Sinh khối khô của lâm phần là tổng trọng lượng khô kiệt của các thành phần nghiên cứu trong cả lâm phần trên một đơn vị diện tích (tính bằng tấn/ha). Đề tài đã tiến hành chặt hạ đo đếm sinh khối tươi sau đó đem sấy khô kiệt của 9 cây mẫu theo 3 cấp đất, tổng số mẫu đem sấy là 36 mẫu cho các bộ phận thân, cành, lá và rễ của cây. Sau đó, từ các cây cá lẻ tính trung bình cho toàn lâm phần theo mật độ của từng cấp đất. Khi đó, sẽ thu được tổng sinh khối khô cho tầng cây gỗ; cây bụi, thảm tươi và thảm mục. Kết quả xác định sinh khối khô cho các lâm phần theo 3 cấp đất được tổng hợp ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng trồng Keo tai tượng Cấp
đất
Sinh khối lâm phần
Tầng cây gỗ Cây bụi, thảm tươi Thảm mục Tổng
T/ha % T/ha % T/ha % T/ha
I 50,20 80,51 7,00 11,23 5,15 8,26 62,35
II 32,33 73,10 6,85 15,49 5,05 11,42 44,23
III 17,98 60,89 6,65 22,52 4,90 16,59 29,53
TB 33,50 71,50 6,83 16,41 5,03 12,09 45,37
Kết quả bảng 3.7 chỉ ra rằng, sinh khối của lâm phần tập trung chủ yếu vào tầng cây gỗ chiếm trung bình 71,50 %; sinh khối cây bụi, thảm tươi chiếm trung bình 16,41 % và thấp nhất là sinh khối thảm mục chiếm trung bình 12,09 %. Sinh khối khô của tầng cây gỗ phụ thuộc rất lớn vào mật độ của lâm phần và mật độ cây cá thể. Cấp đất tốt hơn có sinh khối tầng cây gỗ cao hơn và ngược lại. Tổng sinh khôi khô toàn lâm phần giao động từ 29,53 - 62,35 tấn/ha ở ba cấp đất, trung bình đạt 45,37 tấn/ha.
Sinh k hối (tấn/ha) 62.35 44.23 29.53 0 10 20 30 40 50 60 70 Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III
Hình 3.11. Sinh khối khô lâm phần rừng trồng Keo tai tượng theo cấp đất