- Tốc độ tăng dân số lao động bình quân qua các năm.
- Tốc độ độ tăng dân số và lao động BQ qua các năm được tính bằng số BQ của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra.
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa hoá và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của người lao động, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Thu nhập BQ/1 lao động - Thu nhập BQ/1 khẩu - Thu nhập BQ/1 hộ
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy đất - Tổng diện tích đất tự nhiên
- Tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp - Diện tích đất chưa sử dụng
+ Các chỉ tiêu liên quan đến nguôn lực sinh kế - Nguồn lực con người
- Nguôn lực vật chất - Nguồn lực tài chính
21
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của xã Sơn Lập huyện Bảo Lạc
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1 Về vị trí địa lý
+ Bắc giáp xã Thái Sơn của huyện Bảo Lâm
+ Đông giáp xã Sơn Lộ của huyện Bảo Lạc, xã Bằng Thành của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
+ Nam giáp xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn + Tây giáp xã Yên Thổ, xã Thái Sơn của huyện bảo lâm
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, xã Sơn Lập được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 4.369 ha diện tích tự nhiên và 2.014 người xã Sơn Lộ.
Xã Sơn Lập gồm 6 xóm: Khuổi tẩu, Bản Oóng, Phia Pàn, Thôm Ngàn, Ổng Théc, Khau Ho.
Trên địa bàn xã Sơn Lập có các ngọn núi chính là Khâu Ho, Nẳm Khiếu, Nậm Yên, phja Dạ. Sơn Lập là xã khởi nguồn của sông Năng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Sơn Lập rất đa dạng có núi đá, núi đất xen kẽ là thung lũng hẹp; núi đá có khoảng 1.800 ha (chiếm 43,0%) là núi đá, khoảng 115 ha (chiếm 2,7%) là đất thung lũng còn lại 2.3790 ha (chiếm 55,3%) là đất đồi. Các ngọn núi chính là Khau Ho, Nặm Yên, Phja Dạ trong đó đỉnh Phja Dạ có độ cao 1.967 m nằm ở phía tây của xã là ngọn núi cao nhất tỉnh Cao Bằng..
Xã Sơn Lập là nơi khởi nguồn của Sông Năng, một số khu vực bên sông có địa hình thuận lợi để trồng lúa nước. Diện tích đồi núi còn lại của xã đa số là đất lâm nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Sơn Lập mang các đặc trưng của vùng núi cao phía tây của tỉnh Cao Bằng. Khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc tháng 9 hàng năm, khí hậu mát mẻ. Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, có những năm mùa khô có thể dài hơn.
22
Xã nằm trong khu vực có hiện tượng sương muối và nước đóng băng trên mặt nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đồi sống của nhân dân.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.298,89 ha. Trong đó đất nông nghiệp 4.202,51 ha chiếm 97,76%, đất phi nông nghiệp 73,48 ha chiếm 1,71%, đất chưa sử dụng 22,9 ha chiếm 0,53%, đất ở nông thôn 16,73 ha chiếm 0,01%.
b) Tài nguyên nước:
Sơn Lập có sông Năng chảy qua địa bàn xã, ngoài ra còn có các suối khe lạch nhỏ, nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được khai thác từ nguồn nước mặt. Xã có 28,3 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dung, gồm toàn bộ hệ thống sông, suối, ao như: Sông Năng, suối Phia Pàn, suối Nặm Yên, suối Khau Ho, Suối Khau Chinh....
c) Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của xã 3.483,2 ha chiếm 81,03% diện tích đất tự nhiên toàn xã, toàn bộ là đất rừng phòng hộ. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú. Rừng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá quá trình xói mòn, rửa trôi, cung cấp nguyên liệu một số cơ sở chế biến lâm sản trong địa bàn xã, là nguồn chất đốt cho nhận dân.
d) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã không có.
e) Hiện tượng thiên tai
Trên địa bàn xã có xảy ra lũ quét tại khu vực Bản Óong, Khuổi Tâu ảnh hưởng đến lúa, hoa mùa của bà con. Ngoài ra, năm nào cũng có gió lốc vào đầu hè, hiện tượng mưa đá vào đầu mùa mưa và kéo dai khoảng 20 đến 30 phút chu kỳ khoảng 3 năm/lần, làm thiệt hại cho bà con về nhà cửa, hoa mùa các loại.
23
4.1.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên
a) Thuận lợi
- Có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển cây trồng vụ đông như các loại rau cải, đỗ tương; cây ăn quả như: mận, lê; phát triển chăn nuôi bò, dê, nuôi gà đen.
