Thực trạng thu nhập của hộ nghèo điều tra tại xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 41)

4.6.1 Đặc điểm cơ bản của hộ nghèo ở các xã điều tra

4 xóm điều tra qua Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hàng năm cho thấy: Các xã điều tra có sự phát triển kinh

tế - xã hội rất khác nhau, ngoài nguyên nhân là các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai, khoáng sản,... thì yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố chủ đạo, điều này thể hiện ở trình độ, khả năng nhận thức và tiếp cận thị trường, KHKT của người dân,… trình độ học vấn của mỗi người dân, đặc biệt là chủ hộ gia

đình và phong tục tập quán của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Ngoài ra 4 xóm điêu tra của luân văn có những điểm mạnh vê điều kiện kinh tế khác nhau như xóm Khuổi Tâu có tiềm năng lớn về du lịch với nhiều hang động đá vôi rộng lớn và đẹp ngoai ra còn có đỉnh núi Phja Dạ hùng vĩ có độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển. Xóm Phia Pàn có thê mạnh vê trồng cây lâu năm, trồng cây ngô và các cây dược liệu, đỗ tương, rau. Xóm Khau Ho có tiềm năng về nuôi trồng gia súc gia cầm các cây rau, đỗ tương nuôi trồng thủy sản…

Bảng 4.5: Phân bổ đất đai của nông hộ điều tra

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã năm 2019)

TT Loại đất Tổng toàn xã Phia Phàn Khau Ho Khuổi Tâu Bản Óong

1 Diên thích lúa nước 123,9 23,2 14,6 23,3 49,4 2 Đất trồng cây hàng năm khác 301,5 79,6 54,4 60,8 96,0 3 Đất rừng phòng hộ 3.423,4 1.159,7 141,0 651,3 1.011,9

4 Đất ở 10,9 2,2 1,2 2,3 4,0

5 Đất trồng cây lâu năm 19,3 5,0 1,7 4,3 6,9

6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 7,3 0,3 0,7 2,4 1,9

7 Đất trồng cỏ voi 21,4 4,6 8,3 3,6 3,5

8 Đất giao thông 0,3 0,2 0,1 0,0 0,1

9 Đất nuôi trồng thủy sản 0,7 0,0 0,0 0,1 0,5

10 Đất chưa sử dụng 24,1 9,0 4,5 5,8 4,5

11 Đất xây dừng trường học, nhà văn hóa 0,8 0,2 0,1 0,2 0,4

35

Bảng 4.6: Đặc điểm chung của hộ điều tra

Phân loại hộ Phia pàn Khâu Ho Khuổi Tâu Bản Oóng Trung bình Tổng số hộ điều tra(hộ) 15 15 15 15 15

Tuổi trung bình của chủ hộ (tuổi) 27 32 34 33 31,5

1.Giới tính của chủ hộ

Nam 65 73 60 70 67

Nữ 35 27 40 30 33

2.Theo nguồn gốc hộ(%)

Dân địa bàn 100 100 100 92,3 98,075

Dân di dời, khai hoang - - - 7,7 1,925

3.Theo dân tộc Dân tộc Tày 10 5 - 80 23,75 Dân tộc H`Mông 68 55 90 10 55,75 Dân tộc Dao 22 40 10 10 20,5 4.Trình độ văn hóa(%) Cấp I 70,5 56,67 60 32,22 54,85 Cấp II 23 40 23,33 54,44 35,19 Cấp III 6,5 3.33 16,67 13,34 9,96

(Nguồn: Số liệu tổng hơp từ phiếu điều tra 2020)

Từ bảng 4.6 cho thấy:

Độ tuổi của chủ hộ gia đình đang trong độ tuổi lao động, độ tuổi trung bình là 31,5 tuổi, do thiếu kinh nghiệp sản xuất và trình độ học vấn còn thấp việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế nên việc sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mang lại hiệu quả kém. Do vậy cần mở các lớp tập huấn để chia sẻ kinh nghiệp sản xuất từ khâu chọn giống đến nuôi trồng, đưa máy móc hiện đại vào sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất.

Đối với giới tính chủ hộ các hộ điều tra chủ yếu đều có chủ hộ là nam chiếm 67%, chủ hộ là nữ giới chiếm 33%. Riêng xóm Khuổi Tâu có số chủ hộ là nữ cao nhất các xóm còn lại là 40% điều này cho thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc nắm trọng trách các công việc quan trong trong gia đình.

