ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LOÀI CÂY BỜI LỜI ĐỎỞ TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và chọn lọc gia đình ưu tú loài bời lời đỏ (machilus odoratisima nees) tại vườn giống tỉnh kon tum (Trang 40)

4.2.1.1. Hiện trạng phân bố loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển Bời lời đỏ trên địa bàn Tây Nguyên tăng lên đáng kể, đặt biệt là mô hình trồng bời lời theo mô hình vườn hộ gia đình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, trình đồ dân trí, khả năng tiếp thu kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên việc phát triển và khai thác rừng trồng trên địa bàn còn gặp không ít khó khó khăn.

Để nắm được tình hình diển biến diện tích bời lời đỏ ở tỉnh Kon Tum qua các năm trở lại đây, chúng ta có thể tham khảo ở bảng sau:

Bảng 4.1. Hiện trạng rừng trồng bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum

TT Tỉnh, huyện,

Năm trồng/Diện tích (ha)

Tổng cộng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Toàn tỉnh Kon Tum 25.854 1 TP Kon Tum 8 8 19 17 22 21 11 15 12 133 2 Đăk Hà 174 455 567 234 673 312 205 242 113 2.975 3 Sa Thầy 126 445 1.356 359 313 197 264 166 3.226 4 Đăk Tô 674 575 111 424 241 315 159 2.499 5 Ngọc Hồi 239 243 349 326 342 234 185 213 164 2.295 6 Đăk Glei 442 125 2.858 342 163 178 196 4.304 7 Tu Mơ Rông 1.039 2.442 1.233 533 315 264 5.826 8 Kon Rẫy 131 265 487 245 535 234 153 295 283 2.628 9 Kon Plông 238 782 471 145 161 109 62 1.968

Diện tích trồng Bời lời đỏ của tỉnh Kon Tum là 25.854 ha, trong đó diện tích trồng tại huyện Tu Mơ Rông chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích cây Bời lời toàn tỉnh với diện tích là 5.826 ha. Diện tích trồng thấp nhất tại thành phố Kon Tum 133 ha, nguyên nhân do diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn này hạn chế, Bời lời đỏ được trồng thay thế các loại cây trồng có giá trị thấp khác theo các chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên với giá trị kinh tế như vậy, Bời lời đỏ đã được một số người dân tiên phong gây trồng hoặc mua giống gây trồng. Về mặt khoa học cho thấy chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến loài Bời lời đỏ. Diện tích trồng rừng Bời lời đỏ tự phát và ngày càng tăng cao dựa trên hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng rừng và có khai thác sản phẩm. Các mô hình trồng Bời lời đỏ còn nhỏ lẻ, phân bố không tập trung, gây ảnh hưởng đến việc quản lý, chăm sóc cũng như khai thác sản phẩm.

4.2.1.2. Đặc điểm sinh thái loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum

* Đặc điểm địa hình phân bố

Theo một số nghiên cứu đã có cho thấy, ở Việt Nam cây Bời lời đỏ có phân bố khá rộng, thường gặp ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Trị, Gia Lai, Đồng Nai, Phú Quốc… Tại tỉnh Kon Tum loài cây bời lời đỏ phân bố khá rộng, xuất hiện ở nơi nhưngcó địa hình núi trung bình, núi cao, địa hình này chiếm phần lớn lãnh thổ của tỉnh với khoảng 597.400 ha (61,65% diện tích tự nhiên)

phân bố ở phía Bắc - Tây Bắc sang phía Đông và kéo dài xuống vùng trung tâm tỉnh, tạo thành hình cánh cung ôm lấy đồi núi thấp và máng trũng (thuộc các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Kon Plông,…). Độ cao tuyệt đối trung bình từ 1.200 - 1.600 m, cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.598 m. Đây là vùng đầu nguồn nên mức độ chia cắt địa hình khá mạnh tạo nên nhiều khe rãnh, với độ dốc trung bình từ 26 - 280, thậm chí có nơi trên 400. Đặc điểm của vùng này là độ che phủ của lớp thảm thực vật còn khá lớn, đặc biệt là độ che phủ của rừng. Ngoài ra Bời lời đỏ phân bố ở địa hình đồi núi thấp, thung lũng và máng trũng nơi có độ cao tuyệt đối biến động từ 300-600m.

* Đặc điểm khí hậu khu vực phân bố

- Nhiệt độ

Biểu đồ 4.1.Nhiệt độ bình quân hàng năm

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Kon Tum có nhiệt độ dao động trong khoảng 24,3 - 25,5C, tại đây phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, địa hình khá cao, những nơi có Bời lời đỏ phân bố thường trên 400m so với mặt nước biển nên nền nhiệt độ ở đây tương đối thấp và biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch không nhiều.

