Điều kiện cơsở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

Hệ thống điện lưới Quốc gia: Đã được kéo đến 80% các xã, thôn. Hàngnăm xã đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nhưng do đường điện kéo dài theo các triền đồi núi, hệ thống máy biến áp còn ít nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của Nhân dân trong xã. Đặc biệt là một số thôn, xóm vùng sâu, vùng xa của xã,việc sử dụng điện vào sản xuất còn hạn chế do nguồn điện thấp máy móc chạy không đảm bảo.

Giao thông: Xã Sơn Lập có hệ thống giao thông con nhiều khó khăn và hạn chế cụ thê tuyến đường từ UBNN xã đến trung tâm huyện 67km trong đó 8km là đường nhựa còn lại chủ yếu là đường đất, có 4/4 thôn, xóm có đường giao thông nôi liền đến UBNN xã, trung tâm thị trấn.

Thông tin liên lạc: Do sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu của người dân về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các thông tin về sản xuất, thị trường,... để người dân quyết định trong việc sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, huyện đã tập trung phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đến nay hệ thống bưu điện đã phục vụ được 100% dân cư, mật độ điện thoại đạt 70 thuê bao/100 dân. Tất cả các xã, thị trấn đều có điện thoại, mạng lưới truyền thanh - truyền hình Trung ương, tỉnh, huyện. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng còn đơn giản, lượng thông tin cung cấp cho Nhân dân, nhất là các xã vùng khó khăn còn hạn chế.

32

* Đánh giá chung

* Thuận lợi:

- Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu tiên để phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS, vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: Nghị quyết 30a của Chính phủ, Quyết định 755 và Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135,…

- Tình hình ANCT, TTATXH cơ bản ổn định, thế và lực được tăng cường là điều kiện thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cho sự phát triển cao và có chất lượng hơn trong những năm tiếp theo.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương, của tỉnh và Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, cùng với sự nỗ lực cố gắng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đã phát huy sức được mạnh tổng hợp để phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

- Xã có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản. Ngoài ra, còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho đời sống và sản xuất.

- Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và từng bước hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong xã, với các xã, huyện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

- Có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản: vàng sa khoáng, sắt, và tiềm năng lớn về du lịch với nhiều hang động, cảnh quan đẹp, môitrường trong sạch,...

- Nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào; tài nguyên rừng phong phú, da dạng,…là tiểm năng để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập từ rừng.

33

* Khó khăn:

- Điểm xuất phát nền kinh tế của huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Đây là khó khăn mà các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong xã phải ra sức cố gắng nỗ lực vượt qua để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Phát triển kinh tế của xã chủ yếu dựa vào NLN, trình độ lao động còn lạc

hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lượng, chất lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao.

- Cơ sở hạ tầng của xã còn hạn chế, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu, công tác giải phóng mặt bằng sạch để thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác chuyên môn của một số cơ quan hành chính nhà nước còn thiếu, chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp xã.

- Địa hình của xã chia cắt mạnh, độ dốc lớn là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy nên diện tích rừng dần bị thu hẹp là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng lao động còn rất thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu. Lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng phổ biến, năng suất lao động thấp.

- Khả năng tích lũy cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. Một số cơsở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao KHKT, thiếu giải pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng; trình độ, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, kỹ năng quản lý, sử dụng vốn không hiệu quả, chính sách về nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Tóm lại, tuy xã Sơn Lập còn có những khó khăn nhất định, song những thuận lợi là cơ bản, có thể tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành NLN nói riêng trên địa bàn xã đạt kết quả tốt.

34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)