Sơ lược về một số điểm mỏ quặng sắt trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 57 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tế của đề tài

3.2.1. Sơ lược về một số điểm mỏ quặng sắt trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

3.2.1. Sơ lược v mt s đim m qung st trên địa bàn huyn Trn Yên, tnh Yên Bái Yên Bái

* M qung st Yên Bình:

Mỏ quặng sắt mỏ quặng sắt Yên Bình thuộc Công ty TNHH Tân Tiến, nằm trên địa bàn xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên được UBND tỉnh Yên Bái cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 912/GP-UBND ngày 28/6/2011 để khai thác quặng sắt với tổng diện tích đất sử dụng cho dự án là 23 ha, trong đó:

- Diện tích khai thác khoáng sản theo giấy phép là 15 ha.

- Diện tích mặt bằng sân công nghiệp và nhà máy chế biến là 06 ha. - Diện tích bãi thải ngoài là 02 ha.

Khu vực khai thác mỏ cách tuyến đường quốc lộ 32C khoảng 05 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 27 km về phía Đông Nam.

- Công suất khai thác: 30.000 tấn/năm

- Thời gian khai thác: 28,5 năm kể từ ngày cấp giấy phép.

- Trữ lượng khai thác: 84.492,8 tấn quặng sắt nguyên khai, bao gồm 03 thân quặng. Tổn thất do phương pháp khai thác là 10% (phương pháp khai thác lộ thiên), tổn thất do công nghệ khai thác là 3%.

- Công nghệ khai thác: Khâu khai thác được khai thác từ tầng trên xuống tầng dưới và lặp lại, theo trình tự bóc đất đá tạo diện lộ.

+ Với đặc thù của các thân quặng sắt áp dụng phương án Hệ thống khai thác lớp bằng. Tuyến công tác dọc hai bờ, song song với tuyến trục, công trình mỏ phát triển từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, sử dụng bãi thải ngoài.

+ Đất đá thải được xúc bốc từ bãi xúc hoặc trực tiếp ở gương tầng đổ lên ôtô tự đổ vận chuyển ra bãi thải ngoài, công trình mỏ phát triển từ trên xuống dưới, trình tự khai thác từ ngoài vào trong:

Hình 3.2. Sơđồ công ngh khai thác ca m qung st Yên Bình

Bóc đất phủ

Xúc tại bãi xúc

Vận tải bằng ôtô

Bảng 3.1. Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác

TT Thông số Ký hiệu Đơn

vị Giá trị Xúc trực tiếp Xúc chuyển

1 Chiều cao phân tầng khai thác Hpt m 2 2 2 Chiều cao tầng kết thúc khai thác Hkt m 10 10 3 Chiều rộng mặt tầng công tác tối

thiểu Bmin m 15 15

4 Chiều rộng mặt tầng kết thúc khai

thác bkt m 2 2

5

Góc nghiêng sườn tầng khai thác + Trong đất phủ + Trong tầng đá α độ 34 75 34 75 6

Góc sườn tầng khi kết thúc khai thác + Trong đất phủ + Trong tầng đá αkt độ 34 75 34 75 7 Góc nghiêng bờ mỏ γkt độ 65 65

8 Chiều rộng dải khấu A m 15 15

9 Chiều dài tuyến công tác Lkt m 150 150

(Nguồn: Công ty TNHH Tân Tiến, 2019)

* M qung st khu vc phía Bc Núi 300

Mỏ quặng sắt khu vực phía Bắc Núi 300 thuộc Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức, nằm trên địa bàn xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1355/GP-BTNMT ngày 04/6/2015 để khai thác quặng sắt với tổng diện tích đất sử dụng cho dự án là 50 ha, trong đó:

- Diện tích khai thác khoáng sản theo giấy phép là 28,32 ha được chia thành 04 điểm mỏ.

- Diện tích bãi thải ngoài là 16,68 ha, bao gồm 04 bãi thải.

Khu vực khai thác mỏ cách tuyến đường quốc lộ 32C khoảng 70 km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 23 km về phía Đông Bắc.

- Công suất khai thác:

Năm thứ nhất (xây dựng cơ bản mỏ) kết hợp khai thác với công suất 25.522 tấn quặng sắt/năm.

Năm thứ 2, khai thác với công suất 118.800 tấn quặng sắt/năm. Năm thứ 3, khai thác với công suất 158.400 tấn quặng sắt/năm.

Từ năm thứ 4 đến năm thứ 29, khai thác với công suất 198.000 tấn quặng sắt/năm.

Năm thứ 30, khai thác với công suất 139.582 tấn quặng sắt/năm.

- Thời gian khai thác: 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép.

- Trữ lượng khai thác: 5.590.304 tấn quặng sắt, bao gồm 04 thân quặng tại 04 điểm mỏ. Tổn thất do phương pháp khai thác là 10% (phương pháp khai thác lộ thiên).

