Phương pháp phân tích và lựa chọn các gia đình và xuất xứ cho khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ bời lời đỏgiai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện hướng hoá, tỉnh quảng trị (Trang 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.4.4. Phương pháp phân tích và lựa chọn các gia đình và xuất xứ cho khu vực nghiên

nghiên cứu

a. Phân tích và lựa chọn các gia đình Bời lời đỏưu tú cho khu vực tỉnh Quảng Trị

Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích đa tiêu chí: đánh giá mức điểm và trọng số các chỉ tiêu của các gia đình làm cơ sởđể lựa chọn gia đình có khảnăng sinh trưởng và thích nghi cao nhất. Phân 50 gia đình thành 10 nhóm bằng cách.

Các chỉtiêu đo đếm đánh giá các gia đình cây trội và đối chứng được chua thành

10 thang điểm. Lấy giá trị (Xmax - Xmin)/10, các gia đình nào thuộc khoảng điểm nào thì sẽcó điểm tương đương với khoảng đó. Như vậy, điểm số của mỗi chỉtiêu đo đếm của mỗi gia đình là có 1 điểm hoặc 2 điểm...10 điểm (từ1 đến 10 điểm) và điểm chẵn.

Trọng số của từng chỉtiêu được xác định bằng phương pháp điều tra phỏng vấn

nhóm người liên quan như: hộgia đình trồng rừng Bời lời đỏ, cơ sở chế biến, thu mua,

đến ban quản lý, hạt kiểm lâm... về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu của cây liên

quan đến chức năng, giá trị cùa loài cây này. Phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần phụ lục.

TT Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Hệ số

1 Ít quan trọng 1

2 Quan trọng 2

3 Rất quan trọng 3

- Sau khi đánh giá được điểm của các chỉ tiêu và phỏng vấn xác định được hệ số

quan trọng của các chỉ tiêu đó, tính tổng điểm bằng các nhân điểm với hệ số quan

trọng ra được tổng điểm của chỉ tiêu đó và gia đình đó.

- Dựa vào tổng điểm (hệ số x điểm) của từng chỉ tiêu và từng điểm của các chỉ tiêu, đề tài so sánh và xác định các gia đình nào có tổng điểm của tất cả các chỉ tiêu đó đếm lớn nhất vượt trội so với các gia đình còn lại thì các gia đình đó là các gia đình ưu

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HƯỚNG HOÁ TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Hướng hóa là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng

Bình, phía Nam và Tây giáp Lào, phía Đông giáp với huyện Do Linh, Vĩnh Linh và

Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo).

Là huyện có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào và có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền trung Việt Nam.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao.

Địa hình khá phức tạpbị chia cắt bởi nhiều sông, suối và đồi núi; hướng thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam. Chia thành 4 dạng địa hình:Vùng núi cao phân bố ở

phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh, kếđến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, địa hình núi cao chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2.000 m, độ dốc 20 - 300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là

Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát

triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế xã hội: Nhìn chung với địa hình đa

dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm,

ngư nghiệp.

3.1.1.3. Điều kin thi tiết và khí hu

* Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm

nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độC, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có

thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu

Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt,

Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa

Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa

Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 độ C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở

nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 độ C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng.

Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa các tháng trong năm 2017

Tháng Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ không khí TB (%) Lượng mưa TB (mm) 1 17,2 86 8,2 2 18,9 89 0,3 3 22,1 90 2,2 4 25,8 85 121,2 5 27,5 75 87,8 6 26,4 85 302,4 7 25,5 89 238,6 8 25,4 88 183,5 9 25,6 88 146,3 10 23,8 90 149,9 11 22,8 92 121,5 12 17,8 90 124,4 Bình quân 19,2 72,3 101,5

Nguồn: Trạm khí tượng huyện Hướng Hóa

Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt,

Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa

Đông Bắc. Nền nhiệt cao và mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,90C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị

Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hòa trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 220C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh

Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn còn lại nằm ở phía Tây Nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chếđộ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,30C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện

Hướng Hóa là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế

mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. * Tài nguyên đất

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế trong nông nghiệp. Huyện Hướng Hóa có diện tích đất tự nhiên là 1150,86km2. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hướng Hóa (2016 - 2017)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất t nhiên 115283,1 100,0 115.283,1 100,0 1. Đất nông nghiệp 90208,1 78,21 90.220,4 78,3 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 15.417,8 13,31 15.430,1 13,4 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 7.247,0 6,3 7.247,5 6,3 - Đất trồng lúa 2.160,9 1,9 2.160,9 1,9 - Đất trồng cỏchăn nuôi 9,5 0,0 10,0 0,0 - Đất trồng cây hàng năm khác 5.076,6 4,4 5.076,6 4,4

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.083,2 7,01 8.182,6 7,1

- Đất chuối 2.212,4 1,9 2.311,8 2,0

1.2. Đất lâm nghiệp 74.663,0 64,8 78.693,0 64,8

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 113,9 0,1 113,9 0,1

1.4. Đất nông nghiệp khác 13,4 0,0 13,4 0,0

2. Đất phi nông nghiệp 4.286,5 3,7 4.286,5 3,7 3. Đất chưa sử dụng 20.788,8 18,09 20.776,2 18,0

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 4.958,2 4,3 4.958,2 4,3

3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 15.690,6 13,69 15.678,0 13,6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2016 - 2017

Qua số liệu bảng 3.2, ta thấy diện tích sử dụng đất năm 2016 có xu hướng tăng

lên nhưng không đáng kể. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 là 74.663,0 ha đến năm

2016 diện tích mở rộng tăng lên 78.693,0 ha. Bên cạnh đó lượng đất đồi núi chưa sử

dụng còn nhiều chiếm 13,6% so với đất tự nhiên, là điều kiện để phát triển sản xuất Bời lời tăng về diện tích và sản lượng.

