. Khí hậu

- Thành phố Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa, nhưng hai mùa thể hiện rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (210C). Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 nhiệt độ trung bình là 26oC, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 120C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 20C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và chăn nuôi gia súc.

- Lượng mưa trung bình năm 1.250 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, hàng năm trên địa bàn khu đo xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần, lượng mưa trong năm tuy không lớn nhưng lại tập trung nên thường xảy ra tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở cục bộ ở một số vùng.

Độ ẩm không khí khá cao 83%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 từ 84 ÷ 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chảy qua địa bàn thành phố là 2 con sông chính, sông Bằng và Sông Hiến. Sông Bằng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài chảy qua thành phố là 24,7km, lưu lượng dòng chảy trung bình là 72,50 m3/s. Sông Hiến chảy theo hướng Nam - Bắc, đoạn qua thành phố dài khoảng 8,2 km. Ngoài ra còn có hệ thống sông, suối nhỏ chảy vào hai sông lớn kể trên.

Do ảnh hưởng của địa hình lòng máng và đặc thù của sông, suối thường ngắn, hẹp lòng, độ dốc lớn, hàng năm vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng vào mùa lũ và hạn hán vào mùa cạn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2012-2016, thành phố Cao Bằng cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2016 mà Đại hội đảng bộ thành phố đã đề ra. Năm 2016 Thương mại - dịch vụ chiếm 59,53%, Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 34,33%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 6,14%, trong đó:

- Thương mại - Dịch vụ phát triển nhanh và đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế, hệ thống các loại hình dịch vụ văn minh, tiện ích như: Siêu thị, cửa hàng tự chọn… hình thành rộng khắp đã khai thác tốt tiềm năng thương mại và hình thành chuỗi liên kết từ: Sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường và phát triển thị trường.

- Sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp chủ yếu là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm và công nghiệp phụ trợ khác, các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống như miến dong, bún, phở…, chủ yếu là hoạt động tự phát, quy mô nhỏ, thiếu sức cạnh tranh.

- Sản xuất nông lâm nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng được đẩy mạnh; diện tích đất nông nghiệp tuy bị thu hẹp phục vụ đô thị hóa nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên đơn vị diện tích canh tác liên tục tăng, năm 2012 đạt 43,1 triệu đồng/ha đến năm 2016 đạt 66,5 triệu đồng/ha. Chăn nuôi có sự chuyển hướng tăng đầu tư chăn nuôi lợn và gia cầm, giảm đầu tư chăn nuôi trâu, bò để phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn thành phố trong quá trình đô thị hóa, dần hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2011 - 2016), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc. Với phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ủy, chính quyền đã đề ra nhiều chương trình hành động, các kế hoạch, đề án, phương án công tác gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng bước lãnh đạo phát triển kinh tế chuyển dịch theo hướng "Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp". Trong đó thương mại - dịch vụ đã và đang tạo được thế mạnh trong cơ cấu kinh tế, phát huy được thế mạnh thích ứng với phát triển đô thị; ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường; ngành nông nghiệp tiếp tục giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ngành trồng trọt do diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư. Đến hết năm 2016, tỷ trọng kinh tế địa phương bao gồm: dịch vụ chiếm 30%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 23%, nông nghiệp chiếm 22%, các ngành khác chiếm 25% [16].

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế Nông nghiệp

Ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của thành phố hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng 6,14% trong cơ cấu kinh tế, song lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Ngành nông lâm nghiệp vẫn đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2016 đã đề ra. Sản lượng lương thực đạt khá, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên đơn vị diện tích đạt 66,5 triệu đồng/ha, đảm bảo an ninh lượng thực và đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn [16].

* Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.

Khu vực kinh tế này tuy chưa giữ được thế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của địa

phương. Hiện nay có tổng số 32 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực này với số lượng lao động chỉ chiếm 3,1% tổng số lao động của thành phố. Tiểu thủ công nghiệp phát triển với một số ngành nghề truyền thống theo mô hình kinh tế hộ, cơ sở sản xuất, các nghề truyền thống như bún bánh, sản xuất mỳ, tương, đậu phụ bên cạnh đó còn có các ngành đồ gỗ, may mặc, gương kính, cơ khí... trong những năm qua giá trị của khu vực này liên tục tăng trưởng, Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 2,3 tỷ đồng đến năm 2016 là 8,9 tỷ đồng, tăng gấp 3,87 lần. Với những định hướng và theo xu thế phát triển trong những năm tới khu vực kinh tế này sẽ phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương [16].

* Khu vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại.