36

Đối với trình độ văn hóa thể hiện rõ nhất ở xóm Phia Pàn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thì trình độ văn hóa chủ yếu là ở cấp I chiếm 70,5%. Điều này cho thấy yếu tố văn hóa rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thông tin, tiếp thu khoa học kĩ thuật để áp dụng phát triển kinh tế hộ gia đình

- Lao động: Trong sản xuất yếu tố lao động quyết định chủ yếu đến phát triển kinh tế của hộ. Do đó số lượng lao động và chất lượng lao động là vấn đề được quan tâm chú trọng.

Số lượng lao động của hộ bao gôm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nhận thức vê chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, khinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua quá trình sản xuất của hộ.

Bảng 4.7 Tỷ lệ số người lao động trong hộ nông dân điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Số người lao động BQ/hộ

1-2 (Người) 3-4 (Người) >5 (Người)

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) 1.Theo xóm điều tra

Phia Pàn 4 26,67 7 46,67 4 26,67 Khau Ho 5 33,33 6 40 4 26,67 Khuổi Tâu 2 14,9 8 51,77 5 33,33 Bản Oóng 2 13,33 7 46,67 6 40 2.Theo dân tộc Dân tộc Tày 8 22,45 12 57,3 6 20,25 Dân tộc H`Mông 6 20,73 10 52,67 7 26.6 Dân tộc Dao 5 35,03 7 39,67 3 25,3 3 Theo thu nhập Nhóm hộ nghèo 7 16,1 12 57,3 10 26,6

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2020)

37

Tỷ lệ số hộ có lao động từ 3-4 người chiếm đa số. Ở xóm Phia Pàn có tỷ lệ lao động phân bố khá đồng đều, quy mô lao động từ 1-2 người chiếm 26,67%, quy mô lao động từ 3-4 người chiếm 46,67%, và quy mô trên 5 lao động là 26,76%. Tại xóm Khuổi Tâu có sự chênh lệch phân công lao động khá rõ, quy mô lao động từ 3 - 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 51,77%. Từ bảng trên có thê thấy nguồn lực lao động của mỗi hộ dân là sẵn có nhưng chưa được sắp xếp hợp lý với điều kiện sản xuất của gia đình. Mặt khác đã số lao động của hộ gia đình chưa qua đạo tạo, trình dộ văn hóa còn thấp, việc tiếp nhận các thông tin khoa học còn hạn chế từ đó dân đến khả năng kiếm việc từ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn khó khăn.

Đối với phân công lao động theo dân tộc thì tỷ lệ số hộ có lao động 3-4 người tập chung đều ở các dân tộc thiểu số dao động từ 52,67% (dân tộc H`Mông) đến 57,3% (dân tộc Tày). Qua đó cho thấy nguồn nhân lực lao động trong hộ chiếm tỷ lệ cao nhưng không có sự sắp xếp hợp lý với tình hình sản xuất của hộ. Nếu trong hộ biết săp xếp hợp lý vê nguồn lao động và mạnh dạn đầu tư sản xuất thâm canh hiệu qua lao động và năng suất sẽ cao hơn từ đó việc thoát ngheo là có thể. Tính theo thu nhập thì số hộ có lao động từ 3-4 người là chủ yếu, nhưng do giá trị công lao động thấp nên ảnh hưởng đến thu nhập của từng hộ.

- Vốn sản xuất: Vốn là điều kiện quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ để hộ mở rộng quy mô sản xuất khai thác tốt nguồn lực lao động và đất đai.Tuy nhiên nguồn vốn sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vao nguôn vốn tự có của gia đình và vốn vay của các ngân hàng, các chương trình, dự án tại địa phương.

Bảng 4.8: Vốn sản xuất bình quân của các hộ điều tra

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Phia Pàn Khau Ho Khuổi Tâu Bản Oóng Tổng vốn/hộ nông dân 25 32,9 37,5 46,7

Vốn tự có 15 20,3 22,5 26,7

Vốn vay 10 12,6 15 20

Vốn vay khác - - - -

38

Từ bảng 4.8 cho thấy xóm Bản Oóng có số vốn tự có cao nhất 26,7 triệu đồng/hộ, thấp nhất là xóm Phia Pàn 15 triệu đồng/hộ. Về vốn vay thì xóm Bản Oóng tiếp cận với số vốn là vao nhất 20 triệu đồng/hộ, thấp nhất là xóm Phia Pàn với số vốn vay 10 triệu đông/hộ. Riêng vê vay vốn khác thì các hộ điều tra đều không vay. Điều này cho thấy khả năng tiếp cân tin dụng của người dân con nhiều hạn chế.

