- Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum
Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản, niên giám thống kê của tỉnh, thông tin từ internet... liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum trên nguyên tắc có chọn lọc.
- Về hiện trạng phân bố và giá trị nguồn gen cây Bời lời đỏ
Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh thái học của Bời lời đỏ. Điều tra, đánh giá thực trạng (diện tích, phân bố) Bời lời đỏ miền Trung và Tây Nguyên.
Phỏng vấn trực tiếp: Cán bộ nghiên cứu đi tới các tỉnh và thành phố ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, thu thập các thông tin về diện tích, vùng trồng/phân bố; năm trồng và các bản đồ có liên quan. Thông tin số liệu về khí hậu, đất đai của tỉnh và khu vực.
Thu thập các thông tin thứ cấp khác như: các báo cáo khoa học, các báo cáo thuyết minh và kết quả hoạt động của các dự án vv... niên giám thống kê của các tỉnh; thu thập số liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn nếu cần thiết.
Các chỉ tiêu, số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng gồm: về khí hậu
(lượng mưa bình quân, tối thấp, tối cao; nhiệt độ bình quân, tối thấp, tối cao; cường độ ánh sáng; diễn biến của nhiệt độ, biên độ nhiệt, lượng mưa, ánh sáng theo mùa của từng khu vực); về đất đai (mô tả phẫu diện đất; màu sắc các tầng đất; đặc điểm lý tính của đất; đặc điểm hoá tính đất; nhiệt độ đất).
Đi hiện trường, xác định vùng phân bố ngoài thực địa, chụp một số hình ảnh về đặc điểm rừng và đất rừng ở hiện trường trồng Bời lời đỏ. Đào phẫu diện đất đại diện cho vùng lập địa/vùng sinh thái điều tra, mô tả phẫu diện, lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hoá tính đất.
Tổng hợp số liệu, thông tin, viết báo cáo phân tích và đánh giá về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của vùng phân bố rừng Bời lời đỏ.
Xác định tọa độ phân bố bời lời đỏ tại khu vực nghiên cứu: Điều tra thực địa dùng GPS xác định toạ độ rừng bời lời đỏ ngoài thực địa.
- Về đánh tỷ lệ cây hiện còn, sinh trưởng, sinh khối, tăng trưởng và lựa chọn gia đình ưu tú của bời lời đỏ ở vườn giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế.
Vườn giống Bố trí gồm 50 gia đình trội và 1 gia đình đối chứng theo hồ sơ thiết kế trồng rừng giống đã được thiết kế theo quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93). 50 gia đình trội và 1 gia đình đối chứng được bố trí thành 3 khối, mỗi khối bố trí trồng 50 cây/gia đình/khối với diện tích 3,06ha. Tổng số cây trong vườn giống: 50 cây/1 gia đình x 51 gia đình X 3 khối = 7.650 cây. Cách bố trí các gia đình theo khóm/cụm một cụm 5 cây/1 gia đình. Mỗi khối trồng 50 cây/1 gia đình. Các gia đình có xuất xứ từ 5 tỉnh gồm Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, KonTum, Gia lai, Các xuất xứ và gia đình có ký hiệu cụ thể để phân biệt gia đình và xuất xứ khi đo đếm đánh giá các chỉ tiêu.
3.4.2. Thu thập số liệu:
-Thu thập số liệu về khả năng thích ứng
+ Tiến hành đếm về tỉ lệ số cây hiện còn giai đoạn 30 tháng tuổi của toàn bộ số theo từng gia đình, so với tổng số cây trồng ban đầu là 150 cây/gia đình. Số gia đình trong từng xuất xứ là: tỉnh Quảng Trị 10 gia đình; Thừa Thiên Huế 5 gia đình; Quảng Nam 5 gia đình; KonTum 10 gia đình; Gia lai 20 gia đình. Tính số cây hiện còn của các xuất xứ và chia cho số cây trồng của các xuất xứ cho được tỷ lệ cây hiện còn của các xuất xứ. Xác định số cây hiện con và tính tỷ lệ sống của gia đình đối chứng và so sánh với tỷ lệ sông bình quân theo từng xuất xứ cây trội để làm căn cứ lựa chọn xuất xứ.
