Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đất vừa là thành phần quan trọng của môi trường, vừa là yếu tố đầu vào của

quá trình sản xuất, sinh hoạt. Do vị trí và địa hình của nước ta phức tạp làm cho tài

nguyên đất rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ

Ðông sang Tây, có thể phân thành 14 nhóm đất chính và 31 loại. Ba phần tư diện tích

đó thuộc về miền núi và trung du, chiếm khoảng 23,4 triệu ha. Diện tích đất phù sa

không nhiều, chỉ có khoảng 3,4 triệu ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên cả nước.

Các loại đất sử dụng trong nông nghiệp hiện nay chủ yếu là đất phù sa, đất xám bạc

màu, đất đỏ vàng, đất cát biển, đất mặn và đất phèn.

Theo niên giám thống kê (2014), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,097

triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.068.100 ha (chiếm khoảng

3,32% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5%

diện tích tự nhiên) và là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào

nhóm thứ năm trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 - 0,5 ha/người, đứng thứ

203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người, thuộc

nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 - 0,2 ha/người [4].

Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2014 với tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là

33,096 triệu ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 81% tổng

diện tích đất. Cũng theo đánh giá thì tổng diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp

từ 2010 đến nay có xu hướng tăng do việc chuyển đổi những diện tích đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc, đất bằng chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đây là một xu

thế tích cực, tuy nhiên đất trồng lúa 2 vụ và có độ phì nhiêu cao, dễ đi lại và gần những nơi tập trung đông dân cư lại giảm sút do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, xây

dựng cơ sở hạ tầng, ước tính giảm khoảng 500.000 ha [2].

Tài nguyên đất được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, trong đó vẫn giữ vững

3,8 triệu ha đất trồng lúa theo Nghị quyết của Quốc hội và diện tích đất chưa sử dụng

thu hẹp đáng kể, từ 7 triệu ha đất hoang hóa năm 1987, đến 2010 còn 4,5 triệu ha, đến

xu hướng tăng dân số nhanh thì áp lực đối với nhu cầu khai thác, sử dụng đất sẽ tiếp

tục là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương bộc lộ hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -

2015) cấp quốc gia, Quốc hội cũng nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế như: chất lượng

của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản

lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế

hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật, việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh sức ép diện tích đất nông nghiệp vừa thấp tính theo đầu người, vừa suy giảm do quá trình phát triển thì vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất

cũng là những thách thức lớn đối với nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)