4.6.2. Kết quả sản xuất của hộ nông dân nghèo ở các xã điều tra

- Tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất NLN: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất NLN. Đây là giá trị thu nhập thuần khi chưa trừ các chi phí đầu tư cho sản xuất của hộ. Do đó, tùy vào mức đầu tư thâm canh, trình độ sản xuất của hộ mà giá trị thu được từ sản xuất NLN của các hộ là khác nhau.

Bảng 4.9 Tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất NLN của các hộ điều tra.

ĐVT: triệu đồng

Phân loại hộ Tổng thu từ sản xuất NLN Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng thu BQ 35,53 11,81 20,8 2,92

1.Theo xóm điều tra

Phia Pàn 42,43 12,5 25,7 4,23 Khâu Ho 26,2 9,5 14,5 2,2 Khuổi Tâu 32,77 11,6 19,5 1.67 Bản Oóng 40,75 13,65 23,5 3,6 2.Theo dân tộc Dân tộc Tày 30,2 11,5 15,5 3,2 Dân tộc H`Mông 24,6 9,5 13,6 1,5 Dân tộc Dao 22,95 10 10,5 2,45 3.Theo thu nhập Nhóm hộ nghèo 25,7 10,65 14,5 0,55

39

Qua bảng 4.9 cho thấy:

Tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất NLN giữa các xóm, giữa các dân tộc, các nhóm hộ phân theo thu nhập có sự khác biệt rõ rệt.Tổng giá trị sản phẩm từ ngành chăn nuôi chiếm cao nhất với giá trị binh quân 20,8 triệu đồng, thấp nhất là giá trị thu nhập từ lâm nghiệp với giá trị bình quân 2,92 triệu đồng.

Qua kết quả điều tra cho thấy các xóm có đường giao thông thuật lợi, có số dân tập chung đông có thu nhập cao hơn so vời các xóm có điêu kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thất không tập chung. Thể hiện rõ nhất ở các hộ tại xóm Phia Pàn với thu nhập binh quân cao nhất 42,43 triệu đồng, tiếp đến thứ hai là xóm Bản Oóng có thu nhập binh quân 40,75 triệu đồng, thứ ba là xóm Khuổi Tâu 32,77 triệu đồng, thấp nhất là xóm Khau Ho 26,2 triệu đồng. Qua bảng 4.10 cho thấy chi phí chăn nuôi là cao nhất với tổng trung bình/hộ là 9,96 triệu đồng. Tiếp đến là lĩnh vực trồng trọt với tổng trung bình/hộ là 33,925 triệu đồng. Thấp nhất là lĩnh vực lâm nghiệp với mức đầu tư/hộ 1,36 triệu đồng. Qua đócho thấy lĩnh vực chăn nuôi sẽ đâu tư chi phí lớn nhất so với các lĩnh vực sản xuất khác.

Bảng 4.10 Tổng chi phí sản xuất NLN của các hộ

ĐVT: Triệu đồng

Phân loại hộ sản xuất NLN Tổng chi phí

Trong đó Trông trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng chi phí bình quân 15,24 3,92 9,96 1,36

1.Theo xóm điều tra

Phia Pàn 21,18 4,23 14,45 2,5 Khâu Ho 9,57 2,22 6,4 0,95 Khuôi Tâu 12,23 3,5 8,23 0,75 Bản Oóng 17,75 5,75 10,75 1,23 2. Theo dân tộc Dân tộc Tày 17,23 6,33 8,5 2,4 Dân tộc H`Mông 16,66 4,22 11,76 0,68 Dân tộc Dao 14,2 4,5 7,75 1,95 3. Theo thu nhập Nhóm hộ nghèo 9,12 2,2 6,5 0,42

40

Tổng chi phí phân theo xóm cho thấy xóm Phia Pàn có tổng chi phí sản xuất NLN cao nhất là 21,18 triệu đồng. Thấp nhất là xóm Khâu Ho với mức đâu tư là 9,57 triệu đồng. Mức chi phí này thể hiện rõ vê việc đầu tư thâm canh cho sản xuất ở những nơi trung tâm sẽ cao hơn so với các nơi có điêu kiện khó khăn khó giao thương hàng hóa.

Tổng chi phí phân theo thành phần dân tộc cho thấy: Dân tộc Tày có mức đầu tư trong sản xuất NLN cao nhất là 17,23 triệu đồng. Thấp nhất là dân tộc Dao với mức đâu tư 14,2 triệu đồng. Qua đó cho thấy việc thâm canh sản xuất con có liên quan đến truyền thống sản xuất và từng địa bàn sinh sống của mỗi dân tộc.

- Thu nhập của hộ nông dân:

Là hiệu quả kinh tế hay phần thu được sau khi lấy tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất NLN trừ đi tổng chi phí sản xuất NLN.

