Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 40)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

1.3.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1995);

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995);

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO của Nguyễn Đình Bồng (1995);

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,42 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 134/161 nước trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 110 triệu người vào năm 2030. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000). Thực tế, những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Lê Văn Bá, 2001). Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, có các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Cụ thể:

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995); Đánh giá phân hạng toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000…

Vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó, gần 89% đất nông

nghiệp dùng để trồng trọt Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994). Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Nghiên cứu đưa cây lúa đông xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất của tác giả ngô Thế Dân (2001) đã tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng; Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưng của tác giả Vũ Thị Bình (1993); Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998); Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996)... Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì. Chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Uỷ ban Khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng góp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994).

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994).

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì. Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đó (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 35 - 40 triệu đồng/năm (Nguyễn Duy Tính, 1995)

Kết quả nghiên cứu ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình của tác giả Đặng Hữu cho thấy: Huyện Gia Viễn có tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.228,82 ha chiếm 52,66% tổng diện tích tự nhiên, đất canh tác của huyện được chia thành 4 loại hình sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất. Đó là, loại hình sử dụng đất chuyên lúa, với hai kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa đông xuân và 2 vụ lúa là lúa đông xuân và lúa hè thu có diện tích 2.092,52 ha chiếm 25,64% diện tích đất trồng cây hàng năm. Phân bố chủ yếu ở các

chân đất thấp; loại hình sử dụng đất lúa - màu có 4 kiểu sử dụng đất, diện tích là 3.754,78 ha chiếm 46,75% diện tích đất trồng cây hàng năm; loại hình sử dụng đất lúa - cá mới được đưa vào sản xuất ở những vùng đất trũng, cho hiệu quả kinh tế khá cao; Loại hình sử dụng đất chuyên rau - màu với 9 kiểu sử dụng đất. Diện tích của loại hình sử dụng đất này là 1.615,10 ha, chiếm 20,71% diện tích đất canh tác.

Kết quả nghiên cứu ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên của các tác giả Phạm Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh cho thấy: Tổng diện tích 5193,01 ha đất canh tác có 19 đơn vị đất đai với 5 loại hình sử dụng đất thích hợp. Mức độ thích nghi hiện tại như sau: Mức độ thích hợp cao (S1) có ở 3 loại hình sử dụng đất (LUT) LUT1, LUT2, LUT3 diện tích 1578,07 ha, chiếm 30,51% diện tích đất canh tác. Mức độ thích hợp trung bình (S2) có ở LUT2 và LUT3 với diện tích là 1870,6 ha chiếm 36,04% diện tích đất canh tác. Mức độ ít thích hợp (S3) có ở nhiều LUT nhất đồng thời cũng nhiều đơn vị đất đai nhất với diện tích là 1737,34 ha, chiếm 33,45% diện tích đất canh tác.

Trong tương lai trên cơ sở đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương tưới tiêu nước, kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… thì loại đất kém thích hợp hiện tại (S3) sẽ không còn, chỉ còn mức độ thích hợp cao và thích hợp trung bình. Mức độ thích hợp cao (S1) là 2618,05 ha, chiếm 50,64% diện tích đất canh tác, tăng 1.043,08 ha và tăng 65,17% so với hiện tại. Mức độ thích hợp trung bình (S2) là 2533,10 ha chiếm 49,15% diện tích đất canh tác, tăng 689,11 ha và tăng 36,89% so với hiện tại. Hệ số sử dụng đất hiện tại từ 2,57 lần lên 2,95 lần vào năm 2015, tăng 0,37 lần. Trần An Phong khi tiến hành đánh giá đất ở huyện Cư Jút đã rút ra kết luận như sau: Huyện Cư Jút có diện tích tự nhiên là 71.898 ha. Diện tích lớn nhất trong tài nguyên đất là đất xám trên đá sa thạch (Haplic Acrisols) 25.343 ha chiếm 35,3%. Đất tự nhiên, đất đỏ và nâu vàng trên đá bazan 11.715 ha chiếm 16,1% diện tích đất tự nhiên. Đất đen và nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt bazan 6.201 ha chiếm 9,10% diện tích đất tự nhiên.

Bản đồ các đơn vị đất đai được xây dựng trên 15 tính chất đất đai từ việc lồng ghép các bản đồ như bản đồ đất, phân vùng khí hậu. Kết quả có 31 đơn vị đất đai (ĐVĐĐ), vùng đất xám trên phiến sét có 9 ĐVĐĐ, vùng đất nâu đỏ trên đá bazan có 6 ĐVĐĐ, vùng đất nâu vàng có 1 ĐVĐĐ, vùng đất đen có 4 ĐVĐĐ, vùng đất bọt bazan có 4 ĐVĐĐ, đất xám then cát có 3 ĐVĐĐ và đất dốc tụ có 3 ĐVĐĐ.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính chất cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (như cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới đem lại hiệu quả sử dụng đất bền vững.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)