3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ
ĐỊNH CÁC LOẠI RỪNG
Từ hồ sơ và bản đồ hiện trạng đã sơ bộ điều tra khảo sát và thiết kế ô thí nghiệm theo phương pháp bố trí điển hình với diện tích ô mẫu là 2000m2 để tiến hành điều tra sinh trưởng của tầng cây cao.
Phân loại rừng hiện tại nhằm xác định rõ đối tượng nghiên cứu cũng như như đối tượng kinh doanh để định hướng cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.
Từ tài liệu thu thập ở đối tượng rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu, đã tiến hành phân loại trạng thái rừng theo quy định hiện hành tại thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
Đã chọn các chỉ tiêu định lượng về trữ lượng bình quân/ha, đồng thời kết hợp mô tả kiểu trạng thái trực tiếp trong quá trình điều tra thực địa để phân loại trạng thái rừng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập tỉnh Gia Lai.
Bảng 3.1.Kết quả phân loại rừng hiện tại OTC N/ha ( Cây/ha) G/ha (m2/ha) M/ha (m3/ha) %Gd>=40 %Md>=40 1 855 32,15 272,7 47,47 56,92 2 800 52,5 297,82 47,41 51,16 3 860 48,59 296,45 41,82 47,74 4 695 20,44 169,77 33,76 42,62 5 775 21,9 150,3 26,16 31,26 6 700 25,91 153,92 35,31 41,24 7 740 15,34 98,03 7,17 7,34 8 515 17,94 83,01 9,81 15,65 9 580 14,79 99,47 19,41 20,3
Căn cứ vào Thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng đối chiếu với những kết quả tính toán tổng hợp tại bảng 3.1 cho kết luận như sau:
Ô tiêu chuẩn 1, 2 và 3 thuộc loại rừng giàu Ô tiêu chuẩn 4, 5 và 6 thuộc loại rừng trung bình Ô tiêu chuẩn 7, 8 và 9 thuộc loại rừng nghèo
Để khẳng định một cách chắc chắn và có cơ sở khoa học, cần thiết phải xem xét các mẫu có cùng một tổng duy nhất hay từ các tổng thể khác nhau.
Đề tài kiểm tra chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn là hai chỉ tiêu quan trọng đối với cây rừng.
Kiểm tra sự thuần nhất bằng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis cho K mẫu độc lập.
Kết quả thể hiện bảng 3.2:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn các ô tiêu chuẩn trong từng loại rừng
OTC Chỉ tiêu sinh
trưởng H H' ) 1 ( 2 05 kK với (K= 3) Kết luận 1, 2 và 3 D1.3 2.84 2.85 5.99 H0+ Hvn 3.71 3.72 5.99 H0+ 4, 5 và 6 D1.3 5.32 5.34 5.99 H0+ Hvn 5.45 5.46 5.99 H0+ 7, 8 và 9 D1.3 4.22 4.31 5.99 H0+ Hvn 4.87 4.92 5.99 H0+
Từ kết quả tại bảng 3.2 cho thấy:
Kết quả kiểm tra sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 1, 2 và 3 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k2)= 5.99 giả thuyết H0+ tạm thời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó có thể gộp chung OTC 1, 2 và 3 thành một ô mẫu nghiên cứu số1 (ONC1) thuộc loại rừng giàu
Kết quả kiểm sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 4, 5 và 6 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k 2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 4, 5 và 6 thành một ô mẫu số 2 (ONC2) thuộc loại rừng trung bình.
Tương tự kết quả kiểm sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 7, 8 và 9 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k 2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 7, 8 và 9 thành một ô mẫu số 3 (ONC3) thuộc loại rừng nghèo.
Như vậy, từ kết quả kiểm tra thuần nhất cho phép gộp 3 ô tiêu chuẩn mỗi ô có diện tích 2000m2 trên một loại rừng thành một ô nghiên cứu mới với diện tích là 6000 m2. Tổng số ô nghiên cứu sẽ là 3 ô nghiên cứu (ONC) đại diện cho 3 loại rừng.
