Tìnhhình Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền đạo tin lành trái phép ở khu vực biên giới của bộ đội biên (Trang 61 - 66)

Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 273 km nằm trên tuyến biên giới Việt- Trung. Tổ chức biên chế gồm: Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh với 5 phòng chức năng: Phòng Tham mưu, phòng Chính trị, phòng Trinh sát, phòng Phòng chống Tội phạm ma tuý và phòng Hậu cần- Kỹ thuật, 1 đại đội cơ động và 10 đồn biên phòng, có 1 trạm kiểm soát cửa khẩu quốc gia và một số trạm tiểu mạch lưu thông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quân số của BĐBP tỉnh Lai Châu là 673 đồng chí (Trong đó, sĩ quan: 160 đồng chí, QNCN: 285 đồng chí, CNVQP: 03 đồng chí, hạ sĩ quan- binh sĩ: 225 đồng chí). Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu có một Đảng bộ với 387 đảng viên, một Chi đoàn với 286 đoàn viên.

Trình độ: Trung cao: 16 đồng chí, đại học: 97 đồng chí, cao đẳng: 27 đồng chí, trung cấp: 168 đồng chí, sơ cấp: 174 đồng chí và chưa đào tạo qua trường là 191 đồng chí. [phụ lục số 02]

Về trang bị: Chủ yếu là các loại súng bộ binh: K54, K59, AK, RPD, B40, cối 60, đại liên K53. Phương tiện được trang bị gồm: Phương tiện thông tin, phương tiện vận tải, các phương tiện khác phục vụ quản lý, BVBG.

Mặc dù biên chế tổ chức, trang bị của BĐBP tỉnh Lai Châu còn thiếu nhiều, địa bàn quản lý rộng, phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, trong những năm qua BĐBP tỉnh Lai Châu vẫn tổ chức và chỉ đạo các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, BVBG; giữ vững ANCT, TTATXH trong phạm vi tỉnh phụ trách và phát huy tốt vai trò của lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Trong công tác quản lý, BVBG, BĐBP tỉnh Lai Châu luôn đổi mới về nội dung, phương pháp trong các biện pháp công tác nhất là công tác trinh sát và công tác VĐQC; đã chủ động phát hiện và đấu tranh kịp thời với các hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, hiệu quả các biện pháp đã có tác dụng thiết thực. Từng bước củng cố cơ sở chính trị, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở các xã biên giới. Các đồn biên phòng đã xây dựng mối quan hệ với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và quan hệ phối kết hợp với các lực lượng, cơ quan ban ngành trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ; được đồng bào các dân tộc ở KVBG thường xuyên cung cấp tin tức, tình hình và giúp đỡ trong công tác quản lý, BVBG.

Bên cạnh những mặt mạnh, BĐBP tỉnh Lai Châu còn có một số hạn chế như: Tỉ lệ cán bộ là người địa phương (người dân tộc) còn ít, kinh nghiệm công tác địa bàn còn hạn chế, nhất là số cán bộ làm công tác trinh sát và công tác VĐQC. Việc am hiểu phong tục tập quán, biết tiếng địa phương còn hạn chế do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền vận động, bám và nắm địa bàn, đối tượng. Trong thực hiện nhiệm vụ, việc nắm và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương lớn của địa phương chưa sâu, chưa cụ thể và thiếu tính sáng tạo. Công tác tuyên truyền, vận động chưa có tính thuyết phục, độ tin cậy chưa cao, hiệu quả đem lại thấp. Công tác phối hợp, hiệp đồng với các ngành, các đoàn thể tuy đã có song chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, chưa ngăn chặn, xử lý dứt điểm các điểm nóng và các hoạt động lợi dụng tự do tôn giáo, di, dịch cư tự do. Do vậy, kết quả tuy đã hoàn thành nhưng chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Tổ chức biên chế lực lượng chuyên trách làm công tác VĐQC của BĐBP tỉnh Lai Châu

- ở cấp tỉnh: Ban VĐQC trực thuộc phòng Chính trị, theo biên chế là 5 đồng chí nhưng trên thực tế chỉ có 2 đồng chí (1 trưởng ban và 1 trợ lý), có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ Chỉ huy và

chỉ đạo công tác VĐQC đối với các đơn vị cơ sở. Mặc dù địa bàn quản lý rộng, tình hình phức tạp, quân số thiếu nhiều nhưng trong thời gian qua, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh mà trực tiếp là phòng Chính trị, Ban VĐQC của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở làm tốt công tác VĐQC từ việc chủ động nắm tình hình, tổ chức tuyên truyền vận động, tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, củng cố cơ sở chính trị xã biên giới, xây dựng các phong trào quần chúng; tham gia phát triển kinh tế, tham gia xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học... Nhìn chung qua đánh giá, ban VĐQC của BĐBP tỉnh Lai Châu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao

- ở cấp đồn: Hiện nay 10 đồn biên phòng do BĐBP tỉnh Lai Châu quản lý đều biên chế các đội VĐQC. Quân số theo biên chế của Bộ Tham mưu là 61 đồng chí nhưng quân số hiện tại chỉ có 29 đồng chí (thiếu 32 đồng chí). Cán bộ làm công tác VĐQC phần đa đã được đào tạo qua trường (Học viện biên phòng và Trung học biên phòng), hầu hết các đội trưởng đều là người địa phương và có trình độ đại học (Đại học cử tuyển). Số quân nhân chuyên nghiệp biên chế trong các đội VĐQC một số ít vẫn chưa được đào tạo cơ bản và được điều động từ các vị trí công tác khác sang.

Về chất lượng hoạt động, trong những năm qua, do có sự chỉ đạo sâu sát của chỉ huy đồn biên phòng và Ban VĐQC nên các đội VĐQC đã chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, thường xuyên đi sâu, bám sát cơ sở để tuyên truyền, vận động; tham mưu giúp cấp

uỷ, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương lớn của địa phương; tham mưu và trực tiếp tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trong địa bàn phụ trách.

Bên cạnh đội ngũ làm công tác VĐQC, ở các đồn biên phòng còn có đội ngũ cán bộ tăng cường cắm xã. Hiện 21/21 xã thuộc địa bàn quản lý của tỉnh Lai Châu đều có lực lượng này. Qua khảo sát chất lượng hoạt động có 50 cán bộ khá, 30 cán bộ trung bình, không có cán bộ yếu kém. Đây cũng là lực lượng trực tiếp ở cơ sở có nhiệm vụ giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng các phong trào ở địa phương, tham mưu cho địa phương trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và cầu nối giữa BĐBP với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua đánh giá của Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh mà trực tiếp là Ban VĐQC. Đội ngũ chuyên trách VĐQC ở các đơn vị cơ sở còn một số tồn tại sau: Quân số thiếu nhiều so với biên chế, trình độ cán bộ không đồng đều, đội ngũ cấp trưởng chủ yếu là mới được đào tạo qua trường nên kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, số lượng cán bộ biết tiếng địa phương còn ít, một số ít cán bộ còn ngại khó ngại khổ trong khi thực hiện nhiệm vụ... Với những hạn chế trên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của công tác quản lý, BVBG nói chung và công tác

VĐQC nói riêng. Vì vậy, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh Lai Châu cần có kế hoạch chỉ đạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác VĐQC từ cấp tỉnh đến các đồn biên phòng để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả vận động già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền đạo tin lành trái phép ở khu vực biên giới của bộ đội biên (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w