- Có đỉnh Phja Dạ cao nhất tỉnh Cao Bằng (1.976 m) là một lợi thế về tiềm năng du lịch.
b) Khó khăn
- Điều kiện tự nhiên xã vùng cao gây khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sức khỏe đời sống của nhân dân trong vùng.
- Địa hình phức tạp điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, thường xảy ra lũ quét, mưa đá, gió lốc làm thiệt hại về nhà của và hoa màu của nhân dân trong xã, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hinh sử dụng đất
Xã Sơn Lập có nhiều loại đất được hình thành qua quá trình phong hóa từ các loại đá mẹ như đá vôi, đất sét,...về cấu tạo địa chất chia thành hai dạng vùng núi và vùng núi đá nhưng phần lớn là đồi núi đất, xen ké với đồi núi đá. Những loại đất chính gồm đất đỏ vàng, vàng nhạt, đất nâu trên phù sa cổ, đất dốc tụ và bồi tụ. Đất ở xã Sơn Lập khá màu mỡ, đặt biệt ở những vùng thung lũng, ven suối, đây là điều kiện thuật lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh.
Bảng 4.1: Thống kê số liệu tổng diện tích tư nhiên của xã
(Đv: ha)
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 4.298,89 100
1 Đất nông nghiệp 4.284,17 99,66
2 Đất phi nông nghiệp 46,21 1,1
3 Đất chưa sử dụng 10,25 23,8
4 Đất khu du lịch -
5 Đất khu dân cứ nông thôn 19,14 44,5
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
Từ bảng 4.3 cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 99,66% tiếp đến là đất khu dân cư nông thôn 44,5% và đất chưa sử dụng là 23,8%. Từ đó cho thấy
24
việc làm giàu từ đất nông nghiệp qua các sản phẩm lương thực con hạn chế, chủ yếu là sử dụng các giống cây trông còn kém hiểu quả, chưa áp dụng các công nghệ khoa học vào sản xuất công cụ sản xuất còn thô sơ chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết khô hạn, lũ lụt, lũ quét, sâu bệnh,...
4.1.2.1. Tình hình dân số và cơ cấu lao động
* Dân số
Theo thống kê số liệu cuối năm 2016 dân số trong toàn xã có 1.702 người, 322 hộ; Bình quân nhân khẩu toàn xã 5,2 người/hộ.
Bảng 4.2: thống kê số hộ, số khẩu, diện tích đất ở của từng xóm STT Tên các xóm Số hộ Số khẩu Diện tích (ha)
1 Phia Pàn 83 415 3,29 2 Khau Ho 62 338 2,7 3 Khuổi Tâư 69 395 3,11 4 Bản Óong 67 248 2,9 5 Ổng Théc 64 341 2,92 6 Thôm Ngàn 32 166 1,81 Tổng 377 1903 16,73
Nguồn niên giám thống kê năm 2019
*Lao động
Tổng số lao động 865 người chiếm 50,8% dân số, trong đó: - Lao động nông nghiệp: 770 người, chiếm 91,9 %;
- Lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: 0 người;
- Lao động dịch vụ thương mại, hành chính sự nghiệp: 67 chiếm 8,1%; - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 12,5%;
25
Bảng 4.3: Thống kê lao động các ngành trên địa bàn xã
TT Hạng mục Hiện trạng Tỷ lệ (%) Tổng dân số toàn xã (người) 1.702 100
I Dân số trong tuổi LĐ (người) 865 50,8
II LĐ làm việc trong các ngành kinh tế (người) 837
2.1 LĐ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 770 91,9
2.2 LĐ CN, TTCN, XD 0 0
2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, hành chính sự nghiệp 67 8,0
(Nguồn: Số liệu thông kê xã năm 2019)
Từ bảng 4.2 cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của xã chiếm tỉ lệ khá cao 50,8% trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ lệ số dân lao động nhiều nhất 770 người chiếm 91,9%. Trong khi đó lao động dịch vụ thương mai, hành chính sự nghiệp có số dân là 67 người chiếm 8%. Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dưng chiếm 0%. Qua đó cho thấy thu nhập của các hộ chủ yếu từ nông, lâm nghiệp là chính nếu không áp dụng các tiễn bộ kĩ thuật khoa học vào sản xuất thì sản lượng thu được sẽ không cao cho hiệu quả kinh tế thấp, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của người dân.