Sau khi gộp số liệu của 3 ô tiều chuẩn trong cùng một trạng thái, tiến hành kiểm tra thuần nhất giữa các trạng thái rừng bằng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn để khẳng định rằng việc phân loại rừng là thực sự có ý nghĩa hay không, kết quả tổng hợp tại bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn giữa các ô nghiên cứu của các loại rừng
ONC Chỉ tiêu sinh
trưởng ni/nj Ut 2 U Kết luận 1 và 2 D1.3 503/434 6.304 1.96 H0- Hvn 2.055 1.96 H0- 1 và 3 D1.3 434/367 2.604 1.96 H0- Hvn 3.253 1.96 H0- 2 và 3 D1.3 503/367 6.479 1.96 H0- Hvn 4.289 1.96 H0-
Qua kết quả tại bảng 3.3 cho thấy:
Kết quả kiểm tra thuần nhất giữa các ô cho thấy trên cả 2 dấu hiệu D1,3 và Hvn trị số Utính > 1,96, với độ tin cậy 95% hay nói cách khác sinh trưởng của cây rừng trên các loại rừng khác nhau là hoàn toàn khác nhau về mặt thống kê. Điều đó có nghĩa là việc phân trạng thái rừng thật sự có ý nghĩa và đảm bảo tính khác quan.
Trên cơ sở 3 ONC sau khi đã gộp số liệu từ các ô tiêu chuẩn ở từng loại rừng, đã tiến hành tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC diện tích 6000m2 cho từng loại rừng.
Kết quả tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC hay từng loại rừng được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu điều tra cơ bản ở từng loại rừng Loại rừng D (cm) H (m) Độ tàn che N/ ha (cây/ha) G/ha (m2/ha) M/ha (m3/ha) Giàu 22.86 11.10 0.8 838 44.4233 288.99 Trung bình 17.97 11.13 0.7 723 22.7500 157.91 nghèo 16.09 10.29 0.5 612 16.0233 93.50
Như vậy: Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với những chỉ tiêu định lượng trong thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Qua khảo sát các loại rừng này tại khu vực nghiên cứu cho thấy:
Với rừng giàu: Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 44.4233 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 288.99 m3/ha, mật độ là (N/ha) 838 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân là 22.86cm,chiều cao (Hvn) bình quân 11.10m, độ tàn che là 0.8.
Rừng trung bình: Đây là rừng đã qua khai thác chọn, đang có thời gian phục hồi . Thời gian phục hồi từ 10 - 20 năm. Với những loài cây gỗ có giá trị kinh tế như Chò xót (Schima wallichii (DC.) Korth. Ssp), Bời Lời (Litsea lausilimba), Giổi (Michelia mediocris Dandy), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Bl.) de Laub) và các loài ít có giá trị kinh tế như Ngát, Trường vải, Trâm...
Đối tượng rừng này cũng thường có thế hệ cây mẹ chung sống. Rừng hình thành do các cây gỗ tái sinh dưới tán cây lớn, chúng là những cây gỗ lâu năm ở lứa tuổi non cùng với cây mẹ.
Rừng trung bình còn có một số cây lớn còn sót lại như Hoa khế (Disoxylon translucidum Pierre), Dẻ (L. fenestratus (Roxb), Vạng trứng (Endospermum chinense Benth)... do đó có cấu trúc tương đối phức tạp về tổ thành loài cây.
Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 22.7500 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 157.91 m3/ha, mật độ là (N/ha) 723 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân l7.97cm, chiều cao (Hvn) bình quân 11.13 m, độ tàn che là 0.7.
Rừng nghèo: Là rừng đã bị khai thác càn đi quét lại nhiều lần, rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn.
Trong rừng một số cây gỗ lớn còn lại hầu hết là những loài cây gỗ từ nhóm V đến nhóm VIII ít có giá trị kinh tế, lác đác còn sót lại một số cây gỗ có giá trị kinh tế nhưng đường kính nhỏ hoặc phẩm chất kém. Trong rừng chằng chịt dây leo bụi rậm phân tầng không rõ ràng
Thế hệ rừng trước kia đã bị khai thác chọn lọc nhiều lần, tạo thành các lỗ trống lớn, các loài cây ưa sáng mọc nhanh có cơ hội tái sinh đồng loạt, có đời sống ngắn, giá trị kinh tế kém như: Sòi tía (Styllingia discolor Champ. ex Benth), Nhựa ruồi (Ilex cinerea
Champ), Hu đay (Trema angustifolia)...
Các chỉ tiêu định lượng về tổng tiết diện ngang là 16.0233m2/ha, trữ lượng 93.501m3/ha, mật độ từ 483 cây/ha, đường kính bình quân 16.09cm, chiều cao bình quân 10.29 m, độ tàn che là 0.5.