Tình hình ứng dụng WEBGIS trong quản lý và công bố dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương án công bố bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ giá đất bằng phần mềm mã nguồn mở (Trang 49 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1. Tình hình ứng dụng WEBGIS trong quản lý và công bố dữ liệu

1.2.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới công nghệ WEBGIS đã được ứng dụng ở nhiều nơi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả xây dựng các bản đồ trực tuyến về quy hoạch sử dụng đất hay bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Ví dụ như ở Victoria (Úc), Maryland (Mỹ).

Hình 1.13. Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria (Úc)

Năm 2012, Puyam S. Singh và cộng sự sử dụng PostgreSQL/PostGIS, PHP, apche và mapserver để phát triển WEBGIS mã nguồn mở hỗ trợ việc ra quyết định, chia sẽ thông tin về tài nguyên thiên nhiên ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu này tạo cổng thông tin cho phép người dùng sử dụng xem, cập nhật, truy vấn và phân tích các thông tin tài nguyên thiên nhiên cho các nhu cầu cụ thể.

Năm 2015, Hadjimitsis và cộng sự đã thực hiện đề tài phát triển WEBGIS dựa trên công nghệ Oracle để quản lý quy hoạch không gian biển tại Cộng hòa Síp. Kết quả nghiên cứu này cho phép các nhà quản lý và công chúng tiếp cận các kết quả phân tích và đánh giá về các kế hoạch gian không biển và lập quy hoạch không gian biển trong tương lai.

Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn còn một số hạn chế. WEBGIS đã cung cấp các chức năng khai thác thông tin cơ bản như quản lý người sử dụng, cung cấp những công cụ tương tác với bản đồ, tra cứu, tìm kiếm thông tin trên bản đồ nhưng còn hạn chế về cách thiết kế giao diện, hình ảnh bản đồ không được sắc nét sinh động, thiếu mỹ quan. Có những WEBGIS có rất nhiều lớp thông tin của bản đồ được đưa vào nhưng lại không khai thác được hết các thông tin này. Do đó, lớp thông tin vừa cồng kềnh, làm tốc độ tải dữ liệu bị chậm không đem lại hiệu quả sử dụng. Có những WEBGIS thì chỉ có một vài lớp thông tin bản đồ trong khi các lớp thông tin này thì có nội dung quá sơ sài, thiếu cụ thể nên rất hạn chế trong việc sử dụng tra cứu thông tin.

1.2.1.2. Tại Việt Nam

Ngày 24/4/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng CSDL đất đai. Thông tư này hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân, liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật CSDL đất đai. Thông tư quy định rõ CSDL đất đai bao gồm 04 nhóm CSDL thành phần: CSDL địa chính, CSDL quy hoạch sử dụng đất, CSDL giá đất và CSDL thống kê, kiểm kê đất đai; trong đó CSDL địa chính là thành phần cơ bản, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác. Trong đó quy định 5 hình thức cung cấp thông tin từ CSDL đất đai gồm: Tra cứu trực tuyến trên mạng; trích lục bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; trích sao hồ sơ địa chính, bảng giá đất; dữ liệu tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin triết xuất từ CSDL đất đai vào thiết bị nhớ. Như vậy, người dân có thể tra cứu trên mạng Internet gồm các loại thông địa chính về số hiệu thửa, số hiệu tờ bản đồ địa chính, diện tích, tình trạng cấp Giấy chứng nhận, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất.... Vì vậy, việc sử dụng công nghệ WEBGIS để cung cấp và công bố bản đồ quy hoạch sử dụng đất, giá đất cũng như cung cấp dữ liệu đất đai khác cho người dân là rất cần thiết.

