Tìnhhình nhân dân và các tổ chức chính trị ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền đạo tin lành trái phép ở khu vực biên giới của bộ đội biên (Trang 40 - 49)

vực biên giới tỉnh Lai Châu

Tình hình nhân dân, KVBG của tỉnh Lai Châu do đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý đã tạo cho địa bàn biên giới có vị trí chiến lược quan trọng trên nhiều phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 9.065, 123 km2, dân số (tính đến năm 2004) là 313.511 người (mật độ: 35 người/ km2). Toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã, 90 xã, phường, thị trấn, có 74 xã đặc biệt khó khăn, có 1003 bản, gồm 20 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, KVBG có 3 huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ và Mường Tè với 21 xã, 217 bản, có 9.764 hộ = 57.391 khẩu, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Mông, Dao, Thái, Hà Nhì, Mảng ư, La Hủ, Giấy, Khơ Mú, Hoa). Trong đó: Dân tộc kinh có 178 hộ = 527 khẩu, dân tộc Dao có 2.973 hộ = 18.493

khẩu (chiếm 30,44 %), dân tộc Mông có 2.531 hộ = 15.613 khẩu (chiếm 25,92 %), dân tộc Hà Nhì 1.831 hộ = 10.680 khẩu (chiếm 18,35 %), còn lại là các dân tộc khác. [phụ lục số] có những đặc điểm cụ thể là:

Về kinh tế, Lai Châu là một tỉnh nghèo (90 % ngân sách hàng năm do Trung ương cấp), so với cả nước thì Lai Châu là một tỉnh chậm phát triển và còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành phần, cơ cấu kinh tế chưa phát triển các dân tộc ở KVBG chủ yếu canh tác nương rẫy với nền kinh tế tự cung tự cấp, lương thực chính là lúa, ngô, khoai, sắn. Nhiều nơi đồng bào vẫn còn dựa vào phương thức canh tác lạc hậu do bị phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên thường bị mất mùa và thiếu ăn.

Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 22/ NQ- BCT và Quyết định số 72/ QĐ- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), chương trình 133, 135, 327, 661, chương trình 06, chương trình phát triển y tế, giáo dục, giao thông, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng... Nghị quyết 02/ NQ- TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (cũ) về phát triển kinh tế- xã hội vùng cao, hỗ trợ cho 74 xã đặc biệt khó khăn. Đến nay tỉnh đã tự trang trải được nhu cầu lương thực tại chỗ, đã từng bước xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc.

Mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân tỉnh Lai Châu đã có sự chuyển biến ở một số nơi tập trung dân cư, gần đường ô tô, có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá nhưng nhìn chung đại đa số đồng bào ở KVBG tỉnh Lai Châu đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã, bản vùng cao biên giới. Hiện nay, 100 % số xã giáp biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn, phần đa số xã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chỉ đi được vào mùa khô. Số hộ đói nghèo khoảng 3.826 hộ (chiếm tỉ lệ 30 % dân số trong KVBG), số hộ có nhà tạm khoảng 8.432 hộ. Có thể nói KVBG tỉnh Lai Châu là vùng dân cư có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và tỉ lệ đói nghèo cao nhất so với các vùng khác của tỉnh Lai Châu và của cả nước. [phụ lục số 07]

Địa bàn KVBG của tỉnh Lai Châu đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Do canh tác lạc hậu, nạn đốt nương, chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi gây ra lũ lụt, đất bạc màu dẫn đến tình trạng di, dịch cư tự do và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đồng bào. Từ đó, kẻ địch đã lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc gây tâm lý hoang mang, lo sợ và phục vụ cho âm mưu truyền đạo trái phép, kích động dân di cư đi nơi khác.

Về văn hoá- xã hội, các dân tộc ở KVBG tỉnh Lai Châu sinh sống trong môi trường rừng núi và canh tác nương rẫy là chính. Do đó, đồng bào có những tín ngưỡng, lễ nghi liên quan đến việc làm nương rẫy, cúng ma. Chính cơ sở kinh tế nương rẫy đã quy định toàn

bộ đời sống văn hoá- xã hội của các tộc người mà trong văn hoá dân gian, luật tục đã phản ánh một cách sinh động.

Vấn đề xã hội nổi lên của người Mông là: Bản thân người Mông vốn có tổ quốc riêng nhưng trong quá trình phát triển họ bị đàn áp phải di cư đi nhiều nước. Chính vì thế, tâm tư nguyện vọng lớn của đồng bào Mông là muốn có tổ quốc riêng; điều đó đã dẫn tới hiện tượng xưng vua, đón vua và đi tìm tổ quốc mới.

