3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tế của đề tài
1.3.3. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ quặng sắt trên địa bàn tỉnh
1.3.3.1. Thực trạng khai thác của các mỏ quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Khoáng sản của Yên Bái đa dạng về chủng loại song phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, mức độ điều tra địa chất còn sơ lược và chưa chắc chắn, đặc biệt là khoáng sản quặng sắt.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã ghi nhận hơn 300 điểm khoáng sản các loại gồm: uranium - thori, kaolin, than nâu, sắt, chì - kẽm, vàng, kaolin, felspat, barit, talc, quarzit, mica, graphit, pyrit, puzơlan, serpentin, vermiculit, silic, photphorit, đá vôi xi măng, sét xi măng, dolomit, đá ốp lát, đá quý và bán quý, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, cát kết kết, than bùn, đá vôi trắng, đá metancacbonat, cuội sỏi, cát xây dựng, sét gạch ngói, đá bazan, nước khoáng nóng.
Tính đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 61 điểm mỏ quặng sắt được cấp giấy phép khai thác (trong đó UBND tỉnh cấp 60 giấy phép, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp 01 giấy phép). Các mỏ quặng sắt được cấp phép đều nằm trong quy hoạch đã được Bộ, tỉnh phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện tại, số giấy phép khai thác quặng sắt còn hiệu lực là 17 (trong đó 12 giấy phép đang tiến hành khai thác có sản phẩm). Như vậy, số lượng giấy phép khai thác cấp cho các đơn vị trên địa bàn là tương đối nhiều, tuy nhiên sản lượng khai thác còn nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Các mỏ sắt trên địa bàn đều tiến hành khai thác theo phương pháp lộ thiên, thi công bằng cơ giới kết hợp với thủ công, song công nghệ khai thác còn thô sơ, chỉ dừng ở mức bán cơ giới hóa. Chỉ có công ty phát triển số 1-TNHH 1 thành viên là đầu tư khai thác với quy mô công nghiệp với diện tích khai thác 60,97ha, công suất 160.000 tấn/năm.
Đa số các mỏ được cấp phép khai thác chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng đầy đủ hoặc chỉ được khảo sát đánh giá trữ lượng ở cấp tài nguyên 333 và 334, đây là
ngoài ra các mỏ được cấp phép khai thác trong thời gian qua chủ yếu là các mỏ quặng lăn (khu vực Lục Yên, Trấn Yên) hoặc mỏ có thân quặng nhỏ (khu vực Văn Yên), vị trí nằm ở các vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn nên nhiều chủ đầu tư chưa dám mạnh dạn đầu tư công nghệ khai thác tiên tiến và xây dựng cơ sở chế biến.
Qua thông tin mà các tổ chức đăng ký hoạt động khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường và nắm bắt tình hình thực tế, về cơ bản các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt đã chấp hành theo các quy định của Luật Khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: còn một số đơn vị chưa làm đầy đủ các thủ tục trước khi đi vào hoạt động và chưa tiến hành đăng ký hoạt động khoáng sản với các cơ quan chức năng theo quy định tại giấy phép. Đặc biệt việc khai thác, chế biến quặng sắt của một số đơn vị đã gây ô nhiễm môi trường quanh khu vực có mỏ.
Đối với hoạt động chế biến quặng sắt sau khai thác, hiện tại chỉ có Công ty cổ phần Thép Cửu Long Yên Bái đang trong giai đoạn đầu tư nhà máy tuyển, luyện gang và cán thép tại khu công nghiệp phía Nam công suất 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 597 tỷ đồng; Công ty Phát triển số 1 - TNHH 1 thành viên đã triển khai xây dựng nhà máy tuyển tại xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, công suất 100.000 tấn/năm, vốn đầu tư 600 tỷ đồng và chuẩn đã đi vào hoạt động, Công ty cổ phần Hòa Yên đã đầu tư xây dựng xong nhà máy tuyển quặng tinh tại xã Âu Lâu, công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư 61 tỷ đồng. Ngoài ra có một số doanh nghiệp đã triển khai xây dựng xong nhà máy tuyển quặng tinh, còn lại một số đơn vị khác cũng đã đầu tư các cơ sở chế biến ngay tại mỏ như: Công ty TNHH Tân Tiến, Công ty cổ phần khai khoáng Minh Đức, Chi nhánh công ty cổ phần Hà Quang, Công ty CP khoáng sản Hưng Phát, Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản Tây Bắc... Thị trường tiêu thụ quặng sắt khai thác từ các mỏ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước.
