Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 82 - 85)

3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tế của đề tài

3.4.2. Giải pháp kỹ thuật

a. Gim thiu ô nhim môi trường không khí

+ Giảm thiểu và khống chế bụi

- Khống chế bụi do nổ mìn: lựa chọn thuốc nổ và qui trình công nghệ nổ mìn hợp lý để giảm tối đa sự phát tán bụi khí (Điều chỉnh chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý giảm đất đá vãng gây phát tán bụi). Chọn thời điểm lặng gió và gió hướng vào trong núi để thực hiện nổ mìn, tránh bụi lan truyền và ảnh hưởng ra khu văn phòng và dân cư nơi khai thác.

- Đối với công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.

- Bảo dưỡng tốt và thường xuyên xe cộ là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng phát thải từ xe.

+ Giảm thiểu tác động tiếng ồn, độ rung

- Chỉ vận hành các thiết bị được bảo dưỡng tốt ngay ngoài hiện trường. Bảo trì thiết bị trong suốt thời gian thi công. Tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết. Giảm ca cho các công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn; - Tiến hành chia ca, bố trí công trường làm việc vào ban ngày, hạn chế làm việc vào ban đêm để giảm ồn theo thời đoạn;

- Đối với công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.

b. Các bin pháp gim thiu tác động tiêu cc đến cht lựợng nước mt

- Xử lý nguồn ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn; giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng cách xây dựng hệ thống thu gom và lắng đọng tại khu vực mỏ đang khai thác. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn rác thải, dầu mỡ không để mưa kéo theo gây ô nhiễm nguồn nước.

- Đối với nước thải có chứa dầu mỡ: cặn dầu sau khi sử dụng được thu gom vào can, đem bôi trơn, chống rỉ, phần còn lại đem đi xử lý. Xây dựng hệ thống thu gom, tách dầu mỡ.

- Xử lý nước thải sinh hoạt: thiết kế, lắp đặt và vận hành các công trình để xử lý nước thải sinh hoạt và nước vệ sinh công nghiệp trong suốt quá trình vậnh hành mỏ. Nước thải sinh hoạt từ khu vực lưu trú của công nhân, nhà điều hành được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại cải tiến (BASTAF) trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu mỏ.

c. Các bin pháp gim thiu tác động tiêu cc đến môi trường đất

- Kiểm soát các chất thải ra môi trường đất. Xây dựng khu tập trung chất thải rắn khu vực chế biến đá và trang bị các thùng rác sinh hoạt hợp đồng với địa phương đem đi xử lý tại nơi quy định. Xây dựng các dự án theo tính chất liên kết hoặc một dự án nhưng đa dạng về sản phẩm để dự án này hoặc hạng mục này sẽ tiêu thụ chất thải của dự án kia, hạng mục kia.

- Để hạn chế ô nhiễm môi trường đất trong qua trình khai thác cố gắng hạn chế bóc và mở rộng tầng phủ, trồng cỏ hoặc những cây thân bò tại các khu vực kết thúc khai thác.

- Đối với các tuyến đường giao thông nội bộ và khu vực khai trường sẽ được nâng cấp, cải tạo, đầm nén định kỳ để tránh nguy cơ xói mòn và rửa trôi bề mặt.

Tránh những tác động của dự án bằng cách: Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật; trồng lại cây và phục hồi nhanh chóng thảm thực vật tại những vùng đất đã bóc lớp phủ thực vật; tránh những tuyến có độ nhạy cảm cao; khống chế tốc độ và lưu lượng nước bằng cách tăng cống thoát và chọn vị trí đặt cống thích hợp, tránh ḍng chảy xói.

Trồng cây tại những vùng đất lộ và tại các mái dốc nhằm giảm sạt lở và giữ ổn định mái dốc. Điều này phải được cam kết thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình xây dựng và trước khi xâm thực trở lên mạnh mẽ. Thảm thực vật (cỏ) được lựa chọn, đáp ứng nhu cầu chống xói mòn phải có khả năng tạo ra liên kết bề mặt như là một lớp áo giáp chống xói lở và bào mòn.

Để giữ ổn định mái dốc nhằm chống chế xói mòn cần phải thiết kế các dạng mái dốc, thoát nước phù hợp. Sử dụng kỹ thuật để duy trì các mái dốc thật sự cần thiết khi: Mái dốc không ổn định vì quá cao và quá dốc; có những đe doạ xói lở do những nứt nẻ cục bộ hoặc do việc thoát nước khó khăn; những giải pháp kỹ thuật để bảo vệ mái dốc, bao gồm: ổn định đường đào, tạo rãnh thu nước tại đỉnh và chân dốc. Máng thu nước và đập tràn thường được sử dụng khống chế nước chảy xuống mặt dốc. Tạo bậc để giảm độ dốc. Kè đá và chèn đá xen lẫn trồng cây vào mặt mái dốc làm chắn tường chắn, gia cố đất tạo ra tường chắn với những neo sâu vào đất, phun bê tông hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật.

d. Các bin pháp gim thiu tác động tiêu cc đến tài nguyên sinh vt

Các biện pháp giảm thiểu tác động của Dự án đến tài nguyên sinh vật: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng của cán bộ công nhân. - Hoạt động khai thác theo từng giai đoạn và việc phá bỏ thảm thực vật cũng theo từng giai đoạn tạo điều kiện cho các loài động vật hiện còn sinh sống có thời gian di chuyển đến nơi khác.

- Kiểm soát các chất thải phát tán vào môi trường. Xử lý hợp lý các loại chất thải có thể gây hại cho môi trường đất, nước, ảnh hýởng đến hệ sinh vật cạn cũng nhý thuỷ sinh vật.

đ. Các bin pháp gim thiu tai nn giao thông, tai nn lao động

Việc khai thác mỏ sẽ dự phòng đến các sự cố mà phần lớn các sự cố xảy ra đều do việc sử dụng vật liệu nổ và công nghệ nổ. Các sự cố có thể là cháy nổ, chấn động, tai nạn do đất đá văng…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)