Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng tái sinh chồi ở một số giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro ở một số giống lúa và xây dựng quy trình chuyển gen thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 45 - 46)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.5. Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng tái sinh chồi ở một số giống lúa

Tương tự như BAP, thí nghiệm cũng tiến hành đánh giá ảnh hưởng của kinetin ở các nồng độ từ 0,5 đến 2,0 mg/l. Kết quả cho thấy, sau 28 ngày nuôi cấy mô sẹo có khả năng tái sinh cây ở môi trường bổ sung kinetin ở các nồng độ từ 0,5 đến 2,0 mg/l. Tuy nhiên tỷ lệ tái sinh cây in vitro có sự khác nhau ở các nồng độ kinetin. Nhìn chung cả 4 giống lúa đều có tỷ lệ tái sinh cao nhất ở nồng độ kinetin 1,5 mg/l, dao động từ 58 đến 70%. Trong đó giống Nếp 87 có tỷ lệ tái sinh cao nhất (70%), tiếp đến là các giống Bao Thai (63%), Đoàn Kết (62%) và Khang Dân (58%). Số chồi trung bình từ 7,9 đến 11,2 chồi/cụm mô sẹo ở nồng độ kinetin 1,5 mg/l tùy từng giống (Bảng 3.5, Hình 3.4).

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kinetin đến khả năng tái sinh ở một số giống lúa Kinetin

(mg/l)

Giống

Bao thai Đoàn kết Khang dân Nếp 87 Tỷ lệ % Số chồi/cụm mô sẹo Tỷ lệ % Số chồi/cụm mô sẹo Tỷ lệ % Số chồi/cụm mô sẹo Tỷ lệ % Số chồi/cụm mô sẹo 0 0 - 0 - 0 - 0 - 0,5 43a 7,3 31a 4,9 17a 9,3 36a 6,3 1,0 56c 10,2 45b 7,6 21b 8,2 61b 8,4 1,5 63d 9,2 62d 7,9 58d 11,2 70c 9,8 2,0 49b 9,8 51c 8,8 31c 7,2 67d 6,7

Hình 3.4. nh hưởng ca kinetin đến kh năng tái sinh chi ca mt s ging lúa (sau 28 ngày). A-Nếp 87; B- Đoàn kết; C-Khang dân; D- Bao thai

Nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng tái sinh in vitroở lúa phụ thuộc vào giống và chất kích thích sinh trưởng (Cao Lệ Quyên, 2008, Phan Thị Hương, 2014). Từ kết quả nghiên cứu tái sinh in vitro của 7 giống lúa Phan Thị Hương và cộng sự kết luận rằng BAP có khả năng tái sinh tốt hơn kinetin. Trên môi trường bổ sung 3,0 mg/l BAP toàn bộ (100%) mô sẹo có khả năng tái sinh cây, số chồi/cụm mô sẹo từ 13,67 đến 16,33 chồi. Trong khi đó trên môi trường kinetin tỷ lệ mô sẹo tái sinh chỉ đạt từ 2,67 đến 11,67%, số chồi/cụm mô sẹo chỉ đạt 0,1-0,3 chồi tùy từng giống (Phan Thị Hương và cs, 2014). Để nâng cao khả năng tái sinh, một số công bố cho rằng có thể sử dụng kết hợp các chất kích thích sinh trưởng như 2,4-D, NAA với BAP và kinetin. Mannan và cộng sự (2013) cho rằng cần phải bổ sung 2,4-D vào môi trường tái sinh đối với các giống lúa Kalijira và Chinigura, BR29, IR64. Phan Thị Hương và cộng sự (2014) bổ sung NAA vào môi trường tái sinh cho hiệu quả cao đối với giống J02 và Hương cốm.

Hiệu quả chuyển gen ở cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hệ thống tái sinh in vitro tạo cây hoàn chỉnh có vai trò quyết định. Để thu được cây chuyển gen thông thường phải qua nhiều giai đoạnn nuôi cấy và chọn lọc các tế bào mang gen bằng các kháng sinh như hygromycin, kanamycin, glufosinate.. vì vậy giống có khả năng tái sinh cây tốt, tỷ lệ chồi tái sinh cao sẽ tăng tỷ lệ chọn lọc được chồi chuyển gen. Do đó việc xác định được các yếu tốảnh hưởng đến khả năng tái sinh in vitro và lựa chọn được vật liệu tái sinh tốt có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu chuyển gen ở cây lúa.

Từ kết quả nghiên cứu tái sinh ở 4 giống lúa Bao Thai, Đoàn kết, Khang dân và Nếp 87 cho thấy, các giống đều có khả năng tái sinh tốt trên môi trường BAP và kinetin. Môi trường tái sinh bổ sung 1,0 mg/l BAP cho hiệu quả tái sinh tốt hơn các môi trường còn lại. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả tái sinh ở các giống lúa trên có thể tiến hành thử nghiệm kết hợp BAP, kinetin và NAA ở giai đoạn tái sinh từđó tối ưu quy trình tái sinh in vitro phục vụ cho các nghiên cứu chuyển gen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro ở một số giống lúa và xây dựng quy trình chuyển gen thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 45 - 46)