Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây đảng sâm (codonopsis javanica (blume) hook f) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 58)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Để xác định các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, nhiều tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Kết quả thu được có thể là giá trị sản xuất, doanh thu, thu nhập... Chi phí bỏ ra có thể là chi phí trung gian, chi phí sản xuất... Với quan điểm như vậy nên khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Đảng sâm mà nền tảng cơ sở là kinh tế hộ nông dân, có 2 phương pháp tính: Thứ nhất là

hệ thống chỉ tiêu căn cứ vào hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), thứ hai là hệ

thống chỉ tiêu theo tài liệu về phát triển hệ thống canh tác của FAO. Trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Đảng sâm được tính toán trên quy mô huyện thì việc chọn phương pháp tính theo hệ thống chỉ tiêu căn cứ vào hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là phù hợp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) các chỉ tiêu chủ yếu là:

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (Thường là 1 năm). Với sản xuất sản phẩm cây Đảng sâm thì giá trị sản xuất là giá trị tổng sản lượng được sản xuất trong 1 năm

i n i iP Q GO  = = 1 Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian: (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên được sử dụng trong quá trìng sản xuất tạo ra của cải vật chất trong một thời kỳ nhất định. Đối với sản xuất Đảng sâm chi phí trung gian bao gồm: Các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch vụ...  = = n i i C IC 1

Trong đó: Ci là các khoản chi phí thứ i cho một chu kỳ sản xuất.

- Giá trị gia tăng: VA: (Value Added): Là giá trị tăng thêm được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Inconce): Là phần thu nhập sau khi đã trừ các chi phí trực tiếp bỏ ra, chi phí về khấu hao TSCĐ, thuế, lao động thuê.

Cách tính:

MI = VA - (A+T+ LĐ thuê)

Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định.

T: Các khoản thuế phải nộp.

+ Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định.

TC = IC + G +A

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

TC: Tổng chi phí

G: Là chi phí lđ của gia đình

A: là giá trị khấu hao tài sản cố định.

* Chỉ tiêu bình quân.

Công thức tính số bình quân:

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân...

* Tốc độ phát triển BQ [3]. 1 1 − = n n y y t Trong đó: t là tốc độ phát triển BQ y1 là giá trị của năm đầu yn là giá trị của năm thứ n

* Khấu hao tài sản cốđịnh (theo đường thẳng) [3].

Công thức:

T G A= b

Trong đó: A: Mức khấu hao 1 năm

Gb: Giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố định T: Số năm sử dụng TB của tài sản cố định

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế từ trồng cây Đảng sâm.

- Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất/1 đơn vị diện tích:

+ Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) + Giá trị gia tăng/ha (VA/ha)

+ Thu nhập hỗn hợp/ha (MI/ha) + Lợi nhuận/ha (Pr/ha)

- Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC). + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC). + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC). + Lợi nhuận/chi phí trung gian (Pr/IC).

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo 1 công lao động:

+ Tổng giá trị sản xuất/công lao động: GO/CLĐ. + Giá trị gia tăng/công lao động: VA/CLĐ. + Thu nhập hỗn hợp/công lao động: MI/CLĐ. + Lợi nhuận/công lao động: Pr/CLĐ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây đảng sâm (codonopsis javanica (blume) hook f) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)