- Công nghệ khai thác: Khâu khai thác được khai thác từ tầng trên xuống tầng dưới và lặp lại, theo trình tự bóc đất đá tạo diện lộ.

- Hệ thống khai thác: Hệ thống khai thác của mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300 qua khảo sát thực tế và dự án đầu tư đã được phê duyệt là tương đồng với hệ thống khai thác tại mỏ quặng sắt Yên Bình, xã Lương Thịnh.

* Nhà máy chế biến qung st (thuc Công ty TNHH Tân Tiến)

Qua khảo sát thực tế, Công nghệ chế biến quặng sắt của Nhà máy chế biến quặng sắt (thuộc Công ty TNHH Tân Tiến được thể hiện ở sơ đồ dưới đây.

Quặng nguyên khai

Đập hàm

Đập côn trung

Sàng phân loại 8mm

Nghiền -5 mm Đập côn nhỏ

Phân cấp ruột soắn 1

Tuyển vít đứng Nghiền – 1mm

Phân cấp ruột soắn 2

Bùn thải Hồ lắng bùn thải Tuyển vít đứng 2

Tinh quặng

Tuyển từ 2 cấp

Nước tuần hoàn Bể lắng quặng tinh

3.2.2. Đánh giá thc trng môi trường ti mt sđim m qung st trên địa bàn huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Để đánh giá thực trạng môi trường tại các khu vực có hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt, đề tài tiến hành khảo sát thực địa tại một số mỏ và đơn vị chế biến quặng sắt điển hình của khu vực huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, và tiến hành thu thập số liệu về chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước thải, không khí và đất đá thải.

3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước khu vực khai thác, chế biến quặng sắt * Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt:

Đa số các mỏ và nhà máy chế biến quặng sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều tập trung tại huyện Trấn Yên, các hoạt động khai thác, chế biến có liên quan đến nguồn nước mặt của suối Ngòi Lâu, bắt nguồn từ huyện Văn Chấn chảy qua huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái rồi đổ ra sông Hồng.

Nguồn nước suối Ngòi Lâu không chỉ cung cấp nước cho các hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt và nước cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng mà còn là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải do các hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt tại ra. Kết quả đánh giá nước mặt xung quanh khu vực khai thác, chế biến quặng sắt như sau:

Hình 3.4. Biu đồ TSS nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Hình 3.5. Biu đồ COD nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Chỉ số CODnước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Hình 3.6. Biu đồ PH nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019

Chỉ số PH nước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Hình 3.7. Biu đồ nng độ (Cu) nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Nồng độ kim loại nặng CU nước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Hình 3.8. Biu đồ nng độ (Pb) nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Nồng độ kim loại nặng Pb nước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Hình 3.9. Biu đồ nng độ (Zn) nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Nồng độ kim loại nặng Zn nước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Hình 3.11. Biu đồ nng độ (Fe) nước mt và sui Ngòi Lâu năm 2019 (mg/l)

Nồng độ kim loại nặng Fe nước mặt và suối Ngòi lâu nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT

Một số kim loại nặng khác như Asen, Cadimi đều nằm trong ngưỡng cho phép. Như vậy, có thể thấy chất lượng nước mặt xung quanh khu tại suối Ngòi Lâu, huyện Trấn Yên đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kết quả phân tích 02 mẫu nước dưới đất (mẫu số 1 tại khu vực thực hiện dự án; mẫu số 2 tại hộ dân gần với dự án) cho thấy các chỉ số về hàm lượng kim loại nặng đều nhỏ hơn ít nhất 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước dưới đất ST

T Thông số Đơn vị Mẫu số 1 Mẫu số 2

QCVN 09-MT :2015/BTNMT 1 PH - 6,2 7,19 5,5 – 8,5 2 COD mg/L <3 <3 - 3 TDS mg/L 90 90 1.500 4 Độ cứng tổng số mg/L 165 94 500 5 Mangan (Mn) mg/L 0,08 0,056 0,5 6 Sắt (Fe) mg/L 0,25 0,17 5 7 Sunfua (S2-) mg/L <0,05 0,27 - 8 Asen (As) mg/L <0,0005 <0,0005 0,05 9 Cadimi (Cd) mg/L <0,0005 <0,0005 0,005 10 Chì (Pb) mg/L <0,0003 <0,0003 0,01 11 Đồng (Cu) mg/L <0,02 <0,02 1 12 Kẽm (Zn) mg/L 0,08 <0,02 3

13 Colifom mg/ 100L Không phát hiện 3 3

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2019) * Hiện trạng chất lượng nước thải:

Kết quả phân tích 04 mẫu nước thải cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN hiện hành, cụ thể:

