3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.5.4. Hình thái phân bố cây trên mặt đất
3.5.4.1. Hình thái phân bố tầng cây cao trên mặt đất
Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất không đồng đều thường xảy ra tình trạng cạnh tranh không gian dinh dưỡng, nhiều cây mục đích bị chèn ép khó có điều kiện phát triển, khả năng phòng hộ của chúng sẽ bị giảm. Điều đó khẳng định khả năng bảo vệ đất và chống xói mòn của rừng phụ thuộc vào hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất.
Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất thường tồn tại 3 dạng: Phân bố cụm, phân bố ngẫu nhiên, phân bố cách đều.
Trong đó, phân bố cách đều là tốt nhất vì cây rừng ở dạng phân bố này trên một đơn vị diện tích ít xảy ra hiện tượng cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, cây rừng có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt, cho lượng sinh khối cao nhất.
Kết quả tính toán cho từng trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 3.32.
Bảng 3.32. Kết quả xác định hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất
Loạirừng N (số lần đo) X
U Hình thái phân bố
Giàu 30 0,023 2,8 -1,46 Ngẫu nhiên
Trung bình 30 0,058 2,4 1,63 Ngẫu nhiên
Qua kết quả bảng 3.34 đã thấy:
Giá trị ׀U׀ tính được của cả ba loại rừng đều nhỏ hơn 1,96 nên kiểu phân bố của cây rừng trên mặt đất của cả ba loại rừng đều là phân bố ngẫu nhiên.
3.5.4.2. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất là một tiêu chí quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.Tái sinh tự nhiên có một đặc trưng phổ biến là phân bố của chúng trên mặt đất không đều, tạo ra chỗ có nhiều cây tái sinh, chỗ ít hoặc không có tái sinh. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng, điều kiện môi trường và đặc tính sinh thái học của loài cây.
Từ thực tế điều tra trên các ô dạng bản cho thấy, mật độ cây tái sinh ở các ô dạng bản không giống nhau. Tìm hiểu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất là cơ sở để đề xuất các giải pháp lâm sinh thích hợp, tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt. Hình thái phân bố cây tái sinh được xác định bằng tiêu chuẩn t của Student. Kết quả xác định phân bố cây tái sinh trên mặt đất được tổng hợp ở bảng 3.33.
Bảng 3.33. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất ba loại rừng
Loại rừng Số ODB Xbq S 2 ω Sω t t05(k) Hình thái phân bố Giàu 15 30,75 18,5 0,60 0,128 -3,10 2,14 Phân bố cụm Trung bình 15 31,75 21,6 0,68 0,126 -2,51 2.14 Phân bố cụm Nghèo 15 31,00 22,2 0,71 0,127 -2,22 2,14 Phân bố cụm
Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở ba loại rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu đã cho thấy: Tất cả các giá trị t tính được đều có ׀t׀ > t05 nên kiểu phân bố cây tái sinh của cả ba trạng thái là dạng phân bố cụm.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên nơi tán rừng được mở cây tái sinh thường có dạng phân bố cụm. Như vậy phân bố cụm ở ba loại rừng là phù hợp với quy luật theo nghiên cứu của Ngô Kim Khôi (1999). Tác giả đã chỉ ra rằng đối với núi đất thì rừng non và rừng nghèo có dạng phân bố cụm, rừng giàu, rừng nguyên sinh có dạng phân bố đều.
Kết quả trên cho thấy: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở các loại rừng tồn tại dạng phân bố cụm, dưới tán rừng còn nhiều lỗ trống. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu ở đây là chăm sóc, nuôi dưỡng cho tầng cây tái sinh tự đào thải theo chọn lọc tự nhiên và khi tiến hành trồng bổ sung cây mục đích cần phải chú ý đến điều tiết cây tái sinh phân bố đồng đều, tạo không gian dinh dưỡng hợp lý giảm bớt sự canh tranh giữa các cây tái sinh với nhau.