-Thu thập số liệu về sinh trưởng: Mỗi gia đình đo đếm số lượng cây là 12 cây/1gia đình/khối x 3 khối. Như vậy, mỗi gia đình đo đếm 36 cây,chọn theo phương pháp ngẫu nhiên 1 cụm chọn 1-2 cây để đo đếm chỉ tiêu đo đếm là:
+ Đo sinh trưởng đường kính gốc bằng thước kẹp palme điện tử; + Đo chiều cao bằng thước đo cao;
+ Đo đường kính tán dùng thước dây đo theo 2 hướng ĐT và NB rồi lấy giá trị trung bình.
+ Cân sinh khối cây bằng cân đĩa có độ chính xác đến gram. + Cân sinh khối vỏ bằng cân điện tử.
Thu thập số liệu về sinh khối: mỗi khối của gia đình lấy 1 cây sinh trưởng trung bình (theo phương pháp cây tiêu chuẩn bình quân theo khối). Như vậy mỗi gia đình tiến hành cân sinh khối tươi và sinh khối khô của 3 cây tiêu chuẩn, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 cây tiêu chuẩn để xác định sinh khối theo từng chỉ tiêu đã cân của gia đình đó.
Tiến hành cân để xác định sinh khối tươi của thân cành cây; bóc vỏ cân lấy sinh khối tươi vỏ; sấy khô vỏ rồi cân lấy sinh khối khô vỏ theo từng gia đình đó. Dựa vào sinh trưởng, sinh khối tươi của cây, sinh khối tươi vỏ, sinh khối khô vỏ của các gia đình cây trội được đưa vào xử lý, so sánh và lựa chọn các gia đình ưu tú.
+ Sinh khối tươi: Cưa lấy phần thân cây, cành cây tiến hành cân toàn bộ cây để lấy sinh khối tươi toàn thân cây. Ghi mã số ký hiệu tên lần lặp và gia đình.
+ Bóc vỏ cây và cân lấy sinh khối vỏ tươi, ký hiệu mẫu theo cây, gia đình. + Sinh khối vỏ khô: Sấy lần 1: Cho các mẫu vỏ tươi vào các khay Inox rồi cho vào tủ sấy. Tiến hành sấy trong 12h nhiệt độ tăng dần từ 550C đến 750C và nhiệt độ cao nhất là 1050C. Sau khi sấy lần 1, dùng cân xác định khối lượng, ghi số liệu lần 1. Sấy
lần 2: Tiếp tục sấy mẫu trong 12h, nhiệt độ tăng dần từ 750C đến 1050C. Sau khi sấy lần 2, dùng cân xác định khối lượng, nếu kết quả giống với lần 1 thì lấy kết quả sinh khối khô của cây.
3.4.3. Xử lý số liệu:
Đánh giá khả năng thích ứng của các gia đình và xuất xứ
- Tỷ lệ cây hiện còn (%) = số cây sống của gia đình i
tổng số cây ban đầu của gia đình i𝑥100 (2.1)
- So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ2
05 để so sánh đánh giá và chọn ra gia đình có tỷ lệ sống cao nhất.
2 =
- Dựa vào công thức trên để đánh giá và so sánh tỷ lệ cây hiện còn giữa các gia đình cây trội và xuất xứ.
- Tiến hành phân hạng tỷ lệ cây hiện còn có ý nghĩa so với gia đình đối chứng: Những gia đình có tỷ lệ số cây hiện còn cao hơn tỷ lệ số cây hiện còn của gia đình đối chứng từ 10% trở lên là được xếp hạng gia đình có tỷ lệ sống cao và có ý nghĩa về khoa học trong chọn giống. Dựa vào kết quả phân hạng tỷ lệ cây hiện còn là một trong các tiêu chí để lựa chọn gia đình và xuất xứ trong vườn giống Bời lời đỏ.
Đánh giá chỉ tiêu lượng tăng trưởng của các gia đình và xuất xứ
Tăng trưởng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó của cây rừng trong một đơn vị thời gian.