Thu nhập của các hộ nông dân sẽ chịu rất nhiều từ các yếu tố như: Đất đai, khi hậu, địa hình của mỗi địa phương, trình độ lao động, nguôn lực lao động, cây trồng hay vật nuôi đưa vao sản xuất....

Bảng 4.11 Tổng thu nhập từ sản xuất NLN ở các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Phân loại hộ Tổng thu nhập tư sản xuất NLN

Trong đó

Trông trọt Chăn nuôi Lâm

nghiệp

Tổng thu nhập bình quân 20,12 7,89 10,84 1,39

1.Theo xóm điều tra

Phia Pàn 21,25 8,27 11,25 1,73 Khâu Ho 16,63 7,28 8,1 1,25 Khuôi Tâu 20,29 8,1 11,27 0,92 Bản Oóng 22,3 7,9 12,75 1,65 2. Theo dân tộc Dân tộc Tày 12,97 5,17 7 0,8 Dân tộc H`Mông 7.94 5,28 1,84 0,82 Dân tộc Dao 8,75 5,5 2,75 0,5 3. Theo thu nhập Nhóm hộ nghèo 16,58 8,45 8 0,13

(Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu điều tra năm 2020)

41

Tổng thu nhập từ sản xuất NLN theo xóm điều tra: xóm Phia Pàn có mức thu nhập cao nhất là 21,25 triệu đồng/hộ.Thấp nhất là xóm Khâu Ho với mức thu nhập 16,63 triệu đồng/hộ. Theo kết quả điêu tra thực thê cho thấy xóm Khâu Ho có điều kiện địa hình sản xuất và có đường giao thông thuật lợi cho phép người dân đi lại dễ dàng, ngoài ra người dân tại xóm tiếp cận các thông tin văn hóa, khoa học kĩ thuật, thị trường nhanh chóng và mạnh dạn hơn các xóm còn lại. Từ đó người dân có những định hướng rõ hơn vê thâm canh, cây trông chọn giống một cách chủ động mạnh dạn từ đó đêm lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tổng thu nhập từ sản xuất NLN theo dân tộc: Dân tộc Tày có mức thu nhập cao nhất là 12,97 triệu đồng/hộ, thấp nhất là dân tộc H`Mông với mức thu nhập 7,94 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên phiếu điêu tra con hạn chế 15/xóm điều này không thể khảng định một cách chính xác vê thu nhập từ sản xuất của từng dân tộc.

4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân

4.7.1 Ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật, vốn, lao động đến sản xuất của hộ

Qua điều tra tại các hộ, nhận thấy: 90% các hộ được phỏng vấn đều đánh giá rất cao việc áp dụng KHKT vào sản xuất để đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế. Một số hộ trước đây, thông qua các chương trình khuyến nông, chương trình giảm nghèo của các tổ chức phi chính phủ như dự án phân cấp giảm nghèo, dự án chia sẻ,… đã trực tiếp được tập huấn kỹ thuật, trực tiếp tham gia các mô hình như: Mô hình thâm canh Ngô lai, đậu tương giống mới, chăn nuôi lợn bản địa,..Thông qua các chương trình, nhờ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, sự hỗ trợ về vật chất như: Giống, phân bón, thức ăn,..năng suất đều cao hơn so với sản xuất đại trà từ 20 - 50%. Tuy nhiên, khi các chương trình kết thúc, do khả năng tích lũy vật chất của các hộ không có, vốn để duy trì phát triển sản xuất không đảm bảo, lao động ít nên các hộ nông dân lại quay trở lại phương thức canh tác truyền thống nên dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có tại địa phương. Vì vậy, rất cần có các chính sách hỗ trợ bền vững về vốn, KHKT cho các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo.

42

4.7.2 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất hộ

Bảng 4.12 Phương thức tiêu thụ sản phâm của hộ điêu tra

Chỉ tiêu

Sản phẩm hàng hóa chủ yếu

Lúa Ngô Đậu

tưởng Rau màu Trâu Lợn Gia cầm 1.Mục tiêu sư dụng Để gia đình sử dụng 85 56,5 30 54,2 60 Bán 15 43,5 70 45,8 100 100 100 40

2.Bán cho đối tượng

Tư thương 100 100 100 100 90 80 90 100 Nhóm hộ chế biến 10 20 10 Nhà máy chế biến 3.Hình thức bán Tại vườn 10 Tại nhà 10 20 20 60 60 50 Tại chợ 90 100 100 70 80 40 40 50 4.Phương thức bán Bán buôn 30 100 35 30 40 Bán lẻ 100 100 70 100 65 70 60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 41)