L ỜI CẢM ƠN
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
nghiệp trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt
và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế
giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với
từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm
các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng
mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định: Đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển
từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều
công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân,
nhất là ở nông thôn.
- Theo Vũ Ngọc Tuyên (1994) [38], đất trồng trọt trên thế giới chiếm xấp xỉ
10% tổng diện tích đất đai, trong đó: Có 45% đất có khả năng trồng trọt, vậy còn 56%
* Tình hình nghiên cứu ở một số nước
Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất
thông qua công thức luân canh lúa đông xuân - lúa hè thu hiệu quả thấp vì chi phí tưới
nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa đông xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt.
Nhờ đó hiệu quả sử dụngđất được nâng cao.
Trung Quốc: Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là
yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung
Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng
tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ
thuật canh tác SALT (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc). SALT là hệ thống canh tác trồng
nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.