Xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cótriển vọng của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

3.4.3. xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cótriển vọng của địa

Để có cơ sở thực tiễn cho việc định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng phù hợp với tập quán canh tác của người dân, tôi tiến hành điều tra nông hộ về nhu cầu chuyển đổi hệ thống cây trồng trên đất canh tác, đưa các giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao trồng tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy:

+ Có tới 60% số hộ được hỏi cho rằng cần chuyển những diện tích 2 vụ lúa sang đất 1 vụ lúa - 1 màu. Bên cạnh đó người dân cũng đòi hỏi cần phải tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm sản xuất ra và các hộ này cũng đề nghị với nhà nước cần phải có những quy hoạch hỗ trợ về giống, vốn, khoa học kỹ thuật và thị trường cho tiêu thụ sản phẩm chuyên rau và thâm canh lúa cao sản và lúa có chất lượng cao. Số hộ còn lại vẫn giữ nguyên lúa. Tuy nhiên họ còn đang rất băn khoăn về thị trường tiêu thụ, liệu có thể tiêu thụ hết các sản phẩm làm ra hay không và giá cả có ổn định hay không.

+ Có 70% số hộ được hỏi cho rằng các giống cây trồng trên địa bàn huyện là tương đối tốt và ổn định, các hộ này cũng đề nghị với nhà nước cần có những quy hoạch cụ thể tránh tình trạng quy hoạch ồ ạt dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho người dân.

* Xác định yêu cầu sử dụng đất của các LUT:

Yêu cầu sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi LUT nêu lên trong đánh giá đất đai phát triển bền vững. Mỗi loại đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau chỉ thích hợp với một hoặc một vài LUT. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các LUT dựa trên cơ sở 3 nhóm yêu cầu, đó là:

- Yêu cầu về sinh trưởng của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu riêng để đảm bảo yêu cầu sinh trưởng và phát triển tốt, đó là các yêu cầu về: Loại đất, địa hình, chế độ nước, nhiệt độ, dinh dưỡng… Nhìn chung đất đai của các xã vùng ven đa phần là đồng bằng đồi núi thấp, chế độ canh tác thuận lợi cho nhiều loại cây trồng.

- Yêu cầu về quản lý chăm sóc và điều kiện kinh tế: Mỗi LUT cần có một phương thức quản lý, cách quản lý, đầu tư phù hợp. Các yêu cầu này vừa phải đáp ứng được cho các LUT vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khả năng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân.

- Yêu cầu về phát triển bền vững: Các LUT được lựa chọn cần đáp ứng được các yêu cầu về tính ổn định cũng như các yêu cầu về cân bằng sinh thái:

+ Bền vững về kinh tế: Các LUT được chọn cần phải cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Có nghĩa là năng suất cây trồng đạt cao và ổn định, các sản phẩm đưa ra được thị trường chấp nhận ngay.

+ Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nguồn lực và cơ sở sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo đời sống và xã hội phát triển.

+ Bền vững về mặt môi trường: Các LUT phải bảo vệ được đất, ngăn chặn được sự thoái hóa đất, giữ gìn môi trường sinh thái.

Từ những đặc điểm thực tế của địa phương và từ những quan điểm định hướng nêu trên, ở các xã vùng ven trung tâm huyện A Lưới có thể áp dụng một số kiểu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như sau:

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Mặc dù hiệu quả không cao nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đề xuất duy trì sử dụng trong thời gian tới nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của nông hộ cũng như an ninh lương thực cho vùng. Trong loại hình sử dụng đất này cần mở rộng kiểu diện tích lúa đông xuân - hè thu để tránh bỏ hoang ruộng. Đồng thời với việc bố trí cây trồng thích hợp để tránh rủi ro thiên tai, cần áp dụng một số giống lúa mới cho năng suất cao chất lượng tốt như J02, HN6, KH1…

Mặt khác, tích cực chuyển đổi một phần diện tích hè thu gần khu dân cư sang trồng một số loại cây trồng thích hợp, để tăng thu nhập cho nông hộ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đối với diện tích lúa đông xuân thì khuyến khích người dân trồng xen canh lúa với các cây họ đậu ngoài việc tăng thu nhập còn giúp cho cải tạo đất, để nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này.

