3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, có 30 đơn vị hành chính (gồm: 23 phường và 7 xã), tổng diện tích tự nhiên là 26.352,15 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai
Hình 3.1: Sơ đồ vực nghiên cứu - thành phố Biên Hòa
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu; - Phía Nam giáp huyện Long Thành; - Phía Đông giáp huyện Trảng Bom;
- Phía Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và giáp Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố nằm hai bên bờ sông Đồng Nai (chủ yếu bên phía tả ngạn), giáp Quận 9 của thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo xa lộ Hà Nội và QL1), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo QL51); có đầu mối giao thông quan trọng, hội tụ nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của cả vùng (QL1A,
QL51, đường sắt Bắc Nam, đường thuỷ trên sông Đồng Nai,…), gần với điểm kết nối các tuyến đường cao tốc (thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây,…); có các khu công nghiệp phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư,… Ở vị trí này, Biên Hòa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả vùng Đông Nam Bộ.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Phần lớn diện tích có dạng đồng bằng, trong số đó khu vực phía Tây và Tây Nam ven sông Đồng Nai bị chia cắt nhiều bởi các sông và kênh rạch tạo thành các cù lao (cù lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ,..., xã Long Hưng), thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, nghỉ dưỡng kết hợp với phát triển du lịch, thương mại. Phần diện tích có địa hình cao, độ dốc nhỏ ở khu vực phía Đông Nam chủ yếu đang được sử dụng cho các mục đích Quốc phòng và các khu công nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu
Biên Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ; đặc điểm nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa, tạo sự khác biệt theo mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thường đến sớm hơn miền Tây Nam Bộ và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau; sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa không lớn (trung bình năm là 26,70
C; cao nhất trung bình năm là 32,50
C; thấp nhất trung bình năm là 230
C); quanh năm nắng và gió, nhưng không quá gay gắt, không bị thiên tai như bão, lũ, nên là khu vực khá lý tưởng để sinh sống và phát triển kinh tế.
3.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông rạch trong khu vực. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, sông Đồng Nai còn có tác dụng rất lớn trong hệ thống giao thông thủy không chỉ riêng cho thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mà cả thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo tài liệu “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO” ở tỷ lệ 1:50.000, kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỷ lệ 1:10.000 cho thấy, thành phố có 6 nhóm đất chính gồm: đất xám 17.927,36 ha, chiếm 68,02% diện tích tự nhiên; đất phù sa 4.497,80 ha, chiếm
17,07%; đất gley 1.222,63 ha, chiếm 4,64%; đất phèn 361,28 ha, chiếm 1,37%; đất tầng mỏng 202,46 ha, chiếm 1,31% và đất nâu 160,02 ha, chiếm 0,61%.
Phần lớn đất đai trên địa bàn đã được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp (xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và cơ sở hạ tầng,...), một số diện tích đất nông nghiệp còn lại không phải là vùng chuyên canh, mà chủ yếu đất dự trữ đang trong quá trình chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp theo quy hoạch chung của thành phố. Vì vậy, các nhóm đất và nguồn gốc phát sinh của các loại đất ít tác động đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích, mà chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng và vị trí của khu đất.
b) Tài nguyên nước
Ngoài nguồn nước mặt được cung cấp bởi song Đồng Nai, nguồn nước ngầm trên địa bàn rất phong phú, với nhiều phân vị chứa nước khác nhau, nhưng trong môi trường đô thị công nghiệp như thành phố Biên Hòa thì việc khác thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt không phải là giải pháp tốt, trong khi nguồn nước mặt khá rồi rào và có chất lượng tốt.
c) Tài nguyên rừng
Thành phố có khoảng 1.177 ha đất rừng trồng, phân bố chủ yếu ở vùng ven như Phước Tân, Tam Phước, Trảng Dài, Tân Biên, Tân Hòa, Long Bình,... trong đó có 153 ha đất rừng phòng hộ do Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa quản lý. Đối với đô thị công nghiệp thì diện tích rừng và cây xanh trong thành phố rất có giá trị trong việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan tự nhiên, là lá phổi của thành phố cung cấp lượng ôxi lớn cho các hoạt động sống của con người.
d) Tài nguyên khoáng sản
Chủ yếu là đá xây dựng và sét làm gạch ngói. Mặc dù việc khai thác đá xây dựng phục vụ tốt cho nhu cầu trên địa bàn thành phố cũng như các khu vực khác trong tỉnh, nhưng tồn tại về môi trường từ hậu quả của quá trình khai thác đá cũng làm chậm phát triển đối với các khu vực lân cận (như: bụi và hư hại hạ tầng do việc vận chuyển đá,...).