Về gia đình, dòng họ, làng bản: Gia đình có nhiều chức năng quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống, có tác động đến sự phát triển văn hoá, xã hội của các tộc người thiểu số ở Lai Châu. Dòng họ là mắt xích quan trọng tạo dựng nên mối quan hệ xã hội cổ truyền của cộng đồng và chi phối mọi mặt trong văn hoá mưu sinh, văn hoá ứng xử và văn hoá tâm linh của mỗi dân tộc thiểu số. Các thành viên trong dòng họ đều chịu sự chi phối chung của một tổ chức đó là ý thức dòng họ; ý thức dòng họ nhiều khi vượt lên trên các quy định hành chính, pháp luật, lớn hơn cả ý thức quốc gia, dân tộc; vượt ra khỏi biên giới quốc gia. ý thức dòng họ còn biểu hiện khá sâu sắc ở việc bảo vệ tính mạng cho chính người thân trong dòng họ, bảo vệ sự sinh tồn và phát triển của dòng họ. Các dòng họ đều có người đứng đầu là trưởng tộc, trưởng dòng họ; họ là những người có tiếng nói quyết định, nhất là khi cần phải giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong dòng họ.

Ngoài ra, trong các tộc người thiểu số ở KVBG tỉnh Lai Châu còn tồn tại một tổ chức xã hội rất cơ bản, mang tính tổng hợp về dân

cư, xã hội và văn hoá đó là làng, bản. Đứng đầu các bản là trưởng bản, người có chức năng duy trì, điều hành mọi công việc, hoạt động của bản, đại diện trong quan hệ với các tổ chức xã hội khác. Như vậy, trong xã hội các dân tộc Tây Bắc, già làng, trưởng bản, trưởng tộc có uy tín, vai trò và tiếng nói của họ có tác động mạnh tới quần chúng nhân dân. Vì vậy, trong khi thực hiện công tác VĐQC, BĐBP phải nắm được vấn đề quan trọng này. Đây là một nhân tố rất quan trọng, góp phần quyết định thành bại trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng, chống di, dịch cư tự do.

Về giáo dục, vấn đề giáo dục trong tỉnh Lai Châu nói chung và KVBG nói riêng là một vấn đề bức xúc, mặc dù trung tâm các xã đều có trường học phổ thông nhưng do làng, bản phân tán, đi lại khó khăn nên tỉ lệ trẻ em thất học còn rất cao. Qua khảo sát cho thấy, số trẻ em thất học khoảng 1.916 em, số người mù chữ khoảng 6.170 người. Cơ sở vật chất của các lớp học còn thiếu thốn, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng. Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nhất là đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số. Một số bản còn tình trạng trống trường, trống lớp. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, trước hết là do đời sống còn nhiều khó khăn, nhận thức của đồng bào chưa đúng về vấn đề học tập, cho rằng học tập chưa phải là việc bức xúc mà thiết thực nhất vẫn là lao động “không đi học thì vẫn sống nhưng không lao động, không có cái ăn thì sẽ chết”. Mặt khác, do phong tục tập quán của đồng bào thường dựng vợ gả chồng

sớm, có con sớm... cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học khi đang còn lứa tuổi học sinh. [phụ lục số 06]

Về y tế, hầu hết các xã trong ở KVBG tỉnh Lai Châu đã có bệnh xá xã (19/21 xã). Tuy nhiên, chất lượng hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế do số lượng biên chế cán bộ y tế còn thiếu nhiều. Cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh thiếu, lạc hậu do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh tại chỗ cho đồng bào. Vì vậy, khi bệnh tật phát triển không được cứu chữa kịp thời đã gây nên tử vong cho người bệnh, do bất lực trước thực tại của cuộc sống nhiều người nương tựa vào sự cầu xin ở thần linh, đấng siêu nhiên. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng để đồng bào tìm đến với tôn giáo khi kẻ địch đã và đang tìm mọi cách để lợi dụng và tuyên truyền. [phụ lục số 06]

Về tổ chức chính trị

Qua khảo sát thực tế trong 21 xã biên giới có 9 đảng bộ, 62 chi bộ xã với 813 đảng viên (chiếm gần 8,3 % dân số). Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể thường xuyên được củng cố, từng bước phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, duy trì tốt các phong trào chính trị- xã hội ở địa phương. Qua phân loại chất lượng hoạt động có 2 xã đạt vững mạnh, 10 xã khá, 8 xã trung bình và 1 xã yếu. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở đảng, chính quyền yếu kém, năng lực quản lý điều hành hạn chế, các đoàn thể quần chúng hoạt động không đều, hiệu quả thấp. Còn không ít cán bộ chủ chốt chưa đọc

thông viết thạo, đặc biệt là đội ngũ trưởng thôn, trưởng bản, trình độ lý luận chính trị rất hạn chế, ít được bồi dưỡng, tập huấn, không được thường xuyên cung cấp thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cho nên, khi triển khai xuống đến cơ sở thường bị rơi vãi thậm chí hiểu sai, vận dụng không đúng hoặc chấp hành qua máy móc vì thế đã làm giảm hiệu lực, vai trò của bộ máy ở cơ sở. Khi việc quản lý hành chính bị buông lỏng, vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng bị suy giảm thì quan hệ cộng đồng, thôn bản truyền thống và quan hệ gia đình, dòng họ được tái hồi chi phối cộng đồng là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt ở đây là ở những vùng đồng bào mới chuyển đến kẻ địch đã lợi dụng những sơ hở, yếu kém của chính quyền cơ sở để lôi kéo, kích động già làng, trưởng bản, những người có uy tín thậm chí cả đảng viên có lập trường không vững vàng, nhận thức kém để phục vụ cho mục đích chính trị đen tối của chúng.

Các xã trong KVBG tỉnh Lai Châu đều có lực lượng công an, dân quân xã, bản. Các tổ chức này hàng năm được huấn luyện theo chương trình, kế hoạch của trên. Lực lượng công an, dân quân xã, bản có tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác, thường xuyên phối hợp với BĐBP trong tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc và trong xử lý, giải quyết những vụ việc xảy ra ở địa bàn. Tuy nhiên, thực tế đời sống của cán bộ còn không ít khó khăn, chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt nên nhiều lúc, nhiều nơi hoạt động của công an, dân quân xã, bản không đều. Mặt khác, do quan hệ họ hàng, quan hệ dòng tộc, thân tộc

chi phối nên trong xử lý những trường hợp cụ thể thường thiếu tính kiên quyết. Đây cũng là một trong những khó khăn chi phối đến sự phối hợp giữa BĐBP với công an, dân quân xã, bản trong xử lý, giải quyết vấn đề di, dịch cư tự do. [phụ lục số ]

Về đội ngũ già làng, trưởng bản: trong hoạt động của cấp uỷ, chính quyền địa phương thì già làng, trưởng bản là bộ máy tự quản ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng. Già làng bằng uy tín và sự hiểu biết của mình để lãnh đạo quần chúng, còn trưởng bản là người tham gia bộ máy hành chính chính quyền trong thời kỳ đổi mới ở cơ sở, đây là sự kết hợp hài hoà giữa uy tín phong tục tập quán với sự năng nổ, nhiệt tình, khoa học kỹ thuật để xây dựng làng, bản vững mạnh toàn diện.

Hiện nay tại ở KVBG tỉnh Lai Châu, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số thì vai trò của già làng, trưởng bản là người quản lý điều hành mọi công việc trong làng, bản và là cầu nối giữa BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANCT- TTATXH trên địa bàn. Theo số liệu thống kê năm 2005 thì trên địa bàn ở KVBG tỉnh Lai Châu tổng số già làng là 89 người, trưởng bản là 217 người chia đều ở các xã biên giới [phụ lục số ]

Đội ngũ già làng, trưởng bản có sự ảnh hướng rất lớn đến mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở KVBG tỉnh Lai Châu. Chính vì vậy, mà việc tiến hành công tác vận động già làng, trưởng bản tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG là hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt như tập huấn, đi tham quan, tặng quà nhân các ngày lễ, tết và

được kiện toàn về tổ chức, cụ thể như: trưởng bản được cấp uỷ, chính quyền địa phương lựa chọn, tham khảo ý kiến của quần chúng nhân dân trong làng, bản. Một bản bao giờ cũng được cơ cấu một trưởng bản, một phó bản để hỗ trợ nhau trong qua trình thực hiện công việc. Họ đã phát huy tốt vai trò của mình trong giải quyết các vụ việc xảy ra trong làng, bản như: tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Phát động phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống nhân dân, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG, đấu tranh chống xâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới; tham gia cùng với BĐBP trong quá trình phân giới cắm mốc.

Trong giai đoạn hiện nay, kẻ địch và các loại đối tượng đang triệt để lợi dụng vai trò của già làng, trưởng bản để tiến hành hoạt động truyền ĐTLTP ở KVBG tỉnh Lai Châu. Vì vậy mà công tác vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền ĐTLTP là hết sức quan trọng, góp phần giữ vững ANCT trong làng, bản, làm thất bại mọi âm mưu của địch và các loại đối tượng. Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền ĐTLTP ở KVBG của BĐBP tỉnh Lai Châu mà chúng ta đã chặn đứng và làm giảm tốc độ phát triển ĐTLTP ở KVBG trong 21 xã, 217 bản chỉ có 11 xã, 43 bản theo ĐTLTP.

Già làng, trưởng bản đã vận động con em, nhân dân trong bản đứng lên tố cáo những tên cầm đầu và cam kết không theo đạo Tin lành, lập lại bàn thờ tổ tiên, điển hình như ở xã Tông Qua Lìn (huyện Phong Thổ). Bên cạnh đó do trình độ nhận thức còn hạn chế nên một số già làng, trưởng bản còn bị kẻ địch lợi dụng, lôi kéo theo đạo Tin lành. Theo số liệu thống kê năm 2005 thì có 17 trưởng bản theo ĐTLTP và một trưởng bản bị xúi dục tham gia di cư sang Trung Quốc. Từ thực trạng trên đặt ra chúng ta một vấn đề cần quan tâm đó là làm thế nào để tranh thủ một cách tối đa vai trò của già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền ĐTLTP ở KVBG. Làm cho đạo Tin lành không thể xâm nhập vào các địa bàn khác và ở những địa bàn đã có đạo thì phải vận động nhân dân nhận thức đúng những quy định của pháp luật. Nâng cao via trò của già làng, trưởng bản trong đồng bào dân tộc thiểu số chính là việc không để kẻ địch lợi dụng họ chống lại chính quyền nhân dân ở cơ sở.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền đạo tin lành trái phép ở khu vực biên giới của bộ đội biên (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w