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước thải ST T Thông số Đơn vị Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 QCVN 40:2011/ BTNMT 1 PH - 7,4 7,4 6,63 6,61 5,5-9 2 TSS mg/L 61 63 84 87 100 3 Mangan (Mn) mg/L 0,62 0,61 0,58 0,62 1 4 Sunfua (S2-) mg/L 0,28 0,29 0,33 0,37 0,5 5 Sắt (Fe) mg/L 1,6 1,8 1,36 1,34 5 6 CromVI (Cr6+) mg/L 0,069 0,071 0,04 0,06 0,1 7 Asen (As) mg/L <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,1 8 Cadimi (Cd) mg/L 0,021 0,023 <0,0005 <0,0005 0,1

10 Đồng (Cu) mg/L 0,22 0,21 0,66 0,71 2

11 Kẽm (Zn) 0,58 0,61 0,73 0,68 3

12 Colifom mpg/ 100L 4600 4300 4300 4600 5000

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2019)

3.2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí khu vực khai thác, chế biến quặng sắt

Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại các vị trí là khai trường khai thác, tuyến đường vận chuyển và khu vực gần nhà dân cho thấy:

Các khí độc hại gồm: CO, NO2, SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

* Nồng độ bụi lơ lửng TSP:

Tại hầu hết điểm khai thác, chế biến đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động (giới hạn quy định là 4.000 microgam/m3) và quy chuẩn QCVN 05:2013/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(giới hạn quy định là 300 microgam/m3).

Hình 3.12. Biu đồ bi TSP ti khu dân cư cách m khai thác qung st ca Công ty TNHH Tân Tiến 500 mét năm 2019 (đơn v: microgam/m3)

Hình 3.13. Biu đồ bi TSP môi trường lao động ti m khai thác qung st ca Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn v: microgam/m3)

Hình 3.14. Biu đồ bi TSP nhà máy chế biến và m qung st ca Công ty C

phn khai khoáng Minh Đức năm 2018 (đơn v: microgam/m3)

Hình 3.16. Biu đồ bi TSP môi trường không xung quanh nhà máy chế biến qung st ca Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn v: microgam/m3)

Với kết quả trên cho thấy rằng các doanh nghiệp khai thác quặng sắt đã có ý thức chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong việc kiểm soát lượng bụi lơ lửng ra môi trường xung quanh.

* Tiếng ồn:

Độ ồn tức thời tại khu vực chế biến và một số nơi khai thác có thời điểm vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn của QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (mức giới hạn là 85 dAB)

Hình 3.17. Biu đồ tiếng n xung quanh m qung st ca Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn v dBA)

Hình 3.18. Biu đồ tiếng n môi trường làm vic m qung st ca Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn v dBA)

Hình 3.19. Biu đồ tiếng n xung quanh nhà máy chế biến ca Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn v dBA)

Hình 3.20. Biu đồ tiếng n xung quanh khu vc m và nhà máy chế biến qung st ca Công ty C phn khai khoáng Minh Đức năm 2018

3.2.2.3. Hiện trạng đất đá thải khu vực khai thác, chế biến quặng sắt

- Đất đá thải trong quá trình khai thác, chế biến quặng sắt là vấn đề hết sức quan tâm và hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho một số mỏ và Nhà máy của tỉnh Yên Bái trong công tác quản lý, xử lý chất thải này. Lượng phát sinh và biện pháp quản lý đất đá thải tại một số mỏ và Nhà máy điển hình như sau:

- Mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300 của Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức: theo báo cáo định kỳ của công ty cho thấy lượng đất đá thải năm 2015 là 443.511 m3, năm 2016 là: 431.767 m3, năm 2017 là 429.277 m3; năm 2018 là: 443.242 m3, năm 2019 là 485.211 m3.

- Mỏ quặng sắt Yên Bình, của Công ty TNHH Tân Tiến: Theo dự án đầu tư cho thấy năm 2015 là: 80.904 m3, năm 2016 là: 114.300 m3, năm 2017 là 113.213 m3, năm 2018 là 112.950 m3, năm 2019 là 132421 m3.

Hình 3.21. Biu đồ khi lượng đất đá thi qua các năm ca 02 m (đơn v m3)

Như vậy có thể thấy lượng đất đá thải hàng năm của các mỏ là rất khác nhau, tuy nhiên lượng đất đá thải của một mỏ qua các năm về cơ bản là ổn định. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể bố trí được một cách chi tiết về việc sử dụng các bãi thải trong suốt quá trình tồn tại của mỏ. Qua khảo sát thực tế cho thấy bãi thải của các mỏ

đều được gia cố khu vực chân bãi thải bằng rọ đá, bên dưới được trông cây xanh để gảm thiểu đến mức thấp nhất việc đất đá từ bãi thải theo nước mưa chảy tràn vào diện tích đất nông nghiệp của nhân dân xung quanh khu vực mỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)