Ở Việt Nam, đã ứng dụng WEBGIS trong nhiều lĩnh vực trong đời sống hằng ngày như: điều phối giao thông, tìm kiếm đường đi ngắn nhất, điểm du lịch, tìm kiếm địa chỉ, quản lí đường giao thông và các lĩnh vực khác. Mặc dù các hãng GIS nổi tiếng trên thế giới như ESRI, Intergraph, MapInfo đã vào thị trường trong nước từ khá lâu nhưng số lượng ứng dụng WEBGIS trên Internet có được lại rất ít, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, công nghệ WEBGIS vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa phát triển ở Việt Nam. Một số địa phương đã sử dụng công nghệ này để công khai các thông tin về đất đai trên bản đồ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Một ví dụ là hệ thống WEBGIS tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng nhằm mục đích công khai hóa dữ liệu tại cơ sở dữ liệu trung tâm của hệ thống cơ sở dữ liệu GIS toàn tỉnh.

Hình 1.15. Trang WEB hệ thống thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang WEBGIS công bố dữ liệu bản đồ chuyên ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế, trang WEB truy cập https://GIS21.thuathienhue.gov.vn, nội dung công bố thông tin quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch các khu kinh tế, thông tin giá đất…

Hệ thống với 2 chức năng chính. Một là chức năng khai thác thông tin, chức năng này cho phép người dùng khai thác thông tin trực tiếp từ các bản đồ chuyên đề, tra cứu các bản đồ chuyên đề. Hai là chức năng quản trị dịch vụ là toàn bộ chức năng quản lý của hệ thống. Người dùng có thể quản lý các dịch vụ bản đồ, quản lý các máy chủ, quản lý nhật ký hệ thống, quản lý và phân quyền người dùng. Mục đích chính của khối chức năng này là cung cấp các dịch vụ bản đồ cho khối chức năng khai thác thông tin. Các thông tin bản đồ của hệ thống khá phong phú, liên tục được cập nhật.

Hình 1.16. Hệ thống WEBGIS tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên giao diện của hệ thống còn đơn giản, thiếu mỹ quan. Hình ảnh dữ liệu thiếu sắc nét. Hệ thống mới chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin. Chưa tạo được kênh trao đổi đóng góp xây dựng về hệ thống nói chung, xây dựng dữ liệu bản đồ nói riêng. Thông tin chưa được chia sẻ cho đa đối tượng sử dụng như tải các thông tin. Bến Tre cũng là tỉnh cung cấp thông tin trực tuyến về quy hoạch sử dụng đất dựa trên công nghệ WEBGIS. Bản đồ này được xây dựng chi tiết tới từng thửa đất, trang WEB này cho phép tra cứu thông tin về thửa đất như số tờ, số thửa, thông tin chủ sở hữu.

Tuy nhiên, hệ thống bản đồ khá rối mắt và việc tải dữ liệu lại rất chậm do dữ liệu quá cồng kềnh, gây khó khăn trong tra cứu thông tin. Bản đồ thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre cũng còn hạn chế nhiều về thiết kế giao diện như quản lý các lớp thông tin bản đồ. Cũng giống như hệ thống WEBGIS của tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống WEBGIS cũng chưa xây dựng được kênh tương tác với người dùng để người dùng có thể tương tác với thông tin, cập nhật thông tin và đóng góp ý kiến xây dựng về thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Ngoài ra công nghệ WEBGIS cũng còn được ứng dụng trên trang web điện tử http://GIS.chinhphu.vn/, trang WEBGIS thể hiện các đơn vị hành chính chi tiết tới mức độ quận, huyện. Nhìn chung, việc ứng dụng WEBGIS trong những trang WEB nói trên để cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất thực sự rất hữu ích đối với người dân. Tuy nhiên, hệ thống bản đồ trên những trang WEB trong nước đều khá đơn giản cần được phát triển và hoàn thiện hơn.