Trước thực trạng trên, cần có những giải pháp cần thiết để chuyển đổi lượng diện

tích đất bỏ trống đưa vào sản xuất những loại mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nhằm cải thiện mức thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, cần lựa chọn và quy hoạch diện tích sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng sản xuất tràn lan làm giảm hiệu quả sản xuất.

 Hệ thực vật rừng

Thảm thực vật Quảng Trị khá đa dạng, là nơi giao lưu của 2 luồng thực vật từ

Bắc xuống và từ Nam lên, có thể chia ra 3 kiểu thảm chính: thảm thực vật đai thấp, đai

Hình 3.2. Bản đồ kiểm kê rừng của huyện Hướng Hóa

- Thảm thực vật đai thấp (< 750 m) bao gồm 3 phụ quần hệ và 12 quần xã: Phụ quần hệ trên đất bazan có 5 quần xã chính gồm rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (ít bị tác động và bị tác động mạnh), trảng cây bụi thứ sinh (có cây gỗ rải

rác hoặc không có) và trảng cỏ thứ sinh. Phụ quần hệ hình thành trên đá vôi có quần xã rừng rậm thường xanh và trảng cây bụi thứ sinh. Phụ quần hệ hình thành trên các đá

khác có 5 quần xã chính gồm: rừng rậm thường xanh (hay bị tác động và ít bị tác động),

trảng cây bụi thứ sinh (có cây gỗ rải rác và không có cây gỗ) và trảng cỏ thứ sinh.

- Thảm thực vậtđai trung bình (750 – 1700 m) có 3 quần xã chính: rừng rậm thường xanh trên núi ít bị tác động, trảng cây bụi thứ sinh và trảng cỏ thứ sinh.

- Thảm thực vật nhân tác bao gồm các loại cây trồng lâu năm như cao su, cà phê,

tiêu, mít, thông, phi lao, bạch đàn và các cây hàng năm như lúa, hoa màu…

Hướng Hóa là vùng đồi núi, người dân ở đây trồng nhiều loài cây trồng phủ xanh đồi núi nên có thảm thực vật phong phú, đa dạng.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa

3.1.2.1.Đặc điểm dân svà lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hóa, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường.

Dân số huyện Hướng Hóa năm 2016 là 80.027 người, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Pa Kô, Vân Kiều.

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Hướng Hóa (2014 - 2017)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017

1. Tổng dân số Người 78.408 78.854 79.978 80.027

1.1. Phân chia theo thành th, nông thôn

- Thành thị Người 21.184 21.694 21.352 21.351

- Nông thôn Người 57.224 57.160 58.626 58.676

1.2. Phân theo gii tính

- Nam Người 38.914 39.044 39.714 39.426

- Nữ Người 39.494 39.810 40.264 40.602

2. Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,82 2,28 2,22 2,01 3. Lao động đang làm việc

trong ngành kinh tế Người 38.845 40.422 41.397 43.371

- Lao động nông nghiệp Người 26.464 27.482 27.679 29.006

- Lao động lâm nghiệp Người 0 0 73 73

- Lao động thủy sản Người 0 0 5 5

- Lao động công nghiệp Người 1.967 1.949 1.931 2.033

- Lao động xây dựng Người 763 763 771 813

- Lao động dịch vụ Người 9.651 10.228 10.938 11.441

(Nguồn: Chi cục thống kê Hướng Hóa, niên giám thống kê 2018)

Với tốc độ gia tăng dân số trung bình mỗi năm khoảng 2%, năm 2016 dân số

của huyện đạt 80.027 người. Trong đó, số dân ởnông thôn là 58.676 người gấp 2,7 lần số dân ở thành thị, điều này thể hiện lực lượng lao động cho sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu toàn huyện (29.006 người) và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tỷ lệ dân số nam và nữlà tương đương nhau tạo sự cân bằng về giới tính.

Trong những năm gần đây, huyện đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, phát triển về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp để tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có nhằm tạo thêm thu nhập tại địa phương.

3.1.2.2. Đặc điểm v kinh tế - xã hi

+ Điều kiện về kinh tế:

Vượt qua những khó khăn thách thức, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,32%, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Để đạt

được kết quảđó, trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông - lâm nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chủng loại gia súc, gia cầm; Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp

đạt 5,94%, giá trị sản xuất đạt trên 685 tỷđồng.

Bên cạnh đó, huyện đã tranh thủ kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có lợi thếnhư thủy điện, điện gió, chế biến nông sản; Tốc độtăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5,24 %, giá trị sản xuất đạt 1.920 tỷđồng; Tốc

độtăng trưởng ngành thương mại - dịch vụđạt 11%, giá trị sản xuất đạt 2.986 tỷđồng; Tiếp tục phát triển kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu: Thương mại - dịch vụ; Công nghiệp - xây dựng; nông - lâm nghiệp; Thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp; Phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh và phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch tạo động lực để

phát triển kinh tế; Mở rộng quy mô, hình thức và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là các lĩnh vực có lợi thế như: vận tải, kho bãi, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng… Phát huy thế mạnh và khai thác hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ bời lời đỏgiai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện hướng hoá, tỉnh quảng trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)