3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2.2. Xử lý số liệu, biên tập dữ liệu bản đồ
Bản đồ định dạng phần mềm Microstation sau khi thu thập được chuẩn hóa và biên tập bằng phần mềm QGIS, mục đích của việc chuẩn hóa và biên tập để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu bản đồ bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, quá trình xử lý bản đồ thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Quá trình chuẩn hóa dữ liệu
Từ dữ liệu thu thập được dưới dạng file bản đồ định dạng *dgn phải chuyển đổi thành định dạng *shp để xử lý dữ liệu bản đồ bằng phần mềm mã nguồn mở QGIS, việc biên tập bản đồ phải tuân theo Quy định tại Thông tư số 28/2014-BTNMT về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ HTSDĐ.
3.2.2.1. Chuyển dữ liệu mirco sang shapefile
Phần mềm QGIS không đọc được định dạng *dgn nên phải chuyển đổi định dạng *dgn sang bản đồ định dạng *.DWG (hoặc định dạng *.DXF - là định dạng của phần mềm AutoCad) bằng chức năng DWG/DXF Import của phần mềm QGIS. Từ định dạng *dgn tiến hành lưu thành file có định dạng của phần mềm AutoCad *.dwg, sau đó chuyển file định dạng phần mềm AutoCad vào phần mềm QGIS bằng cách nhấn Project - DWG/DXF Import. Bảng DWG/DXF Import hiện ra, tại mục GeoPackage chọn lưu gói dữ liệu hệ tọa độ địa lý tại thư mục tùy ý. Tại mục CRS chọn hệ tọa độ địa lý của layer, chọn hệ tọa độ WGS 84 múi chiếu 48 N. Mục Drawing
chọn file định dạng *.dwg. Phần Group name tiến hành đặt tên cho gói các lớp sau khi được chuyển vào phần mềm QGIS. Nhấn OK để tiến hành chuyển dữ liệu vào phần mềm QGIS
Hình 3.2. Chuyển dữ liệu vào phần mềm QGIS
Kết quả hiển thị như hình dưới đây.
Hình 3.4. Chuyển các lớp dữ liệu về định dạng shapefile
Các lớp layer hiện đang có định dạng file *.gpkg của phần mềm QGIS nên ta sẽ chuyển các lớp dữ liệu này về định dạng shapefile bằng cách nhấn chuột phải vào từng lớp cần chuyển chọn Save as. Tại mục Format chọn định dạng ESRI Shapefile, mục file name chọn thư mục lưu trữ file định dạng *shp. Tại mục CRS chọn hệ tọa độ địa lý WGS 84 múi chiếu 48 N.
3.2.2.2. Tạo dữ liệu không gian bản đồ Tạo mới một dự án
Dữ liệu bản đồ sau khi được chuyển về định dạng *shp cần được biên tập lại theo quy định, mọi thao tác thực hiện đều được lưu lại trên một dự án. Để tạo mới dự án, nhấn chuột vào biểu tượng Tạo dự án mới trên thanh công cụ, hoặc từ menu chính chọn Project - Dự án mới.
Mở dự án đã có
Để mở dự án có sẵn, trên thanh công cụ ta chọn biểu tượng Mở dự án hoặc từ menu chính chọn Project -> Open. Khi đó hội thoại mở tệp tin dự án hiện ra cho phép mở dự án có sẵn với phần mở rộng là *.qgs.
Ghi lưu dự án
Khi đã có dự án, để lưu dự án, từ menu chính chọn Project-> Save (hoặc lưu với tên khác chọn Project-> Save as…)
Sau đó cửa sổ lưu dự án hiện ra, đặt tên tệp tin và chọn thư mục cần lưu và nhấn OK. Phần mềm QGIS có các công cụ chỉnh sửa bản đồ, cần phải sử dụng các công cụ này thành thạo để có thể biên tập bản đồ một cách dễ dàng.
