Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 97 - 101)

L ỜI CẢM ƠN

2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

3.4.4. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.4.4.1.Giải pháp về kinh tế, kĩ thuật chủ yếu

Lập bản đồ thích nghi đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể, làm cơ sở

Cán bộ kĩ thuật nông nghiệp của địa phương kết hợp với cơ quan chuyên môn

cần khảo nghiệm, chọn lọc các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương; xây dựng quy trình canh tác, thời vụ đối với các cây trồng và thường xuyên bổ sung quy trình sản xuất cây trồng ở địa phương.

Xây dựng các vùng chuyên canh đối với các loại cây trồng thế mạnh thích hợp

với từng loại đất của vùng và cho hiệu quả cao.

Tăng cường công tác khuyến nông: Trên địa bàn vùng nghiên cứu cần thường

xuyên mở các lớp tập huấn về kĩ thuật gieo trồng các loại cây chính nhằm nâng cao

hiểu biết kĩ thuật của người nông dân, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới

vào sản xuất nông nghiệp để đưa lại hiệu quả cao.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Đối với sản xuất nông

nghiệp thì thủy lợi và giao thông nội đồng là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần phải tiếp tục làm mới, cải tạo, nâng

cấp hệ thống kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông nội đồng hoàn chỉnh và kiên cố, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư, phân bón cũng như các sản phẩm

thu hoạch của sản xuất nông nghiệp. Đồng thời trang bị thêm nhiều dụng cụ, máy móc

cơ khí nhằm giảm thiểu công lao động thủ công của nông dân, tăng hiệu quả sản xuất.

3.4.4.2. Giải pháp về đầu tư

Vốn là vấn đề quan trọng trong phát triển sản xuất, là điều kiện quan trọng của

quá trình sản xuất. Thực tế, sản xuất ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, nông dân thường

không đủ vốn để đầu tư sản xuất, vì vậy cần có giải pháp về vốn để giúp đỡ người

nông dân:

- Cùng chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển sản xuất, các nguồn vốn

từ ngân sách, vốn hỗ trợ từ các công trình dự án của các tổ chức để xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn rỗi trong

dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, tạo điều kiện cho người dân

vay vốn với lãi thấp.

- Hợp tác xã nông nghiệp cần tiếp tục duy trì việc cho người nông dân mua nợ

vật tư, phân bón.

3.4.4.3. Giải pháp về chính sách

Lập quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cho từng địa phương đối với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận

Đa dạng hóa hệ thống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh các loại cây trồng thế mạnh, đạt hiệu quả cao của vùng.

Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông tại cơ sở, thường xuyên đào

tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kĩ năng, phương pháp cho đội ngủ cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.

Xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lí để khuyến khích sản xuất, sử dụng các giống

cây, con mới, phù hợp với từng loại đất khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

cũng như hiệu quả sử dụng đất.

3.4.4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nông sản cung cấp cho thị trường thành phố Nha Trang– nơi có nhu cầu

lương thực thực phẩm lớn. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn, theo

chúng tôi cần:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện;

- Phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản;

- Hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã (đặc biệt hoàn thành chợ

đầu mối nông sản) tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung;

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo diện ký kết hợp đồng qua hợp tác xã.

Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất

nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường,

vừa đảm bảo được lợi ích của nông dân, vừa hạn chế được rủi ro.

Thị trường tiêu thụ chính của các xã vùng ven thành phố trước tiên là đáp ứng

nhu cầu lương thực, thực phẩm cho thành phố Nha Trang. Mở rộng thị trường ra các

huyện, tỉnh lân cận. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ… điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ các mặt hàng về nông sản

có tiềm năng và điều kiện để xuất khẩu là rất lớn.

Việc bố trí hệ thống cây trồng nên được giải quyết đồng bộ với việc ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề là làm sao để xây dựng được các tổ chức, dịch vụ

tiêu thụ kết hợp với bố trí mùa vụ để không có hiện tượng dư thừa rau vào chính vụ.

Vì rau là loại nông sản rất khó bảo quản, vận chuyển.

3.4.4.5. Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với các

loại cây trồng hàng năm. Hệ thống thủy lợi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho

Các địa phương cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước cùng hệ

thống mương dẫn nước tại các xã vùng đồi để có thể phát triển mạnh các mô hình sản

xuất 2 vụ lúa, cây vụ đông.

Xây dựng thêm các trạm bơm cho các xã gần sông nhằm chủ động hơn trong

tưới tiêu hay chủ động hình thành vùng chuyên rau.

Xây dựng và kiên cố hóa các tuyến mương chính, mương nội đồng tưới tiêu cho

đất lúa, rau màu…

3.4.4.6. Giải pháp cải tạo nâng cao độ phì đất

Trong quá trình sản xuất, đất mất dần chất dinh dưỡng, để giữ vững và nâng cao

năng suất cao cần phải tiến hành bổ sung dinh dưỡng vào đất.

Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền phổ biến tới bà con nông dân việc tăng cường bón phân hữu cơ vào đất, trả lại phô phẩm cây trồng cho đất.

Phân hóa học là quan trọng để nâng cao năng suất, tuy nhiên không nên sử dụng

quá nhiều mà phải hợp lý. Hiện nay bà con cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề này, họ

cũng đã chú ý tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các loại phân vi sinh góp phần tăng độ phì cho đất và thân thiện với môi trường.

Với sản xuất ở vùng đồng bằng thì tăng độ che phủ gốc, chống rét cho cây, tăng cường trồng cây họ đậu cải tạo đất.

Sản xuất ở vùng đồi trồng cây theo đường đồng mức, trồng xen cây băng cốt

khí vừa làm phân xanh vừa chống xói mòn hiệu quả. Canh tác ở đất dốc nên trồng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)