- Tăng trưởng bình quân chung là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra tính bình quân 01 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng (a) năm. Công thức tính lượng tăng trưởng bình quân chung:
Δt = T(a) 𝑎
Đề tài xác định lượng tăng trưởng bình quân chung hàng năm theo công thức:
∆t = (lượng sinh trưởng, sinh khối của các gia đình và xuất xứ giai đoạn 30 tháng tuổi)/ 2,5.
Dựa vào công thức này để xác định lượng tăng trưởng của các chỉ tiêu:
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính gốc (∆D)
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao (∆H)
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính tán (∆Dt)
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về sinh khối cây (∆pc)
TS T Ti qi T T TS q v q 2 2 2
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về sinh khối vỏ tươi (∆pvt)
-Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về sinh khối vỏ khô (∆pvk)
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh khối của các gia đình và xuất xứ
- Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố 3 lần lặp lại để đánh giá mức độ biến động về sinh trưởng, sinh khối giữa các gia đình, xuất xứ cây trội trong vườn giống và gia đình đối chứng. Nếu kết quả cho được F tính lớn hơn F05 thì đề tài tiếp tục phân tích Duncan”s test để phân nhóm các chỉ tiêu điều tra của các gia đình và xuất xứ.
- Sử dụng phần mềm Excel và SPSS trong xử lý thống kê trong Lâm nghiệp. Phân tích phương sai một nhân tố (gia đình) và 3 lần lặp theo 3 khối, để xác định tiêu chuẩn F (Ficher) nối lên mức độ biến động giữa các gia đình.
Sử dụng phương pháp phân tích Duncan”s test để phân nhóm xếp hạng các chỉ tiêu đánh giá theo mức độ khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, nhằm chọn ra nhóm gia đình sinh trưởng, sinh khối cao nhất.
- Kết quả phân tích Duncan sẽ phân nhóm về mức độ sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối của các gia đình và xuất xứ. Dựa vào kết quả này đề tài lựa chọn những gia đình nào được xếp hạng vào nhóm có sinh trưởng, sinh khối cao nhất là sẽ được xác định các loài đó là ưu tú. Các gia đình này được tổng hợp vào bảng tổng hợp lựa chọn gia đình ưu tú của vườn giống.
- So sánh sinh trưởng, sinh khối của các xuất xứ:
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố, 5 lần lặp để đánh giá mức độ biến động giữa các xuất xứ xác định mức độ biến động giữa các xuất xứ. Sử dụng tiêu chuẩn t (Student) để chọn ra xuất xứ ưu tú nhất.
t tính = (2.2)
Với n1, n2 lần lượt là dung lượng mẫu ứng với xuất xứ có trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai.
: là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong xuất xứ + Nếu |t| ≤ |t05| tra bảng, bậc tự do K = n-b, kết luận chưa có sai dị rõ rệt. Như vậy 2 xuất xứ i và j đều có hiệu quả như nhau.
+ Nếu |tt| >|t05| kết luận có sai dị rõ rệt, chọn xuất xứ có trị số trung bình lớn hơn là xuất xứ ưu tú nhất. ) 1 1 ( max max 2 1 2 1 n n b n V X X N max max, 2 1 X X
-Kết quả xử lý thống kê sẽ chọn ra được 1 xuất xử hoặc 2-3 xuất xứ tốt nhất theo từng chỉ tiêu (sinh trưởng, sinh khối), những chỉ tiêu của xuất xứ này được đánh giá và tổng hợp vào bảng lựa chọn xuất xứ ưu tú.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp đồng bộ, Kon Tum có khá nhiều lợi thế để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa . . . Khảo sát, phân tích và đánh giá một cách bao quát, toàn diện về điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế - xã hội là cơ sở quan trọng để Kon Tum hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng sẵn có, kết hợp hài hòa giữa phát huy nội lực và thu hút ngoại lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình phát triển và hội nhập.
Vị trí địa lý: Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía
bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km).
Địa hình: phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ
trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong
ngày 8 - 90C.
- Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.
- Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí
tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
Khoáng sản: Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã được phát hiện. Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác,... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang chú trọng đến một số loại khoáng sản sau:
- Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa dạng,
bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít, puzơlan,....
- Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum.
- Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
- Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon