Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng tái sinh invitro của một số giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro ở một số giống lúa và xây dựng quy trình chuyển gen thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 31 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.1.Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng tái sinh invitro của một số giống lúa

Thí nghim 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng NaOCl đến hiệu quả vô trùng mẫu nuôi cấy.

Thí nghiệm được bố trí 4 công thức khác nhau:

Công thức Nồng độ NaOCl Thời gian khử trùng

CT1 3% 10

CT2 3% 15

CT3 3% 20

CT4 3% 25

Cách tiến hành: Hạt lúa được tách vỏ, sau đó hạt lúa được rửa bằng cồn 70˚C trong 1 phút để sơ loại các mầm bệnh và tăng hiệu quả khử trùng. Sau đó đổ cồn và ngâm hạt vào dung dịch sodium hypochlorite 3% với thời gian khử trùng khác nhau.

Cuối cùng, rửa sạch mẫu 5 lần bằng nước cất vô trùng. Sau khi khử trùng mẫu được gắp mẫu đặt lên giấy thấm đã được vô trùng, đợi khô. Cấy mẫu vào môi trường mô sẹo tạo mô sẹo có chứa 2,4-D. Sau đó đưa vào phòng nuôi, tiến hành theo dõi mẫu.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần và mỗi công thức 100 mẫu.

Các chỉ tiêu theo dõi như sau: Tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu sống, tỷ lệ mẫu chết.

Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng

tạo mô sẹo của một số giống lúa

Hạt sau khi khử trùng bằng NaClo được nuôi cấy tạo mô sẹo trên môi trường bổ sung 2,4-D trên nền môi trường MS và N6 + 30g đường/l + 7g agar/l, pH 5,6. Các thí nghiệm được bố trí theo công thức sau:

Công thức Môi trường nền

CT1 MS

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 2 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 100 mẫu.

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mô sẹo tạo thành, màu sắc mô sẹo và chất lượng mô sẹo

Thí nghim 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D đến khả năng tạo mô sẹo ở một số giống lúa

Để xác định nồng độ 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo ở lúa, tiến hành thử nghiệm một số nồng độ 2,4-D dựa trên nền môi trường xác định ở Thí nghiệm 2. Các công thức thí nghiệm bao gồm:

Công thức Nồng độ 2,4-D

CT1 0 mg/l

CT2 1,0 mg/l CT3 2,0 mg/l CT4 3,0 mg/l

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức (CT), mỗi công thức sử dụng 100 mẫu, 3 lần nhắc lại.

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo, tỷ lệ mẫu chết, hình thái mô sẹo sau 14 ngày nuôi cấy.

Thí nghim 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi

Sau 28 ngày nuôi cấy mô sẹo có hình thái đồng đều trên môi trường 2,4-D được chuyển sang môi trường tái sinh chồi bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau theo các công thức thí nghiệm như sau:

Công thức Nồng độ BAP CT1 0 mg/l CT2 0,5 mg/l CT3 1,0 mg/l CT4 1,5 mg/l CT5 2,0 mg/l

Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức (CT), mỗi công thức sử dụng 100 mẫu, 3 lần nhắc lại. Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu bật chồi, chất lượng chồi sau 28 ngày nuôi cấy. Môi trường nền sử dụng MS/N6 + 30g/l đường + 7g/l agar, pH 5,6.

Thí nghim 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng tái sinh chồi

Tương tự như BAP, kinetin được sử dụng để đánh giá khả năng tái sinh in vitro ở các nồng độ khác nhau. Các công thức thí nghiệm bao gồm:

Công thức Nồng độ kinetin CT1 0 mg/l CT2 0,5 mg/l CT3 1,0 mg/l CT4 1,5 mg/l CT5 2,0 mg/l

Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức (CT), mỗi công thức sử dụng 100 mẫu, 3 lần nhắc lại. Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu bật chồi, chất lượng chồi sau 28 ngày nuôi cấy. Môi trường nền sử dụng MS/N6 + 30g/l đường + 7g/l agar, pH 5,6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro ở một số giống lúa và xây dựng quy trình chuyển gen thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 31 - 33)