Bảng 3.2. Chức năng các công cụ chỉnh sửa bản đồ của phần mềm QGIS
STT Biểu tượng Công dụng
1 Bật/Tắt chỉnh sửa (cho phép hoặc không cho phép chỉnh sửa lớp)
2 Thêm 1 đối tượng mới dạng đường (tạo mới một đối tượng đường)
3 Thêm 1 đối tượng mới dạng điểm (tạo mới một đối tượng điểm)
4 Thêm 1 đối tượng mới dạng vùng (tạo mới một đối tượng vùng)
5 Di chuyển đối tượng (kéo và thả đối tượng được chọn đến vị trí mới)
6 Công cụ note (chỉnh sủa hình dạng của đối tượng) 7 Xoá đối tượng (xoá 1 hoặc nhiều đối tượng được chọn) 8 Cắt đối tượng (xoá và sao lưu vào bộ nhớ đệm 1 hoặc
nhiều đối tượng được chọn)
9 Copy đối tượng (sao lưu đối tượng vào bộ nhớ đệm) 10 Dán đối tượng (thêm đối tượng mới từ bộ nhớ đệm) 11 Ghi lại những thay đổi và tiếp tục (ghi lại những thay đổi)
Tạo kiểu cho đối tượng
Biên tập tạo kiểu cho đối tượng bằng thẻ Style ở trong Layer Properties. Ví dụ tạo màu cho đối tượng dạng vùng:
Hình 3.6. Thẻ Style ở trong Layer Properties
Chọn đổ màu theo trường mã đất tại mục Column, nhấn chuột trái vào từng mã đất tại mục Symbol để thay đổi giá trị màu sắc cho từng mã đất theo quy định.
Hiển thị nhãn cho đối tượng: chọn mục Labels, chọn trường để hiện thị tất cả thông tin của trường đó lên bản đồ, ví dụ: hiện thị trường dữ liệu Mã đất quy hoạch.
Kết quả biên tập bản đồ quy hoạch:
Tương tự cách làm như trên, tiến hành biên tập dữ liệu không gian bản đồ giá đất và bản đồ địa chính. Lớp bản đồ giá đất cần được hiển thị lớp tên đường phố, qua đó giúp người sử dụng dễ tìm kiếm hơn.
Hình 3.8. Bản đồ giá đất
3.2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ
Các đối tượng không gian bản đồ được thể hiện thông qua hình ảnh trực quan và cần có thông tin dữ liệu thuộc tính gắn cho từng đối tượng bản đồ, để thêm các thông tin thuộc tính cho đối tượng bản đồ trước tiên phải tạo bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính để tạo các trường dữ liệu cần thiết, cách làm như sau: nhấn chuột phải vào lớp bản đồ chọn Properties, bảng layer Properties hiện ra.
Hình 3.10. Bảng layer Properties
Tại mục Fields, nhấn New field để thêm trường dữ liệu mới hoặc nhấn Delete field để xóa trường dữ liệu. ví dụ tạo thêm trường dữ liệu mới cho trường Mã đất như hình dưới:
Căn cứ theo Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc quy định bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 thì giá đất được phân loại theo vị trí, loại đường và khu vực.
