2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Kế thừa các tài liệu
- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về cây Keo tai tượng, đặc biệt là biểu quá trình sinh trưởng, biểu thể tích, biểu cấp đất,... đã được lập cho loài này theo Tiêu chuẩn ngành 04-2005.
- Tài liệu, hồ sơ lưu trữ về lịch sử trồng rừng, các thông tin có liên quan đến nội dung của đề tài như: tình hình kinh tế - xã hội, bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu.
b) Thu thập số liệu ngoài hiện trường
Số liệu đề tài là tổng hợp các thông tin thu thập từ các lâm phần nghiên cứu cùng với các thông tin khác có liên quan từ khi trồng cho đến thời điểm điều tra. Theo Nguyễn Hải Tuất (1982) đối với rừng thuần loài đều tuổi, diện tích OTC thông thường được xác định từ 100-1000 m2 và bố trí đại diện cho các điều kiện sinh trưởng. Các OTC được đặt cách xa đường đi, đỉnh dông và khe suối... hình dạng OTC là hình chữ nhật, chiều dài song song với đường đồng mức.
Sau khi tiến hành sơ thám trên cơ sở phối hợp với bản đồ hiện trạng, tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời, ngẫu nhiên, kích thước mỗi ô là 1.000m2 (25 x 40m). Trong mỗi OTC, tiến hành lập 5 ô thứ cấp có diện tích 25m2 (5x5) để xác định sinh khối cây bụi, thảm tươi. Trong mỗi ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản có diện tích 1m2 để xác định sinh khối thảm mục. Tổng số ô thứ cấp và ô dạng bản là 45 ô.
* Phương pháp điều tra tầng cây gỗ: Trong các OTC, đo đếm toàn bộ
- Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,01m hoặc dùng thước dây đo chu vi sau đó dùng công thức quy đổi ra đường kính.
- Các chỉ tiêu Hvn, Hdc được đo bằng thước đo cao Blumleiss kết hợp với thước sào có chia vạch đến 20cm, sai sốđo cao ± 10cm.
* Phương pháp xác định cấp đất: Từ số liệu đo đếm ban đầu, tiến hành xác định cấp đất bằng cách dựa vào biểu cấp đất đã được lập cho loài Keo tai tượng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003), cụ thể các bước tiến hành như sau:
Xác định chiều cao ưu thế (H0) bằng cách từ số liệu điều tra chọn ra 20% số cây có chiều cao lớn nhất, tiến hành vẽ đường cong chiều cao tầng trội cho rừng Keo tai tượng qua cặp giá trị D1,3và Hvn của 20% số cây đã chọn. Tính đường kính bình quân theo tiết diện của tầng cây trội (Dg0) theo công thức: Dg0 = N D D D12 + 22 +...+ n2 (3.1) Trong đó:
Dg0: đường kính bình quân theo tiết diện. N: 20% số cây có chiều cao lớn nhất.
Nidi số cây thứ i nằm trong cỡ kính di (đường kính ở vị trí 1,3m).
Từ Dg0 đã tính được, tra lên biểu đồ đường cong chiều cao tầng trội ta sẽ có được giá trị chiều cao H0 bình quân tương ứng.
Xác định tuổi (A) thông qua hồ sơ trồng rừng, nếu hồ sơ trồng rừng không rõ ràng tiến hành cắt lấy thớt ở gốc cây có đường kính gần nhất với đường kính bình quân tiết diện đã tính ở trên để xác định vòng năm.
Sau khi xác định được chiều cao H0 và tuổi (A) của rừng tiến hành tra biểu cấp đất tương ứng đã lập cho loài Keo để xác định cấp đất.
* Phương pháp xác định cây tiêu chuẩn để chặt ngả: Cây tiêu chuẩn được chọn là cây có đường kính bằng hoặc xấp xỉ bằng đường kính cây có tiết diện bình quân. Công thức xác định cây có tiết diện bình quân theo (3.1).
* Phương pháp thu thập sinh khối tươi (Wt) cây tiêu chuẩn
Mỗi OTC tiến hành chặt 1 cây tiêu chuẩn, sinh khối cây được phân thành các bộ phận: thân, cành, lá và rễ. Cách lấy mẫu như sau:
- Sinh khối thân: Thân là phần sinh khối lớn nhất của cây rừng. Thân được chia thành các đoạn có L = 1m, đoạn có đường kính < 5cm được tính vào sinh khối cành, sau đó đem cân để xác định sinh khối.
- Sinh khối cành: Sau khi đã tách lá, tiến hành chia cành thành các đoạn nhỏ và đem toàn bộ cân để xác định sinh khối.
- Sinh khối lá: Thu gom toàn bộ lá và đem lên xác định sinh khối.
- Sinh khối rễ (trọng lượng phần rễ sống của cây): đào toàn bộ đất ở khu vực gốc để lấy rễ. Căn cứ vào đường kính tán và hình chiếu của nó dưới mặt đất để xác định khu vực đào. Độ sâu để lấy mẫu rễ để xác định sinh khối dưới mặt đất của rừng là 1m (tính từ mặt đất). Thu gom toàn bộ rễ có đường kính 2mm đem cân (rễ có D < 2mm được coi là phần sinh khối đất). Kết quả cân sinh khối được ghi vào biểu mẫu sinh khối tươi.
Mẫu biểu 2.1. Xác định sinh khối tươi (Wt) bộ phận cây tiêu chuẩn STT Sinh khối tươi (Wt) bộ phận cây tiêu chuẩn (kg) Tổng (kg/cây)
Thân Cành Lá Rễ
...