Bên cạnh đó cần có các biện pháp khuyến nông, tập huấn, khuyến khích người dân áp dụng các giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên lúa của địa phương.

- Loại hình sử dụng chuyên màu: Đối với vùng 1 đây là một thế mạnh, nên trong những năm tới cần được đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thị trường ổn định, tiến tới hướng sản xuất hàng hóa cho cây rau. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích đất trồng dưa chuột, rau các loại... để cung ứng cho nhu cầu trong huyện nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi của người nông dân, mang lại hiệu quả cho nông hộ; đưa các giống mới có năng suất, phẩm chất cao vào gieo trồng theo hình thức luân canh với ngô, mở rộng hình thức luân canh cây rau với các loại cây trồng khác trên các ruộng lúa chân đất cao.

- Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm (sắn, ngô): Sắn và ngô là hai loại cây trồng vốn đầu tư ít, ít sâu bệnh, ít tốn công sức và thích hợp với điều kiện khô cằn

thiếu nước của vùng đất dốc. Với đặc tính là cây chịu hạn nên rất thích hợp với điều kiện đất dốc ở đây. Với lợi nhuận thu được ngày càng cao, theo như điều tra thì nhiều gia đình đã thoát nghèo và có một số hộ khá giả nhờ việc trồng sắn, ngô; tuy nhiên, do cây sắn, ngô gây ra tình trạng bạc màu đất vì vậy không nên tăng diện tích trồng sắn đặc biệt đối với diện tích đất dốc từ 30 trở lên. Ngoài ra, loài hình sử dụng đất này cũng có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như cây rau màu, các loại đậu,... Khi trồng các mô hình sắn, ngô trồng xen với các loại cây khác không những tăng thêm thu nhập mà giảm được khả năng thoái hóa đất tốt hơn so với trồng thuần sắn, ngô. Tuy nhiên, với thị trường biến động, giá cả bấp bênh vì vậy cần tìm hiểu thì trường nông sản, cũng như nhu cầu nông sản để thu nhập lợi nhuận cao hơn.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả (chuối): Chuối đã có mặt và gắn bó với bà con nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Đây là một trong những loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi với điều kiện đất đai thổ nhưỡng ở địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân đều trồng với quy mô nhỏ lẻ, nên việc đầu tư chăm sóc và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất chưa được quan tâm. Vì vậy, hiệu quả kinh tế giống cây trồng này mang lại chưa cao do năng suất còn thấp nên việc sử dụng giống chuối thuần cho năng suất không cao, chất lượng không đảm bảo do đó cần áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như giống cây mới để tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, nhiều nơi đã áp dụng giống chuối ghép mô vào sản xuất, là loại cây trồng mới có tính ưu việt so với giống địa phương bởi sau vụ thu hoạch giữ lại một cây con khỏe nhất cho vụ tiếp theo và giữ lại cây mẹ để cung cấp nước dự trữ cho cây con. Như vậy mỗi năm thu 1 vụ và trong 3 năm liên tục mới phải thay gốc mới. Với năng suất trung bình từ 17 - 22 tấn/ ha, giá bán từ 5.000 - 7.000 đồng/ kg trừ chi phí mỗi ha chuối cho thu lãi gần 70 triệu đồng. Cây chuối được phát triển ở những nơi đất dốc xưa nay ít được khai thác sử dụng. Với ưu điểm là loại cây không đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc, vốn đầu tư thâm canh ít, đầu ra thuận lợi và ổn định. Trong tương lai vẫn duy trì diện tích đồng thời mở rộng diện tích đất chuối lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng. Do loại cây trồng này thích hợp với điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng loài cây thân thiện với môi trường, chống được tình trạng sa mạc hóa nhờ tỷ lệ che phủ lớn và thân chứa nhiều nước, sau khi phân hủy cung cấp nhiều dinh dưỡng cho đất. Cây chuối đang là loại cây trồng chiếm ưu thế trên các vùng đất dốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)