Giá đất theo tuyến đường được phân ra theo 4 vị trí với mức giá cao nhất cho vị trí 1, giá thấp nhất xếp vị trị 4. Theo quy định thì tuyến đường để áp giá đất được xác định cụ thể bởi điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường. Căn cứ theo cách xác định vị trí để áp giá cho thửa đất, đề tài tiến hành lựa chọn các trường dữ liệu cần thiết nhất để xây dựng bảng dữ liệu thông tin thuộc tính cho bản đồ giá đất như sau: Trường tên đường, điểm đầu, điểm cuối, địa chỉ thửa đất, giá đất vị trí 1, giá đất vị trí 2, giá đất vị trí 3, giá đất vị trí 4 và thông tin chi tiết khác. Cấu trúc bảng dữ liệu thông tin bản đồ giá đất được mô tả như sau:
Bảng 3.3. Cấu trúc bảng dữ liệu thông tin giá đất
TT Tên trường Định dạng kiểu trường Độ lớn Mô tả
1 Ten_duong Text (string) 25 Tên đường 2 Diem_dau Text (string) 25 Điểm đầu 3 Diem_cuoi Text (string) 25 Điểm cuối 4 Dia_chi Text (string) 20 Địa chỉ thửa đất
5 Gia_vt_1 Whole number (integer) 8 Giá đất vị trí 1 (1000đ/m2) 6 Gia_vt_2 Whole number (integer) 8 Giá đất vị trí 2
(1000đ/m2) 7 Gia_vt_3 Whole number (integer) 8 Giá đất vị trí 3
(1000đ/m2) 8 Gia_vt_4 Whole number (integer) 8 Giá đất vị trí 4
(1000đ/m2) 9 Thong_tin Text (string) 300 Thông tin chi tiết
Những thông tin cần thiết khi xem phương án quy hoạch sử dụng đất mà người sử dụng đất quan tâm thường là: địa chỉ, loại đất quy hoạch, diện tích, tên dự án quy hoạch, thông tin quy hoạch…đó là những thông tin chủ yếu khi lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đề tài chọn một số trường dữ liệu cần thiết để xây dựng bảng dữ liệu bản
đồ quy hoạch sử dụng đất như sau:
Bảng 3.4. Cấu trúc bảng dữ liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất
TT Tên trường Định dạng kiểu trường Độ lớn Mô tả
1 Ma_dat_QH Text (string) 3 Mã đất quy hoạch 2 Loai_dat_QH Text (string) 20 Loại đất quy hoạch 3 Ma_xa Whole number (integer) 9 Mã xã
4 Dia_chi Text (string) 20 Địa chỉ 5 Dien_tich Whole number (integer) 14 Diện tích
6 Ten_du_an_QH Text (string) 20 Tên dự án quy hoạch 7 Thong_tin_QH Text (string)) 300 Thông tin quy hoạch
(Nguồn: Kết quả xử lý)
Bên cạnh những thông tin quy hoạch, thông tin giá đất thì người sử dụng đất cần phải biết chính xác địa điểm thửa đất của mình nằm ở đâu, thuộc quy hoạch sử dụng đất gì hay có bao nhiêu diện tích nằm trong quy hoạch, giá đất bao nhiêu… Lớp bản đồ địa chính là rất cần thiết cho việc tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất và thông tin giá đất, xem bản đồ địa chính thì người sử dụng đất biết chính xác thửa đất của mình nằm ở đâu. Hiển thị chồng xếp lớp bản đồ địa chính lên lớp bản đồ quy hoạch giúp xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất gì, qua cách hiển thị các lớp bản đồ góp phần tăng tính trực quan, nâng cao độ chính xác thông tin, từ đó giúp người sử dụng đất đưa ra quyết định về việc sử dụng đất hiệu quả hơn. Xuất phát từ nhu cầu tra cứu thông tin thửa đất, đề tài xin đưa ra một số trường dữ liệu để xây dựng lớp bản đồ địa chính như sau:
Bảng 3.5. Cấu trúc dữ liệu lớp bản đồ địa chính
TT Tên trường Định dạng kiểu trường Độ lớn Mô tả
1 Chu_Su_dung Text (string) 20 Chủ sử dụng đất 2 Dia_chi Text (string) 20 Địa chỉ
3 So_to Whole number (integer) 2 Số tờ 4 So_thua Whole number (integer) 4 Số thửa 5 Dien_tich Whole number (integer) 14 Diện tích
6 Ma_dat Text (string) 3 Mã đất
7 Loai_dat Text (string) 20 Loại đất
8 Thong_tin_khac Text (string) 300 Thông tin khác
(Nguồn: Kết quả xử lý)
Sau khi tạo các trường dữ liệu cho bảng thuộc tính, tiến hành nhập dữ liệu thuộc tính cho từng đối tượng hoặc nhiều đối tượng sau khi đã chọn được các đối tượng cần thiết để gắn giá trị mới bằng công cụ Modify Attributes of Selected Features. Từ đó hoàn thiện bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho các lớp bản đồ: quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bản đồ địa chính.