……
Sau khi cân sinh khối tươi, tiến hành lấy mẫu đại diện cho các bộ phận để tính sinh khối khô và xác định hàm lượng các bon. Mẫu của các bộ phận được lấy ở các vị trí khác nhau và trộn đều để lấy thành 1 mẫu. Riêng mẫu thân được lấy ở ba vị trí (gốc, giữa và ngọn). Khối lượng mỗi mẫu là 0,5kg.
* Điều tra cây bụi, thảm tươi và thảm mục
Trong mỗi ô thứ cấp có diện tích 25m2 (5m x 5m) tiến hành cắt lấy toàn bộ cây bụi thảm tươi, sau đó phân chia ra thành các bộ phận: thân, cành và lá của cây bụi thảm tươi. Cân ngay các bộ phận tại rừng để xác định sinh khối tươi.
Trong ODB 1m2 tiến hành thu nhặt toàn bộ thảm mục sau đó cân ngay tại rừng để xác định sinh khối.
Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 2.2. Mỗi loại mẫu của các ô thứ cấp cân riêng từng loại sau đó trộn đều (trong một ô tiêu chuẩn trộn đều các mẫu của các ô thứ cấp sau đó trộn đều các mẫu của các ô tiêu chuẩn khác nhau), cân và mang về phòng thí nghiệm mỗi loại 0,5 kg. Mẫu cây bụi, thảm tươi và thảm mục được trộn đều và lấy đại diện cho mỗi cấp đất có trọng lượng 0,5 kg/mẫu. Mỗi mẫu để vào các túi lưới riêng và ghi cụ thể tên mẫu để có thể nhận biết được.
Mẫu biểu 2.2. Xác định sinh khối tươi bộ phận cây bụi, thảm tươi OTC Ô thứ cấp Sinh khối tươi từng bộ phận (kg) Tổng (kg)
Thân Cành Lá 1 1 2 3 4 5 Tổng ... ...
Mẫu biểu 2.3. Xác định sinh khối thảm mục OTC OBD Thảm mục (kg) 1 1 2 3 4 5 Tổng ...
2.3.2.2. Phương pháp xác định sinh khối khô (Wk) trong phòng thí nghiệm
Mẫu lấy về được băm nhỏ, được cân lại để xác định trọng lượng trước khi đưa vào sấy. Mẫu được sấy ở nhiệt độ 1050C trong khoảng thời gian 6 - 8 giờ. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sấy sau 2, 4, 6 và 8 giờ sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1% thấy trọng lượng mẫu sấy không thay đổi thì đó chính là trọng lượng khô kiệt của từng bộ phận mẫu sấy.
Mẫu biểu 2.4. Xác định sinh khối khô (Wk) từng bộ phận cây tiêu chuẩn STT Sinh khối khô (Wk) bộ phận cây tiêu chuẩn (kg) Tổng (kg/cây)
Thân Cành Lá Rễ
...
2.3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Xác định sinh khối tươi (Wt) cây tiêu chuẩn và lâm phần
- Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn theo công thức:
Wt = Wt(th) + Wt(c) + Wt(l) + Wt(r) (kg/cây) (3.2) - Sinh khối tươi/ha theo công thức:
Trong đó:
Wt(th), Wt(c),Wt(l), Wt(r): sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá và rễ. N: số cây trong 1 ha.
* Xác định sinh khối khô (Wk) cây tiêu chuẩn và lâm phần
- Sinh khối khô từng bộ phận cây tiêu chuẩn theo công thức: Wki= Wti x i ki M W (3.4) Trong đó:
Wki là sinh khối khô bộ phận i của cây tiêu chuẩn. Wti là sinh khối tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.
Wki là khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy ở 1050 C. Mi là khối lượng mẫu tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.
- Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau:
Wk (cây) = Wk (th) + Wk (c) + Wk (l) + Wk (r) (kg/cây) (3.5) - Tổng sinh khối khô trên ha được tính như sau:
Wk (ha) = Wk(cây) x N/ha (tấn/ha) (3.6)
Trong đó: Wk (th), Wk (c), Wk (l), Wk (r) là sinh khối thân, cành, lá, rễ khô.
* Phương pháp tính lượng carbon tích lũy
Hàm lượng các bon trong sinh khối được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,495. Nghĩa là hàm lượng các bon được tính bằng cách nhân sinh khối với 0,495. Tính theo công thức như sau:
Cki = Wki x 0,495 (tấn/ha) (3.7)
Trong đó:
Cki là lượng các bon cốđịnh trong bộ phận i cây tiêu chuẩn. Wki là sinh khối khô bộ phận i cây tiêu chuẩn.
- Tổng carbon tích luỹ trên ha là:
* Xác định sinh khối khô và lượng carbon tích lũy của cây bụi, thảm tươi và thảm mục
- Phương pháp sấy mẫu giống như đối với cây cá lẻ, tuy nhiên nhiệt độ sấy đối với cây bụi, thảm tươi và thảm mục là ở nhiệt độ 700C - 800C
- Sinh khối các bộ phận cây bụi thảm tươi, trong 1 ha được tính theo công thức: Wi = 25 10000 × i m (kg/ha) (3.9) Trong đó:
Wi là sinh khối bộ phận i (thân và cành, lá, rễ) của cây bụi thảm tươi trong 1 ha
w là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của cây bụi thảm tươi trong 5 ô thứ cấp
- Sinh khối thảm mục trên 1 ha được tính theo công thức: Wi = 5 10000 × i m (kg/ha) (3.10) Trong đó: Wi là sinh khối bộ phận i của thảm mục trong 1 ha
wi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của thảm mục trong 5 ô dạng bản - Lượng carbon tích lũy trong cây bụi thảm tươi và thảm mục được tính theo công thức: i ki ki W k C W = × (%) (3.11) Trong đó: ki
W là lượng carbon tích lũy trong cây bụi thảm tươi và thảm mục
k
W ki là sinh khối khô của bộ phận thứ i
i
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN