Tồn tại, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2017 2019 (Trang 62 - 64)

- Điều kiện tự nhiên

3.4.2 Tồn tại, khó khăn

* Về công tác cán bộ của Văn phòng đăng ký nay là " Tổ quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ".

Với khối lượng công việc lớn, xử lý hồ sơ về đất đai có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội mà số lượng cán bộ được biên chế còn quá ít, chủ yếu là hợp đồng lao động, hiện tại số lượng cán bộ viên chức trong biên chế định biên chỉ 09 người (Tổ Quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ). Trong đó có 01 đồng chí kế toán và 01 đồng chí trực tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - UBND thành phố Điện Biên Phủ, còn lại là hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động không đúng chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Theo đó, thực chất chỉ có 06 đồng chí trực tiếp thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại 12 phường, xã. Lãnh đạo của đơn vị chỉ có 01 đồng chí Giám đốc, sẽ không quán xuyến được hết công việc chuyên môn.

* Về cơ sở vật chất

Hiện nay điều kiện phòng làm việc của VPĐK (Tổ Quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ ) còn quá chật hẹp, các phòng làm việc không được bố trí gần nhau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Có 01 phòng lưu trữ hồ sơ thì đã đầy trong khi số lượng hồ sơ lưu trữ quá lớn và liên tục tăng theo thời gian nên hồ sơ lưu phải để cả ở phòng làm việc chiếm diện tích làm việc của cán bộ, bên cạnh đó gây ra tình trạng thất lạc hồ sơ trong quá trình lưu trữ.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ trích đo, trích lục, hiện tại VPĐKQSD đất mới chỉ có 02 máy toàn đạc điện tử phục vụ công tác trích đo, trích lục, trong khi nhu cầu của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực này rất lớn

nên không đảm bảo được tiến độ cần thiết. Kéo theo đó là việc thiếu triệt để và kịp thời trong công tác cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính dẫn đến việc quản lý hồ sơ địa chính chưa được hiệu quả, chưa có tính đồng bộ ở cả ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

* Tồn tại trong việc xác nhận hồ sơ của một số phường, xã

Do tính chất công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính phường, xã còn hạn chế, không chịu cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước nên cán bộ địa chính nhiều phường, xã chưa có thái độ và làm hết trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ của công dân. Lập hồ sơ qua loa, đối phó với cấp trên dẫn đến hồ sơ khi chuyển lên cơ quan chuyên môn cấp trên thường bị trả đi trả lại nhiều lần gây tốn kém, mất thời gian, bức xúc cho nhân dân.

* Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chính sách pháp luật chưa triệt để

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, ban hành luật đất đai năm 1988 và thay đổi bằng Luật đất đai năm 1993, sau đó được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003, và đến nay được áp dụng Luật Đất đai năm 2013, bên cạnh đó Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhiều lần chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm. Kèm theo đó là hàng trăm văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi qua các thời kỳ, cơ quan chuyên môn cấp trên triển khai đến cơ quan cấp dưới và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp nữa.

Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

* Đối tượng giải quyết

Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa thường xuyên. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải hướng dẫn bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

3.4.3 Đề xut mt s gii pháp nâng cao hiu qu công tác đăng ký đất đai cp giy chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn Thành phĐin Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2017 2019 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)