Thương mại - dịch vụ và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Cao Bằng. Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ và du lịch của thành phố đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động dịch vụ của thành phố ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Tỷ trọng của ngành Thương mại - dịch vụ và du lịch chiếm tới 63,08% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số, dân tộc:

Tổng dân số thành phố Cao Bằng đến 31/12/2016 là 67.411 người. Trong đó dân số khu vực nội thị là 50.258 người, chiếm 74,55% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thị là 17.153 người, chiếm 25,45% . Dân cư của thành phố chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị với mật độ trung bình 1.237 người/km2, trong đó phường Hợp Giang có mật độ dân số cao nhất (8.554 người/km2) do diện tích đất tự nhiên của phường ít (chủ yếu là đất thổ cư). Các xã ngoại thị có mật độ dân số trung bình thấp (256 người/km2) do chủ yếu đất là đất đồi núi.

Về thành phần dân tộc ở thành phố có 3 dân tộc chính là người Tày chiếm 47,53%, người Kinh chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97% dân số chung; ngoài ra còn khoảng 0,27% là dân tộc khác (bao gồm người Hoa, H’Mông, Mường).

* Nguồn lực lao động, việc làm

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2016 của thành phố Cao Bằng có khoảng 30.800 người, chiếm 55,3% so với dân số chung; trong đó khu vực nội thị có 21.200 người, chiếm 57% dân số nội thị và khu vực ngoại thị có 9.600 người chiếm 52% dân số ngoại thị.

Cơ cấu lao động ở thành phố khác cơ bản so với cơ lao động của toàn tỉnh Cao Bằng. Trong khi trên phạm vi toàn tỉnh lao động nông - lâm nghiệp chiếm 90% thì ở thành phố tỷ lệ này khoảng 43,8% ở ngoại thị và khoảng 12,0% ở khu vực nội thị; lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của thành phố chiếm khoảng 30,0 - 32,0%, lao động dịch vụ - thương mại và quản lý khu vực nội thị chiếm 55,0% và khu vực ngoại thị chiếm 20.0%.

Trình độ cán bộ quản lý và lao động ở thành phố khá hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng nhìn chung so với yêu cầu còn thấp. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên ở cấp thành phố chỉ chiếm 27,2%, ở cấp xã, phường chiếm 16,9%; cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp ở cấp thành phố chiếm 66,3% và ở cấp xã, phường chiếm 54,7%. Lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số lao động. (nguồn: Chi cục thống kê thành

phố Cao Bằng)

3.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cư có nhiều thay đổi. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội trong các khu dân cư đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Trong 5 năm vừa qua nhiều công

trình được đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời theo định hướng phát triển đô thị chung của thành phố và tiếp tục được phát triển và hoàn thiện.

3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thông.

Những năm qua, do sự quan tâm đầu tư của tỉnh Cao Bằng, cũng như sự đóng góp của nhân dân, đặc biệt đã thực hiện tốt phong trào làm đường bê tông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chất lượng đường giao thông của thành phố đã được cải thiện. Hiện nay hệ thống giao thông 95,0% đã được bê tông hoá từ các tuyến chính đến các ngõ, đáp ứng được nhu cầu giao thông của nhân dân. Tuy nhiên, để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới thành phố cần tiếp tục phối hợp giữa các ngành, các cấp tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố đặc biệt là mạng lưới giao thông giữa khu dân cư trước đây với khu dân cư đã và đang quy hoạch. Ngoài việc chú trọng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường hiện có, cần thực hiện quy hoạch giao thông theo quy hoạch chung của thành phố đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.

* Giáo dục - đào tạo.

Trong những năm qua, trình độ dân trí được cải thiện: Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt khá: mẫu giáo đạt 74%, tiểu học đạt 97%, trung học cơ sở đạt 79%, đảm bảo tiêu chí phổ cập.

Tính đến năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 507 trường học, trong đó có 76 trường mầm non, 190 trường tiểu học (trong đó có 154 trường có phân trường lớp lẻ, 702 lớp ghép); 73 trường phổ thông cơ sở, 117 trường trung học cơ sở; 29 trường trung học phổ thông; 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 03 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 01 trung tâm

phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; 03 trường trung cấp chuyên nghiệp; 01 trường cao đẳng và 199 trung tâm học tập cộng đồng. * Y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chú trọng, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng cho trẻ em, y tế dự phòng, y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chăm sóc bà mẹ, trẻ em… đến các tổ nhân dân. Thực hiện quản lý nhà nước về công tác trong các hoạt động Y, Dược tư nhân, công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh. Trong những năm qua, trên địa bàn không có dịch bệnh nào xảy ra, các chương trình y tế quốc gia được đảm bảo, đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

* Văn hóa, thể dục - thể thao.

Cùng với phát triển kinh tế, công tác văn hoá xã hội cũng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt nhiều kết quả. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao ngày càng được đẩy mạnh, toàn thành phố đó thành lập được 10 câu lạc bộ về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao theo Quyết định 100 của Thủ tướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố cao bằng giai đoạn 2012 2015 (Trang 47)