4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự giúp đỡ của các Sở, ngành; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; UBND xã sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, kinh tế của huyện đã có bước phát triển khởi sắc, mức tăng trưởng khá, văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt từ năm 2017 đến năm 2019, cụ thể đến năm 2019:
* Trồng trọt:
+ Vụ đông xuân: Đỗ tương xuân 02 ha. Năng suất đạt 6 ta/ha, sản lượng 1,2 tấn. Các loại cây trồng khác như: Bắp cải, rau các loại, mía... diện tích khoảng 9,4 ha. + Vụ mùa:
26
Tổng sản lượng lương thực có hạt trên đia bàn đạt 1.059 tấn. Đạt 100,7% chỉ tiêu huyện giao và 100,6% chỉ tiêu xã phấn đấu.
* Chăn nuôi:
+ Tổng đàn gia súc, gia cầm:
- Đàn trâu: 245/240 con, đạt 102% chỉ tiêu huyện giao và chỉ tiêu xã phấn đấu. - Đàn bò: 1005/988 con, đạt 101,7% chỉ tiêu huyện giao và chỉ tiêu xã phấn đấu. - Đàn lợn: 1587/1587 con, đạt 100% chỉ tiêu huyện giao.
- Đàn gia cầm: 12.580/12.452 con, đạt 101% chỉ tiêu huyện giao. * Lâm nghiệp:
- Hoàn thành phương án quản lý, bảo vệ, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 trình UBND huyện phê duyệt.
- Độ che phủ rừng đạt trên 49%. * Thủy sản:
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn xã là 0,93 ha (ao nuôi), phân bố rải rác đều khắp xóm. Nhân dân chủ yếu nuôi các loại cá như: Trắm, cá trôi, cá rô phi, cá chép. Số lượng nuôi trồng ít, một phần do phương thức canh tác và chưa nắm được kỹ thuật nuôi trồng nên sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình, chưa có hàng hóa bán ra thị trường.
4.1.2.4. Tình hình y tế, văn hóa, giáo dục
* Y tế
Toàn xã có 1702 người tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%
Công tác kế hoạch hóa gia đình được chỉ đạo chặt chẽ, triển khai tốt các chương trình truyền thông dân số. Tuyên truyền vận động nhân dân phải chấp hành pháp lệnh dân số, quan tâm đến chất lượng dân số, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, ổn định để xây dựng cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc.
* Văn hóa
Xã Sơn Lập có nhiều dân tộc sinh sống gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ. Mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc.
27
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động văn hóa của xã trong những năm qua đạt được kết quả tốt, các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước được phổ biến tới từng địa bàn dân cư. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đời sống tinh thần trong nhân dân được dẩy mạnh bằng nhiều hình thức và ngày càng phát triển. Có thể kể đến một số nét văn hóa đặc sắc như:
Dân tộc Tày: Lễ hội lồng tồng, lễ hội rước đất, rước nước... Dân tộc Dao: Lễ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc...
Thực hiện tốt nếp sống văn minh, các điểm dân cư luôn chấp hành các quy ước, tích cực tham gia xây dựng xã, xóm văn hóa. Đến 2016 có 4/6 xóm được công nhận làng văn hóa.
Ngoài ra các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được phát triển rộng rãi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ do huyện tổ chức đều được xã tích cực tham gia. Các phong trào nhân đao, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Tỷ lệ người tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên đạt 5 %. - Tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ đạt 20 %.
- Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật đạt 60%, được phổ biến về khoa học kỹ thuật đạt 20%.
Bên cạnh đố, xã Sơn Lập cũng được biết đến với những món ăn đặc sắc làm nên nét văn hóa ẩm thực cho vùng đất này: Mèn mén là tên gọi của một món ăn truyền thống của đồng bao dân tộc H`Mông. Mèn mén là món ăn đặc sản của người dân tộc H`Mông và là món ăn chính vì ở miền núi này địa hình đồi đã đốc nhiều nên chỉ trồng được ngô và họ đã chế biến ngô thành món mèn mén. Ngoài ra còn có rượu ngô các loại đập đà bản sắc dân tộc.
Từ những điều kiện trên cho thấy xã có tiềm năng lớn về du lịch văn hóa thu hút du khách từ khắp nơi đến không chỉ về thăm quan thắng cảnh mà đến đây khách du lịch còn có thể chiêm ngưỡng những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người dân địa phương và được thưởng thức những món ăn đặc sản của dân tộc.
28
* Giáo dục:
- Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 97 %; Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT (bổ túc, học nghề) đạt 21 %.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 7,46% tổng dân số theo độ tuổi.
4.2. Đánh giá chung tiềm năng của xã
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu thi đua lao động vượt qua khó khăn của nhân dân. Trong những năm qua xã Sơn Lập đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đời sống nhân dân đựơc nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Văn hoá - xã hội đạt được nhiều thành tích, công tác an ninh quốc phòng giữ vững.