Danh sách các mỏ quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cấp giấy phép ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Danh sách giấy phép khai thác quặng sắt đang còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019
STT Tên đơn vị Tên mỏ, xã Huyện Số Giấy phép Ngày cấp Ngày hh ết
ạn Diện tích (ha) Cơ quan cấp phép Công suất (tấn) 1 Công ty CP Đầu tư Khai thác Khoáng sản Hà Nội Khao Nha, xã Cao Phạ và xã Nậm Có Mù Cang Chải 987/GP-UBND 30/06/2011 30/06/2028 82,89 Tỉnh cấp 40.000 2 Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc Núi 409, xã Lương Thịnh và xã Hưng Thịnh Trấn Yên 1054/GP-UBND 26/07/2007 26/07/2028 40,8 Tỉnh cấp 98.000 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc Mỏ sắt Cận Còng, xã Hưng Thịnh và xã Việt Hồng Trấn Yên 1053/GP-UBND 27/07/2007 27/07/2028 68,3 Tỉnh cấp 90.000 4 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và phát triển Trường Thành Lăm Vai, xã Gia Hội Văn Chấn 967/GP-UBND 30/06/2011 30/06/2019 7 Tỉnh cấp 20.000
5 Hà Quang Công ty Cổ phần xã LQuặng sương Thắt 409, ịnh Trấn Yên 1725/GP-UBND 15/10/2010 15/10/2027 20 Tỉnh cấp 40.000 6 Công ty Cổ phần Hà Quang Nậm Búng II, xã Nậm Búng (cấp lại) Văn Chấn 934/GP-UBND 29/06/2011 29/06/2021 4 Tỉnh cấp 20.000 7 Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh
Đức Núi 300, xã Hưng Thịnh và xã Hưng Khánh Trấn Yên 1225/GP-BTNMT 24/06/2011 24/06/2041 113 Bộ cấp 350.000 Công ty Cổ phần Quặng sắt phía download by : skknchat@gmail.com
9 Công ty Cổ phần Khoáng sản Đại Phát Bản Tát, xã Châu Quế Hạ (cấp lại) Văn Yên 402/GP-UBND 23/04/2012 23/04/2029 9,9 Tỉnh cấp 45.000 10 Công ty Cổ phần Xây dựng Hoàn Thiện Sài Lương, xã Nậm Búng (cấp lại) Văn Chấn 857/GP-UBND 20/06/2011 20/12/2019 9,5 Tỉnh cấp 10.000 11 Công ty Phát triển số 1 - TNHH 1 thành viên Làng Mỵ xã Chấn Thịnh và Bình Thuận Văn Chấn 2026/GP-BTNMT 10/10/2008 10/10/2038 60,97 Bộ cấp 100.000 12 Công ty TNHH Á Châu Xã Lương Thịnh Trấn Yên 1541/GP-UBND 22/09/2010 22/09/2022 43,2 Tỉnh cấp 47.872 13 Công ty TNHH Hải Thành
Tiên Tinh - Núi Léc, xã Tân Thịnh (chuyển nhượng)
Văn Chấn 229/GP-UBND 05/02/2016 16/08/2022 43 Tỉnh cấp 95.000
14 Công ty TNHH Hợp tác Cơ Khí Sài LNậm Búng ương, xã Văn Chấn 977/GP-UBND 30/06/2011 30/12/2023 3,5 Tỉnh cấp 10.000 15 Công ty TNHH Tân Tiến Yên Bình, xã Hưng Thịnh (cấp lại) Trấn Yên 912/GP-UBND 28/06/2011 28/12/2039 15 Tỉnh cấp 30.000 16 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ngọc Thanh Xã Hưng Thịnh Trấn Yên 400/GP-UBND 23/04/2012 23/10/2022 6,6 Tỉnh cấp 10.000 17 Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Tú Lệ 03 điểm sắt, xã Nậm Búng và xã Gia Hội Văn Chấn 946/GP-UBND 30/06/2011 30/06/2025 49,8 Tỉnh cấp 34.000
(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, 2019)
1.3.3.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các mỏ khai thác quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Thời gian qua, công tác quản lý khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng. Theo đó, để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, UBND tỉnh Yên Bái đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Chính phủ; ban hành các Quyết định: thành lập Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiện toàn Tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khoáng sản khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh; ban hành Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và ký Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản với các tỉnh có địa giới hành chính giáp ranh…
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái đã chủ động làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng. Thông qua thanh tra, kiểm tra đã tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm pháp luật về đất đai, khoáng sản, nước và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và ngăn chặn các dấu hiệu vi phạm pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm; kiểm tra, xác minh, xử lý và giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, phản ánh của cơ quan báo chí; thực hiện tốt công tác kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra. Chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã thanh, kiểm tra 20 cuộc về lĩnh vực tài nguyên môi trường tại 126 tổ chức, cá nhân. Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện vi phạm và xử lý hành chính đối với 58 tổ chức, cá nhân, với số tiền xử phạt hơn 2,9 tỷ đồng. Sở TN&MT cũng triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra, xác định lưu lượng, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái phục vụ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp năm 2019; Kế hoạch giám sát nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Yên Bái năm 2019… Nhờ vậy, việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có chuyển biến tích cực.
Cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo kiên quyết không cấp phép cho các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản ven trục đường giao thông chính, khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực có nguy cơ tai biến địa chất, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và đời sống sản xuất của nhân dân, thực hiện điều tra, cắm mốc giới những khu vực cấm khai thác. Hạn chế và không cho phép sử dụng tàu cuốc trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông ở những nơi gần đô thị, khu dân cư và khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông.
* Việc lập hồ sơ môi trường
Theo kết quả tổng hợp 17 cơ sở khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy:
- Lập hồ sơ môi trường: Có 17/17 Dự án, cơ sở đều có hồ sơ về môi trường, đạt tỷ lệ 100%.
- Lập kế hoạch quản lý môi trường: + Cơ sở có: Có 2/17 cơ sở.
+ Cơ sở không thuộc đối tượng: Có 14/17 cơ sở. + Cơ sở không có: Có 1/17 cơ sở.
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT:
+ Cơ sở không thuộc đối tượng: Có 13/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 76,4%.
+ Cơ sở thuộc đối tượng: Có 4/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 23,6%, trong đó: Cơ sở có: Có 2/4 cơ sở, chiếm tỷ lệ 50%; cơ sở không có: 2/4 cơ sở, chiếm tỷ lệ 50%.
- Quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo Báo cáo ĐTM và nộp cho cơ quan có thẩm quyền:
+ Cơ sở đã thực hiện: Có 11/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 64,7%.
+ Cơ sở không thực hiện: Có 6/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 35,3% (là các mỏ hiện đang dừng hoạt động).
- Đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường: + Cơ sở đã thực hiện: Có 14/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 82,3%.
+ Cơ sở không thực hiện: Có 3/17 cơ sở, chiếm tỷ lệ 17,7%.
* Việc xây dựng công trình bảo vệ môi trường chính:
Nhìn chung các cơ sở khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chấp hành quy định trong việc xây dựng công trình xử lý môi trường để xử lý các vấn đề môi trường của cơ sở như: bãi thải, hồ lắng, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, biện pháp xử lý bụi,... Tuy nhiên, việc xây dựng công trình BVMT còn khá hạn chế được thể hiện qua số lượng cơ sở được xác nhận hoàn thành công trình BVMT như nêu trên.
Một số nhóm công trình điển hình đang được áp dụng tại một số cơ sở để xử lý vấn đề môi trường chính như sau:
- Nước thải sản xuất:
+ Nước thải nhà máy tuyển quặng phía Bắc Núi 300 của Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức, Công ty TNHH Tân Tiến: Nước thải trong quá trình tuyển quặng kèm theo bùn đất được thu vào đường ống sắt đường kính 400mm dài từ 30 đến 50 mm đổ xuống hồ lắng sơ cấp bằng bằng đất, dưới đáy bể lắng và thân đập có dải bạt địa kỹ thuật, Kích thước: rộng x dài x sâu = 50 x 70 x 3m. Nước thải được lắng cặn của hồ lắng sơ cấp này để lắng cặn, phần nước sau khi lắng cặn (lúc này vẫn còn lẫn một phần bùn đất) sẽ chảy qua hệ ống cống bê tông đường kính 400mm dài 3m đổ xuống hố lắng thứ cấp gồm kích thước: Rộng x Dài x Sâu = 25 x 60 x 3m. Nước thải tiếp tục được lắng cặn tại hồ lắng thứ 2, sau khi được lắng cặn tiếp tục chảy xuống hồ lắng số 3 có kích thước: Rộng x Dài x Sâu = 40 x 60 x 2,5m. Tại hồ lắng số 03 nước thải được bơm tuần hoàn trở lại sản xuất. Từ hồ lắng này, nước một phần thẩm thấu tự nhiên.
- Bụi:
+ Các nhà máy chế biến quặng sắt hiện nay đang áp dụng dập bụi bằng phương pháp phun nước tạo sương trực tiếp vào vị trí hàm nghiền nên lượng bụi phát sinh ra môi trường hầu như không có. Công nghệ này đã được áp dụng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ khoảng 02 năm nay.
Về cơ bản các cơ sở đã chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện sản xuát, kinh doanh. Tuy nhiên việc thực hiện còn có tồn tại trong đó tập trung phần lớn vào vấn đề:
- Lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt gửi UBND cấp xã nơi thực hiện dự án để niêm yết, công khai.
- Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU