Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 45)

3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tế của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

- Đánh giá thực trạng môi trường tại một số điểm mỏ trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại một số điểm mỏ trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các điểm mỏ khai thác quặng sắt trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp tài liu, s liu th cp

Tài liệu, số liệu được thu thập thông qua các phòng ban chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái... Các tài liệu thu thập gồm:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

+ Tình hình hoạt động khai thác và chế biến, các sơ đồ dây truyền công nghệ tại một số mỏ khai thác và chế biến quặng sắt.

+ Báo cáo hàng năm về tình hình khai thác và quản lý các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn nghiên cứu.

+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của 02 điểm mỏ quặng sắt, 01 nhà máy chế biến trong diện điều tra.

+ Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, về quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.

2.3.2. Phương pháp kho sát thc địa

- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.

- Khảo sát thực tế, tìm hiểu tình hình khai thác, tuyển quặng sắt, dây truyền công nghệ hiện đang áp dụng.

2.3.3. Phương pháp điu tra, thu thp s liu sơ cp * Cách ly mu nước, mu không khí * Cách ly mu nước, mu không khí

Sử dụng thiết bị chuyên dụng và sử dụng máy lấy mẫu không khí tại các các địa điểm bằng các máy chuyên dụng staplex, kimoto.. Các mẫu được cố định và bảo quản trước khi chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn hiện hành.

* V trí ly mu

- Ti khu vc khai thác m qung st Yên Bình.

+ Lập trạm đo các chỉ số môi trường không khí xung quang khu vực mỏ tại 02 vị trí:

Vị trí 1 cách xưởng tuyển của mỏ 500m về phía Bắc có tọa độ x=2389898m; y= 505534m.

Vị trí 2 cách xưởng tuyển của mỏ 500m về phía Tây Bắc có tọa độ x=2389502 m; y= 504887 m.

+ Đo không khí môi trường lao động tại 02 vị trí:

Vị trí 1 tại phân xưởng tuyển có tọa độ x=2389279 m; y= 505356 m. Vị trí 2 tại bãi thải của mỏ có tọa độ x= 2389803 m; y= 505126 m.

+ Lấy 01 mẫu nước mặt tại vị trí cách khu vực mỏ 100m về phía nam nằm trong ao của hộ dân cụ thể: vị trí lấy mẫu nước mặt số 1 có tọa độ x= 2389200 m;

y= 505467 m.

- Ti khu vc nhà máy chế biến

+ Đo môi trường không khí xung quanh tại 06 vị trí cụ thể:

Vị trí 1 tại khu vực dân cư 1 có tọa độ x= 2393293 m; y= 503765 m. Vị trí 2 tại khu vực dân cư 2 có tọa độ x= 2393113 m; y= 504251 m. Vị trí khu vực văn phòng 1 có tọa độ x=2393163 m; y= 504048 m. Vị trí khu vực văn phòng 2 có tọa độ x= 2393160 m; y= 503936 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 1 có tọa độ x= 2393273 m; y= 503981 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 2 có tọa độ x= 2393274; y= 503890 m. + Đo môi trường không khí làm việc tại 06 vị trí cụ thể:

Vị trí khu vực xưởng tuyển 1 có tọa độ x= 2393270 m; y= 503980 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 2 có tọa độ x= 2393276; y= 503891 m. Vị trí sân bãi tập kết 1 có tọa độ x= 2393265 m; y= 503897 m. Vị trí sân bãi tập kết 2 có tọa độ x= 2393284 m; y= 503884 m. Vị trí sân bãi tập kết 3 có tọa độ x= 2393263 m; y= 503983 m. Vị trí sân bãi tập kết 4 có tọa độ x= 2393281 m; y= 503977 m.

+ Lấy 02 mẫu nước mặt xung quanh khu vực nhà máy và 02 mẫu nước suối ngòi Lâu cách 100 và 200 m về phía hạ lưu cống xả thải của nhà máy cụ thế:

Vị trí lấy mẫu nước mặt số 2 có tọa độ x= 2392987 m; y= 504216 m. Vị trí lẫy mẫu nước mặt số 3 có tọa độ x= 2392946 m; y= 503889 m.

Vị trí mấy mẫu nước suối ngòi Lâu số 1 có tọa độ x= 2393578 m; y= 503904. Vị trí mấy mẫu nước suối ngòi Lâu số 2 có tọa độ x= 2393653 m; y= 503839 m.

+ Lấy 02 mẫu nước thải của khu vực mỏ, tại điểm cùng 1 điểm tiếp nhận ra khe suối tiếp giáp với mỏ (thời gian lấy mẫu cách nhau 20 phút)

Vị trí lấy mẫu nước thải có tọa độ x= 2389602 m; y= 505073 m.

+ Lấy 02 mẫu đất, 01 mẫu tại khu vực xưởng tuyển, 01 mẫu tại khu vực ruộng gần với khu mỏ cụ thể:

Vị trí 1 tại phân xưởng tuyển có tọa độ x=2389270 m; y= 505366 m.

Vị trí 1 tại khu vực ruộng cách trung tâm khu mỏ 400 m về phía Đông có tọa độ x= 2389553 m; y= 505728 m.

* Kế tha s liu

Đối với các số liêu phân tích về mẫu đất, mẫu nước thải, mẫu nước dưới đất các mẫu phân tích của tháng 6 năm 2019 của Công ty TNHH Tân Tiến, đề tài kế thừa theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ.

Các mẫu phân tích liên quan đến nhà máy và mỏ quặng sắt của Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức, đề tài kế thừa số liệu quan trắc môi trường định kỳ của Công ty.

2.3.4. Phương pháp điu tra, phng vn

- Lựa chọn số phiếu điều tra, phỏng vấn

Việc lựa chọn số lượng, phân bổ số phiếu phải đảm bảo tính đại diện, bao quát để đảm bảo rằng các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, người lao động trong và xung quanh khu vực mỏ có liên quan đều được điều tra, phỏng vấn.

- Thành lập bộ câu hỏi đánh giá nhanh, tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn. - Đối tượng phỏng vấn:

+ Cơ quan quản lý nhà nước: Phỏng vấn 10 phiếu, gồm: Ủy ban nhân dân xã Lương Thịnh (02 phiếu), Ủy ban nhân dân xã Hưng Thịnh (02 phiếu), Ủy ban nhân dân xã Hưng Khánh (03 phiếu), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên (03 phiếu).

+ Các doanh nghiệp khai thác quặng sắt trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái: Phỏng vấn 20 phiếu/02 mỏ quặng sắt. (Mỏ quặng sắt Núi 300: 10 phiếu; mỏ quặng sắt Yên Bình: 10 phiếu).

+ Người dân sinh sống xung quanh địa bàn 2 mỏ quặng sắt nêu trên: Phỏng vấn ngẫu nhiên đối với 20 hộ dân (theo nội dung các câu hỏi định sẵn).

- Nội dung điều tra bao gồm

+ Thực trạng về môi trường, công thác thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong khai thác quặng tại 02 mỏ quặng sắt và 01 nhà máy chế biến ở địa phương.

+ Đánh giá Khả năng ảnh hưởng đến môi trường trong khai thác, chế biến quặng sắt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư, công tác bảo vệ môi trường của các mỏ khai thác quặng sắt.

+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục)

2.3.5. Phương pháp tham kho ý kiến chuyên gia

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với cán bộ, giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc liên quan đến luận văn. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã gặp và tham vấn trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Trấn Yên, Giám đốc điều hành của 02 mỏ khai thác quặng sắt (Mỏ quặng sắt Yên Bình, mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300) để trao đổi thông tin, cập nhật số liệu mới trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong công tác khai thác và chế biến quặng sắt.

2.3.6. Phương pháp tng hp phân tích và x lý s liu

Các kết quả thu được từ tài liệu thứ cấp, và phiếu điều tra phỏng vấn sẽ được trình bày lại dưới dạng bảng sau đó tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel để chuyển sang dạng biểu đồ cần thiết phục vụ việc phân tích các kết quả dễ dàng hơn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trấn Yên

3.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên toạ độ địa lý từ 21º31’48’’ đến 21º47’38’’ vĩ độ Bắc; từ 104º38’37’’ đến 104º59’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 629,14 km2. Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 23,10C - 23,90C, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.

Huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc nằm trên tỉnh lộ 161, cách thành phố Yên Bái 15km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Các ga Văn Phú, Cổ Phúc và Ngòi Hóp của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh nằm tại huyện này.

Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.

Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.

Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy trên địa bàn Trấn Yên dài 50km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song về mùa lũ các diện tích canh tác của các xã ven sông thường hay bị ngập lụt. Trên địa bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên địa bàn. Các ngòi suối đều ngắn và dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống và lũ quét gây thiệt hại cho đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

Huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác; đá thạch anh phân bố tại xã Hòa Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ; Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại Cường Thịnh trữ lượng 150.000 tấn; mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh…

Vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữ lượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện; đá xây dựng tại Hang Dơi Minh Quán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

a. Lịch sử hình thành

Trấn Yên mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, một miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Cộng đồng dân tộc Trấn Yên cư trú trên mảnh đất này từ nhiều đời nay. Sự phát hiện di chỉ Đào Thịnh (năm 1959) với hàng trăm hiện vật: Đồng thau, gốm thô và những công cụ đá mài đã khẳng định di chỉ Đào Thịnh là di chỉ đá đồng. Thạp đồng tìm thấy ở Đào Thịnh có tuổi 3000 + 120 năm và những hiện vật khác cho phép ta kết luận cộng đồng dân tộc Trấn Yên đã cư trú và khai phá vùng đất này từ buổi các vua Hùng dựng nước.

Theo “Hưng hóa phong thổ lục” của Hoàng Trọng Chính: Huyện Trấn Yên nguyên là đất Châu Đăng thời Lý, tên huyện đặt từ thời Lê, đời Gia Long (1802). Đến năm Minh Mệnh thứ 17, đổi trang làm xã, lãnh 4 tổng, 30 xã, thuộc Phủ Quy Hóa, Trấn Hưng Hóa.

Diện tích đất đai của huyện Trấn Yên thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Sau Cách mạng tháng 8, toàn huyện có 52 xã trong đó thị xã Yên Bái là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953 tỉnh cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3 năm 1965 lại tiếp tục cắt 19 xã thuộc vùng thượng huyện từ Ngòi Hóp lên tới Ngòi Hút để thành lập huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980 tỉnh quyết định chuyển 4 xã: Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh kinh tế nông, lâm, công nghiệp.

Năm 2008 thực hiện Nghị định 87/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình. Huyện Trấn Yên còn lại 21 xã và 01 thị trấn.

Là miền đất có bề dày về lịch sử văn hóa, trong huyện có 6 dân tộc anh em đã sinh sống nhiều đời sát cánh bên nhau, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quê hương đất nước.

Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trấn Yên như sau: Nhập xã Minh Tiến vào xã Y Can. Sau khi sắp xếp, huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.

Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

b. Địa lý nhân văn

Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 629,14 km2, dân số 84.675 người (Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019). Huyện có 6 dân tộc chính sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%.

Người Kinh: Chiếm 66,5% dân số, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng ngoài và các xã phía Nam của huyện. Vùng 2 bên bờ sông Thao đã được người Kinh khai khẩn từ lâu đời, lập nên làng xóm đông đúc trù phú như vùng trung du Bắc Bộ. Người Kinh ở Trấn Yên sinh cơ lập nghiệp vào các thời kỳ: Thời kỳ đầu di thực từ Phú Thọ, Việt Trì theo sông Thao đến khai phá những vùng đất phù sa ven sông và cửa các con ngòi lớn, sau đó thành người bản địa đã sinh sống nhiều đời trên mảnh đất này. Tiếp đó là các đợt di thực vào thời kỳ thuộc Pháp, họ gồm phu kíp xây dựng đường sắt Yên Bái - Lào Cai, nông dân được mộ lên làm trong các đồn điền, một số bị thực dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)