Mối tương quan giữa sinh khối tươi của bộ phận trên mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) tại xã yên lãng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

vi đường kính thân (D1,3)

Sinh khối tươi của bộ phận trên mặt đất cây cá thể Keo tai tượng gồm sinh khối tươi bộ phận thân cây, cành cây và lá cây (không tính đến sinh khối hoa, quả, hạt cũng như sinh khối các phần rơi rụng); sinh khối tươi bộ phận dưới mặt đất là sinh khối phần rễ sống của cây. Qua nghiên cứu cho thấy, rễ cây là một thành phần quan trọng tạo nên sinh khối cây cá thể, tuy nhiên đây lại là bộ phận nằm sâu dưới lòng đất nên việc xác định nó khó khăn và tốn kém vì phải đào rễ lên mới xác định được. Mặt khác, rễ là bộ phận có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng lấy từ đất cho các bộ phận trên mặt đất của cây, vì vậy giữa sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất cây cá thể tồn tại những mối liên hệ nhất định. Việc xác định mối liên hệ giữa sinh khối tươi bộ phận trên mặt đất với sinh khối tươi bộ phận dưới mặt đất có ý nghĩa quan trọng nhằm dự đoán nhanh sinh khối dưới mặt đất khi biết đến sinh khối trên mặt đất.

Phân tích hồi quy được thực hiện dựa trên dữ liệu về sinh khối, tổng sinh khối và lượng các bon tích lũy trong các bộ phận khác nhau của cây tiêu chuẩn Keo tai tượng. Các dạng phương trình đã được thử nghiệm như hàm bậc nhất, bậc hai, hàm mũ. Kết quả cho thấy, dạng hàm mũ thể hiện sự tương quan giữa D1,3 với sinh khối và lượng các bon trong sinh khối các bộ phận cây. Kết quả được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tương quan giữa sinh khối tươi bộ phận của cây với đường kính thân (D1,3)

Tương quan sinh khối tươi

bộ phận cây (Y) với D1,3 Dạng phương trình Giá trị thống kê R2 Std.E a b Sinh khối thân Y = 0,713*D1,30,401 0,98 0,039 0,816 0,411 Sinh khối cành Y = 1,624*D1,30,291 0,95 0,071 1,726 0,295 Sinh khối lá Y = 2,611*D1,30,217 0,89 0,043 2,513 0,214 Sinh khối rễ Y = 0,526*D1,30,472 0,96 0,057 0,514 0,462 ∑ Sinh khối Y = 0,715*D1,30,414 0,98 0,051 0,715 0,414

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, thực sự tồn tại mối quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận và tổng sinh khối tươi cây tiêu chuẩn với nhân tốđường kính ngang ngực. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các phương trình tương quan có hệ số tương quan cao (R)từ 0,89-0,98, sai tiêu chuẩn hồi quy thấp (Std.E) từ 0,039-0,071. Kiểm tra sự tồn tại của các hệ số phương trình cho thấy các hệ số đều tồn tại trong tổng thể. Như vậy, có thể sử dụng những phương trình này để dự đoán và tính toán nhanh sinh khối các bộ phận và tổng sinh khối tươi của cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

3.5.2. Mi tương quan gia sinh khi khô ca b phn trên mt đất vi đường kính thân (D1,3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) tại xã yên lãng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)