- Lượng Mưa

Đây là nhân tố khí hậu ảnh hưởng tới sự hình thành trạng thái, cấu trúc rừng. Kết quả điểu tra tại tỉnh Kon Tum đã xác định được lượng mưa tại những khu vực xuất hiện cây Bời lời đỏ.

Biểu đồ 4.2.Biểu đồ lượng mưa bình quân hàng năm

23.6 23.8 24 24.2 24.4 24.6 24.8 25 25.2 25.4 25.6 2015 2016 2017 2018 2019 N h iệ t độ ( oC) Năm 0 500 1000 1500 2000 2500 2015 2016 2017 2018 2019 mm Năm

Qua bảng trên cho thấy lượng mưa bình quân năm của tỉnh Kon Tum từ năm 2015 cho đến 2019 biến động từ 1.522mm cho đến 2.128mm. Tại tỉnh Kon Tum được chia thành hai mùa rõ rệt gồm mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng tư năm sau, hầu như không có mưa, nếu có lượng mưa cũng rất thấp chiếm khoảng 8-20mm/tháng và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chủ yếu tập trung vào thời gian này, có tháng đạt khoảng 300mm.

- Độ ẩm không khí

Biểu đồ:4.3. Biểu độ ẩm không khí bình quân hàng năm

Tại tỉnh Kon tum có độ ẩm không khí trung bình năm trong giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 74,8 – 85,8 %. Kon Tum có độ ẩm không khí thấp vì nằm sâu trong đất liền.

- Tổng số giờ nắng

Đây là yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến đặc trưng của hệ sinh thái rừng, sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian quang hợp của cây và tổng lượng bức xạ, quá trình trao đổi chất, phân hủy. Kết quả điều tra đã xác định được tổng số giờ nắng khu vực nghiên cứu có phân bố Bời lời đỏ, cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.4.Biểu đồ số giờ nắng bình quân hàng năm

4.2.2. Hiện trạng sử dụng và chế biến sản phẩm bời lời đỏ

65 70 75 80 85 90 2015 2016 2017 2018 2019 % Năm 2100 2150 2200 2250 2300 2350 2400 2450 2500 2015 2016 2017 2018 2019 G iờ Năm

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Bời lời là loại cây có thị trường ổn định tuy nhiên vốn đầu tư khá lớn đối với cơ cấu vốn gia đình nông dân vùng nông thôn tỉnh Kon Tum. Phần lớn người dân địa phương các huyện, thành phố tham gia canh tác cây Bời lời đỏ là người Kinh chiếm tỷ lệ cao trên 80%; vì các hộ là người Kinh tập trung ở các khu đông dân cư có tích lũy vốn và khả năng và điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường cũng như tổ chức được chuổi khai thác, sơ chế và tiêu thụ sản phầm nhanh về dễ dàng hơn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn giống được phát triển chính từ hệ thống vườn ươm do người Kinh tổ chức sản xuất và tiêu thụ, thị trường không chỉ ở trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận đặc biệt là tỉnh Quảng Trị vốn rất xa so với tỉnh Kon Tum. Do tổ chức sản xuất có hệ thống từ khâu giống, trồng rừng, chăm sóc và khai thác nên nhóm người Kinh có vai trò khá lớn trong việc trồng, phát triển thị trường và địa bàn sản xuất sản phẩm tại địa phương.

Người Xê Đăng cư trú tại thành phố Kon Tum và các huyện lân cận như huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Hà chiếm 20% số hộ người dân tộc thiểu số tham gia canh tác và kinh doanh cây Bời lời vì các hộ người Xê Đăng cư trú xen lẫn với cộng đồng người Kinh tại khu đô thị và vùng tập trung dân cư nên chịu ảnh hưởng khá lớn của các nhóm sản xuất người Kinh đến người dân tộc anh em này. Đa số người Xê Đăng ở các xã Đăk Kôi, Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lung huyện Kon Rẫy, các xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya Xiêr huyện Sa Thầy,… mở rộng diện tích trồng Bời lời đỏ trên các loại đất nương rẫy cũ, đất trong vườn hộ hoặc trồng phân tán quanh bờ rào, trồng bao quanh các lô Cao su của các nông trường,… Tuy nhiên, người dân tộc Xê Đăng chỉ tham gia giai đoạn trồng và khai thác, sản phẩm thô thu được được bán trực tiếp cho các đầu mối sản xuất và tiêu thụ của người Kinh.