Hình 1.18. Bản đồ đơn vị hành chính các cấp

Việc công bố phương án quy hoạch sử dụng đất thường được công bố theo 2 cách sau: công bố tại trang thông tin điện tử, công bố dạng bản đồ giấy hoặc pano đặt tại trụ sở UBND hoặc đặt ngoài trời nơi có quy hoạch…

Các trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã công bố dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dưới dạng dữ liệu là văn bản và hình ảnh các bản đồ. Tuy nhiên với một vùng quy hoạch rộng lớn thì không thể hiện được chi tiết vào trong một hình ảnh, nhìn vào hình ảnh quy hoạch trên trang điện tử, người truy cập không thể biết được đó là quy hoạch gì, loại đất quy hoạch gì…

Tại trụ sở UBND cấp xã thì công bố phương án quy hoạch sử dụng đất thông qua bản đồ giấy khổ lớn có thể là khổ giấy A0 hoặc lớn hơn, bản đồ sau khi được in ra thì treo lên trường tại trụ sở UBND xã, với diện tích của 1 xã thì quá lớn cho nên sẽ không thể hiện hết đối tượng khi được in ra khổ giấy A0. Vị trí treo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã thường treo trong phòng nên ít người dân biết đến, mọi thông tin về quy hoạch sử dụng dất đều được cán bộ địa chính cung cấp, người dân không chủ động khi muốn biết về nguồn thông tin quy hoạch do khó tiếp cận với dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất.

Để khắc phục được nhược điểm này, việc công bố phương án quy hoạch sử dụng đất thông qua phần mềm WEBGIS là tối ưu nhất, bởi vì tại WEBGIS điện tử người dùng có thể xem đến chi tiết từng thửa đất và biết được đất đó nằm trong quy hoạch đất gì, diện tích bao nhiêu, thửa đất có bao nhiêu diện tích nằm trong quy hoạch… WEBGIS có thể chạy dữ liệu bản đồ số trên phần mềm trình duyệt web của máy tính hoặc điện thoại thông minh mà không cần cài đặt phần mềm gis. WEBGIS cung cấp cho người dùng các công cụ GIS như: công cụ di chuyển bản đồ, công cụ phóng to, thu nhỏ, công cụ chồng xếp lớp bản đồ, công cụ xem thông tin thuộc tính đối tượng, công cụ tìm kiếm đối tượng, công cụ in ấn…

Một số công trình nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam việc ứng dụng GIS, WebGIS được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như:

Năm 2010, nhóm nghiên cứu Nguyễn Quang Tuấn, Hà Văn Thành, Trương Đình Trọng, Lê Thái Sơn thực hiện đề tài “ Ứng dụng công nghệ WebGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác tiềm năng du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Trị” cung cấp công cụ quản lý, cập nhật thông tin bản đồ, tin tức cho các nhà quản lý; hỗ trợ công cụ tìm kiếm đia điểm, tìm đường và hiển thị bản đồ, truy vấn nhanh thông tin bản đồ cho người sử dụng

Năm 2011, Lê Hữu Liêm thực hiện luận văn: “ Nghiên cứu và ứng dụng WebGIS để xây dựng bản đồ các bãi biển du lịch của thành phố Đà Nẵng”. Đề tài đã thực hiện được các chức năng như tra cứu thông tin các bãi biển du lịch và các dịch vụ liên quan khác, tra cứu tọa độ các bãi biển , tìm đường đi và các vị trí địa danh trên bản đồ; quản lý thông tin dịch vụ ,địa danh trên website.Tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế như chưa tìm đường đi ngắn nhất, chức năng cập nhật dữ liệu không gian, đăng kí và bổ sung các địa danh mới trên Website.

Năm 2013, Nguyễn Thị Phép thực hiện luận văn: “ Ứng dụng Công nghệ WebGIS mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch”. Đề tài đã xây dựng thành công trang WebGIS giới thiệu các điểm du lịch và các thông tin về du lịch với các chức năng tương tác bản đồ, hiển thị, tìm kiếm và quản lý cập nhật các thông tin du lịch cho du lịch tuy

nhiên đề tài vẫn chưa thực hiện được các phép thống kê, phân tích trên dữ liệu không gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương án công bố bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ giá đất bằng phần mềm mã nguồn mở (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)