Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây đảng sâm (codonopsis javanica (blume) hook f) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Diễn ra trong điều kiện thuận

lợi, đặc biệt là sản xuất cây trồng; giá trị tăng thêm ước đạt 782,6 tỷ đồng, tăng trưởng 3,77% so với cùng kỳ. Năm 2019 tiếp tục là năm được mùa; các địa phương, các ngành đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo cung cấp đủ giống, phân bón, nguồn nước cho gieo cấy, đặc biệt là khung lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích cây rau, màu các loại; đặc biệt, huyện đã chỉ đạo đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất năm 2019, nâng tổng diện tích lúa chất lượng cao đạt trên 2.000 ha, cao nhất từ trước đến nay; lựa chọn diện tích thực hiện mô hình trồng rau hữu cơ tại Thị Trấn Thanh Sơn 01 ha; xây dựng thành công 02 mô hình sản xuất gạo hữu cơ (tại xã Địch Quả và Lương Nha); tiếp tục chỉ đạo đưa các giống đẳng sâm chất lượng cao vào trồng thay thế nâng cao chất lượng, bước đầu xây dựng thương hiệu đẳng sâm T cố các Hợp tác xã đẳng sâm trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò hướng thịt tại các xã Tất Thắng, Sơn Hùng, Yên Sơn,... nâng tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 87%. Tiếp tục chỉ đạo phát triển hợp tác xã chăn nuôi gà liên kết theo chuỗi tại xã Địch Quả và một số mô hình trên địa bàn các xã Thục Luyện, Tinh Nhuệ, Thắng Sơn,… Thực hiện mô hình nuôi cá trên đất lúa 1 vụ tại Yên Sơn đã cho kết quả tốt với diện tích thả cá 23,5 ha, sản lượng đạt trên 11 tấn. Quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện. Tiếp tục triển khai có hiệu quả 03 đề án nông nghiệp (đề án: phát triển cây lương thực, phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao).

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Tiếp tục có đóng góp quan trọng cho

tăng trưởng kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá hiện hành) ước đạt 643,3 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Các sản phẩm chủ yếu lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu hết đều tăng so với cùng kỳ: Đá khai thác tăng 12%; Cát, sỏi tăng 5%; Đẳng sâm chế biến tăng 13,4%; Cao lanh tăng 16%, Gỗ chế biến các loại tăng 22,9%; tuy nhiên, quặng sắt giảm 12,8%, nguyên nhân do doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Trên năm 2019, hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư đạt được kết quả khá, đã đồng ý chấp thuận chủ trương mở rộng tăng quy mô đầu tư triển khai thực hiện các dự án: Khai thác chế biến gỗ, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,…nhằm góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp -TTCN, với tổng mức vốn đầu tư sau điều chỉnh trên 120 tỷ đồng, tổng diện tích điều chỉnh tăng: 52,6 ha; đặc biệt địa bàn xã Cự Thắng có 03 cơ sở may mặc đi vào hoạt động, thu hút được trên 600 lao động tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp may mặc và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn (bình quân thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng).

Thương mại- Dịch vụ: Tình hình thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa

bàn cơ bản ổn định, không có sự biến động lớn về giá cả; hàng hóa, dịch vụ phục vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã, số lượng. Một số ngành dịch vụ có bước phát triển khá cả về quy mô và chất lượng dịch vụ như: ngân hàng tăng 10,1%; dịch vụ viễn thông tăng 12,8%; dịch vụ vận tải tăng 18% đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Trong năm 2019, Huyện phối hợp với Sở Công Thương và các ngành chức năng duy trì tổ chức Hội chợ thương mại huyện Thanh Sơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn ước đạt 1.280 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2018. Công tác quản lý thị trường được các ngành chức năng tăng cường, trong đó tập trung kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định về giá, điều kiện kinh doanh, về nhãn mác hàng hóa; kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng; trong năm, đã kiểm tra, xử lý trên 200 vụ việc; xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước trên 280 triệu đồng.

Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế tại huyện Thanh Sơn được thống kê tại bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế của huyện Thanh Sơn từ 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Giá trị tăng thêm (tính theo

giá 2010) Tỷ đồng 1.708,4 1.832,2 2.013,8

Trong đó:

- Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 337,8 384 424,7 - Nông lâm nghiệp thuỷ sản Tỷ đồng 720,7 751,6 782,6 - Dịch vụ thương mại Tỷ đồng 650 696,7 806,5

2 Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế)

- Nông lâm nghiệp % 40,96 39,7 38,2

- Dịch vụ % 39,45 39,5 40,8

- Công nghiệp xây dựng % 19,59 20,8 21,0

3

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản Triệu đồng/người/ năm 21 24,5 26 4 Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản

Triệu đồng 98 100 100

5 Sản lượng cây lương thực

có hạt Tấn 49.896 47.123,9

6 Sản lượng cây lương thực

có hạt bình quân đầu người kg 400,4 375,49

7 Tỷ lệ đường giao thông

nông thôn được cứng hoá % 63 65,08 68,1

8 Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh

nghiệp 182 206

2.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Giáo dục - đào tạo

Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì kết quả phổ cập - xóa mù chữ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương. Tổ chức có hiệu quả các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nhà giáo... Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh phát triển hợp lý, giảm các khu lẻ, lớp cắm bản theo lộ trình phù hợp; cơ sở vật chất trường học được củng cố, tăng cường, quan tâm đầu tư xây dựng mới và sửa chữa phòng học, phòng chức năng; hoàn thiện xây dựng mới tăng thêm 05 trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại 09 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường MN, TH, THCS đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 63/77 trường học, đạt tỷ lệ 81,8%. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tổ chức tốt các Hội nghị chuyên đề về đạo đức nhà giáo cho đội ngũ lãnh đạo quản lý các trường; tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường; tổ chức hội nghị chuyên đề về an toàn thực phẩm và giáo dục giới tính trong các trường học.

Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan. Số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng, có 279 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 17 học sinh đạt giải cấp quốc gia (03 Huy chương Vàng; 05 Huy chương Bạc; 03 Huy chương Đồng; 06 giải khuyến khích); kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT có sự chuyển biến tích cực (tăng bình quân 0,27 điểm/học sinh). Việc kiểm tra, đánh giá xếp loại CBQL, giáo viên, học sinh đảm bảo khách quan, nghiêm

túc; tổ chức kỳ xét công nhận tốt nghiệp năm học 2018-2019, tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2019-2020 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tổ chức tổng kết năm học 2018 - 2019 theo đúng kế hoạch; rà soát bổ sung, kiện toàn đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. Tập trung chỉ đạo các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Đánh giá chỉ tiêu về xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn trong 3 năm (2017-2019) tại Bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Đánh giá chỉ tiêu xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn Từ năm 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Chỉ tiêu về xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,13 1,1 1,08 - Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 2,48 2,81 2,21 - Tỷ lệ lao động có việc làm % 91 92,3 93,2

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề

%

52 53 54,1

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 2 3 4

2 Chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp

vệ sinh % 92,07 92,01 95,5

- Tỷ lệ che phủ rừng % 50 50 50

* Dân số, lao động

Dân số là trên 12 vạn người. Số lao động trên địa bàn huyện đạt 75.000 người, tăng 0,73% so với năm 2018; số lao động được giải quyết việc làm mới tăng thêm đạt 1.125 lao động, đạt 100% so với kế hoạch; số lao động đã qua đào tạo và được truyền nghề mới đạt: 700 người, đạt tỷ lệ 100%; xuất

khẩu lao động 225 người, đạt 112,5% kế hoạch năm và bằng 109,7% so cùng kỳ. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019; đã triển khai mở 12 lớp đào tạo nghề cho 420 lao động, đạt 100% kế hoạch.

Việc giải quyết chế độ chính sách xã hội cho người nghèo và người có công đã được quan tâm thường xuyên; đã thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 5.000 đối tượng chính sách, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền trên 56 tỷ đồng; trợ cấp đột xuất cho 14 hộ gia đình bị thiên tai, cháy nhà, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng chết người với tổng số tiền 48,4 triệu đồng. Cấp phát 73.310 thẻ BHYT cho các đối tượng là người nghèo, người DTTS, đối tượng BTXH, người có công và thân nhân người có công, hộ cận nghèo đảm bảo quy định. Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: 6.544 đối tượng, đạt 99,71% kế hoạch; số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: 630 đối tượng, đạt 90% kế hoạch; số đối tượng tham gia BH thất nghiệp là 5.449 người, đạt tỷ lệ 97,86% so với kế hoạch. Tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đến nay đã có 883 hộ (trong đó: xây mới: 349 hộ, sửa chữa: 534 hộ) được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền 24,640 tỷ đồng; hiện còn 24 hộ; UBND huyện tiếp tục bố trí kinh phí cho 13 hộ đang tiến hành triển khai xây dựng, còn 11 hộ có khó khăn về kinh tế không có khả năng xây dựng sẽ thực hiện thu hồi kinh phí theo quy định. Về chính sách hỗ trợ theo quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kết quả sau 4 năm triển khai thực hiện, toàn huyện đã xóa xong 487/825 nhà tạm cho hộ nghèo với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng, đạt 59,03% kế hoạch (trong đó năm 2019 đã thực hiện hỗ trợ xóa cho 68 nhà tạm).

Thống kê về dân số và lao động của huyện Thanh Sơn 3 năm trở lại đây tổng hợp tại bảng 2.7 sau.

Bảng 2.7: Dân số và lao động của huyện Thanh Sơn từ 2017-2018

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018

1 Diện tích toàn huyện Km2 621,1 621,1

2 Dân số trung bình Người 136.010 136.549

- Tỷ suất sinh thêm % 16,09 15,57

- Tỷ suất chết % 6,28 5,11

3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo % 17,2 17,3 4 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang

làm việc hàng năm

- Tổng số Nghìn 66,4

- Trong đó: Nghìn

+ Nhà nước Nghìn 3,9

+ Ngoài nhà nước Nghìn 61,1

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Nghìn 1,4 - Chia theo ngành nghề Nghìn

+ Nông lâm nghiệp thuỷ sản Nghìn 48,2

+ Công nghiệp và xây dựng Nghìn 7,8

+ Dịch vụ Nghìn 10,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây đảng sâm (codonopsis javanica (blume) hook f) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)