Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội huyệ nA Lưới

3.1.4.1. Những ưu thế, thuận lợi

A Lưới là một huyện miền núi nên quỹ đất sản xuất còn lớn, nhất là đất lâm nghiệp và đất có thể trồng cây công nghiệp lâu năm. Có điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Rừng và đất rừng còn phong phú, trữ lượng gỗ khá, có hệ động thực vật phong phú và đa dạng; tạo nguồn thủy sinh, hạn chế lũ lụt.

Tài nguyên khoáng sản của huyện A Lưới trữ lượng tuy nhỏ nhưng cũng có thế mạnh về một số loại khoáng sản như: Cao lanh, mỏ đá, cát, sỏi, nước nóng,… Ngoài ra còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp gắn liền với nhiều di tích lịch sử văn hóa là một trong những điều kiện để huyện phát triển ngành du lịch sinh thái.

Có nhiều sông, suối, có nhiều vị trí xây dựng hồ, thủy điện đảm bảo yêu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Lợi thế về những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua: Kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất tăng trưởng tương đối cao. Các công trình thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi… đã đầu tư trong những năm qua tạo thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạo an tâm cho các nhà đầu tư. Nhân dân huyện A Lưới giàu truyền thống cách mạng, có tinh thần sáng tạo, vươn lên trong đấu tranh cũng như trong lao động.

3.1.4.2. Những hạn chế, khó khăn

Địa hình đồi núi dốc, sông suối chia cắt, dân cư phân bố rải rác và thưa thớt, do đó gặp nhiều khó khăn trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Khí hậu khắc nghiệt, diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Thiên tai, bão, lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra. Các ngành công nghiệp và dịch vụ du lịch chậm phát triển so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ, việc hợp tác liên doanh, kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực cho phát triển còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ lao động kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

Để theo kịp nhịp độ phát triển như hiện nay và đẩy nhanh phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phải mất một quỹ đất lớn để xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất. Việc xây dựng mới hay mở rộng các công trình chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp dễ canh tác có vị trí thuận lợi,... Vì vậy phải bố trí hợp lý, tiết kiệm đất theo hướng sử dụng triệt để về không gian, giữ vững các vùng đất canh tác nông nghiệp năng suất cao, ổn định và sử dụng bền vững.

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN A LƯỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 55)