Người dân tộc Ba Na ở các xã thuộc thành phố Kon Tum như xã Đăk Blà, Chư Hreng, các xã thuộc huyện Kon Rẫy như xã Đăk Kôi, Đăk Ruồng, xã Đăk Tơ Re,… trồng cây Bời lời đỏ chủ yếu trên diện tích nương rẫy cũ đã hoang hóa, số ít trồng xen trên diện tích trước đây thường trồng sắn. Cũng như người dân tộc Xê Đăng, phần lớn người Ba Na tham gia vào công đoạn trồng và khai thác Bời lời đỏ, một số hộ tham gia thu mua tại địa bàn rồi bán lại sản phẩm thô cho các đầu mối tiêu thụ là người Kinh.

Ghi nhận đối với một số hộ dân tộc người Gia Rai trên địa bàn huyện Đăk Glei, do trước đây chỉ đi làm thuê hoặc nhận chăn thả gia súc nên diện tích đất của các hộ bỏ trống, từ khi được hỗ trợ kỹ thuật, phân và giống Bời lời đỏ đã tổ chức trồng với diện tích từ 2 - 3 ha mỗi hộ, người dân tự khai thác, sơ chế và bán thành phẩm cho các tiểu thương là người Kinh đến tận nơi thu mua.

- Giai đoạn thu hái hạt giống, gieo ươm và sản xuất cây giống: chiếm tỉ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cây Bời lời tại tỉnh Kon Tum từ địa phương do người Kinh tổ chức thực hiện.

- Giai đoạn mua cây con và canh tác: Cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số tham gia giai đoạn mua cây con và canh tác trên diện tích do họ sở hữu và được tìm thấy trên tất cả các loại chân đất như trong vườn hộ, trên nương, rẫy cũ, trồng quanh bờ rào hoặc trồng phân tán. Tỷ trọng đóng góp vào diện tích rừng Bời lời do người Kinh chiếm số lượng lớn do khả năng tích lũy vốn và khả năng tổ chức sản xuất bền vững.

- Giai đoạn trồng rừng, khai thác và sản xuất thô: Người các dân tộc thiểu số đứng đầu là người dân tộc Xê Đăng tại các xã thuộc huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, người Ba Na tại các xã thuộc thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và người Gia Rai tại huyện Ngọc Hồi phần lớn tham gia chính vào công đoạn trồng rừng, khai thác và sản xuất thô, số ít người Ba Na có đi thu mua và bán lại cho các tiêu thương hoặc chủ vựa là người Kinh. Người Kinh và người Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai đều có khuynh hướng khai thác vào năm thứ 3 và giữa các nhóm dân tộc này không có sự khác biệt về thời gian chăm sóc và khai thác.

- Giai đoạn chế biến, sơ chế và tiêu thụ sản phầm: Thị phần phân khúc chế biến, sơ chế và tiêu thụ sản phầm được tổ chức do các nhóm chủ vựa người Kinh. Đây chính là phân khúc có tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh Bời lời đỏ cao nhất. Chính nhóm chủ vựa đóng vai trò trong việc điều phối đặt hàng và điều chỉnh giá Bời lời đỏ thô trên thị trường địa phương.

Sản phẩm chính của cây Bời lời đỏ là vỏ, được khai thác để làm hương (nhang) trong các nhà máy sản xuất hương. Ngoài ra gỗ của Bời lời đỏ được bán để làm dăm chính vì thế giá trị của Bời lời đỏ được nâng cao hơn so với keo lai.

Quá trình khai thác và chế biến sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, nhiều nơi người dân tự khai thác bán với giá khô, một số nơi lại bán khoán theo diện tích cho các thương nhân thu mua. Giá cả thị trường trong tháng 5/2016 qua quá trình phỏng vấn giao động 1kg khô với giá 17.000đ, giá 1kg tươi từ 7.000 – 8.000đ phụ thuộc vào vị trí vận chuyển. Gỗ Bời lời đỏ sau khi khai thác được bán với giá tương đương với giá keo ngoài thị trường vì vậy tính riêng giá thành 1ha gỗ Bời lời đỏ cũng đủ để trả các chi phí giống cho người dân.

Tuy nhiên các sản phẩm người dân khai thác trong những năm trở lại đây trữ lượng cũng như chất lượng vỏ không được tốt. Nguồn giống người dân tự ươm, không có một phương thức kỹ thuật nào từ quá trình tạo giống, chăm sóc cây con cũng như trong quá trình rừng thành thục. Chính vì thế trữ lượng vỏ Bời lời đỏ còn thấp, ảnh

hưởng đến giá trị của loài cây này. Trong thực tiễn sản xuất cần có những chính sách hỗ trợ để người dân nắm rõ hơn những quy trình canh tác có năng suất chất lượng tốt.

* Chế biến cây bời lời

* Chế biến vỏ cây bời lời đỏ

Cây bời lời có vỏ ngoài trắng xám, vỏ trong vàng nhạt, thường dày từ 6-10mm Vỏ cây bời lời đỏ dùng để làm hương thắp trong các ngày lễ, tết , được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng, ngoài ra còn được dùng làm chất phụ gia bê tông trong công nghiệp xây dựng. Đây là sản phẩm chủ yếu và có giá trị cao của cây bời lời đỏ.

Sau khi trồng khoảng 3 năm thì có thể khai thác vỏ, nhưng nếu để càng lâu thì càng tốt, khi hoach hoạch sẽ được nhiều hơn, số lượng cũng như chất lượng tinh dầu trong vỏ sẽ cao hơn, do đó giá bán cũng cao hơn và giá trị sử dụng cũng cao hơn. Thông thường trong điều kiện hiện nay, người dân khai thác từ 9-10 năm tuổi.

Vỏ sau khi khai thác về được phơi nắng trên sân bê tông hoặc có lót vải bạt, bao nilong cho đến khi khô hẳn, bó thành từng bỏ bằng dây lạc hoặc dây ni lông và cho vào bao. Bảo quản nơi khô ráo

Vỏ bời lời đỏ được các thương lái thu mua, bán cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất vỏ để chế biến thành phẩm, tiêu thụ ngoài thị trường.

* Giá trị của gỗ và chế biến gỗ bời lời đỏ: Sau khai thác người dân thường dùng gỗ để xây dựng các công trình phụ như lều, trại... một số bán cho các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ để chế tạo bàn ghế, tủ; sản xuất ván ghép thanh, ván mỏng, ván dăm, bột giấy.

* Giá trị lá và cành của bời lời

-Lá và cành nhỏ cũng được nghiền thành bột như vỏ cây để làm nguyên liệu sản xuất nhang.

-Phụ thuộc vào kich thước cành lớn hay nhỏ mà được tận dụng :

+ Cành có kích thước lớn thường được dùng làm các trụ đỡ cho cây tiêu hay dùng làm hàng rào hay giá thể cho các cây hoa mau nương tựa.

+ Cành có kích thước nhỏ thường được dùng làm củi nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của các hộ dân.

-Ngoài ra lá cây còn được tận dụng làm thức ăn cho các loại gia súc như dê, bò.

4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG, SINH KHỐI VÀ TĂNG TRƯỞNG LOÀI CÂY BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG TỈNH KON TUM TĂNG TRƯỞNG LOÀI CÂY BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 30 THÁNG TUỔI

4.3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của cây bời lời đỏ ở vườn giống tỉnh Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi giai đoạn 30 tháng tuổi

Bảng 4.2. Tỉ lệ sống của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn giống

tỉnh Kon Tum Đơn vị: % Gia đình Tỉ lệ sống (%) Độ vượt so với ĐC (%) Gia đình Tỉ lệ sống (%) Độ vượt so với ĐC (%) M.odora. ĐC 72,67 M.odora.KOT 26 85,33 14,84 M.odora.QT2 75,33 3,53 M.odora.KOT 27 84,67 14,17 M.odora.QT3 78,00 6,83 M.odora.KOT 28 86,67 16,15 M.odora.QT4 89,33 18,65 M.odora.KOT 29 85,33 14,84 M.odora.QT5 81,33 10,65 M.odora.KOT 30 83,33 12,79 M.odora.QT6 83,33 12,79 M.odora.KOT 31 84,67 14,17 M.odora.QT7 85,33 14,84 M.odora.GL 32 80,00 9,16 M.odora.QT8 90,67 19,85 M.odora.GL 33 87,33 16,79 M.odora.QT9 84,00 13,49 M.odora.GL 34 80,67 9,92 M.odora.QT10 80,00 9,16 M.odora.GL 35 83,33 12,79 M.odora.QT11 84,00 13,49 M.odora.GL 36 78,00 6,83 M.odora.TTH12 82,67 12,10 M.odora.GL 37 85,33 14,84 M.odora.TTH13 89,33 18,65 M.odora.GL 38 89,33 18,65 M.odora.TTH14 80,67 9,92 M.odora.GL 39 81,33 10,65 M.odora.TTH15 83,33 12,79 M.odora.GL 40 80,67 9,92 M.odora.TTH16 75,33 3,53 M.odora.GL 41 76,67 5,22 M.odora.QN17 78,00 6,83 M.odora.GL 42 83,33 12,79 M.odora.QN18 87,33 16,79 M.odora.GL 43 88,00 17,42 M.odora.QN19 81,33 10,65 M.odora.GL 44 84,67 14,17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và chọn lọc gia đình ưu tú loài bời lời đỏ (machilus odoratisima nees) tại vườn giống tỉnh kon tum (Trang 40)