Giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo ở xã Sơn lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 51)

4.8.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã đến năm 2020

* Mục tiêu chung:

- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiệt rõ rệt, trước hết là vê ý tế, giáo dục, nhu câu sống nhưa: Nhà ở, nhà vệ sinh tiêu chuẩn,nguồn nước sinh

45

hoạt, sử dụng điện...Người nghèo tiếp cận ngày càng thuật lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.

-Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế, thực hiện XĐGN bền vững, nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu xây dựng xã Sơn Lập thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn, đạt mặt bằng chung so với các xã miền núi khác.

- Tận dụng mọi lợi thế sẵn có, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

* Mục tiêu cụ thể - Phát triển kinh tế:

+ Huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá và bền vững. Tập trung tổ chức lại sản xuất cho nông dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất tập trung quy mô lớn, theo vùng; ổn định diện tích cây lúa, ngô và một số cây trồng có thế mạnh của địa phương; phát triển vùng rau chuyên canh, vùng chè nguyên liệu; phát triển các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc tập trung, quy mô lớn gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc; duy trì tốc độ tăng đàn trâu BQ hàng năm trên 3,5%, đàn bò trên 5%; quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản.

+ Ưu tiên các nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hoá các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn; chú trọng đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống.

+ Thực hiện có hiệu quả công tác tài chính, tín dụng, phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn (thuế, phí) tăng BQ hàng năm từ 8 - 10%. Tiếp tục nâng cao chất lượn ghệ thống tín dụng, phát triển tín dụng Nhân dân, tạo điều kiện cho DN, HTX và

46

người dân tiếp cận vay vốn thuận lợi. Tập trung huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế.

- Văn hóa - xã hội: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; duy trì công tác giảng dạy văn hóa các dân tộc và lịch sử địa phương ở các trường học;hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch, kiện toàn hệ thống tổ chức các trường học theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Công tác nội chính và đối ngoại: Tăng cường các hoạt động đối ngoại, ưu tiên hoạt động phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh; mở rộng giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, các đơn vị kết nghĩa, nhằm thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển.

4.8.2 Giải pháp chung nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo xã Sơn Lập Huyện Bảo Lạc. Bảo Lạc.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn:

- Giao thông: Quan tâm nâng cấp các tuyến đường liên tỉnh, huyện, xa, thôn, xóm để đảm bao giao thông đi lại thuật lợi tạo điệu kiện cho người dân giao lưu buôn bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa.

- Hệ thống điện: Mặc du hệ thống điện lưới đã đến các thôn xóm tuy nhiên vân con một số hộ vẫn chưa có điện lưới do nhà ở xa với đường dây điện đường đi lại khó khăn. Mặt khác ở các thôn xóm chất lượng điện con hạn chế chưa đủ đáp ứng sinh hoạt, đường dây không an toàn. Phát triển mạng lưới điện là vấn đê quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của người dân.

- Hệ thống thủy lợi: Duy trì, sủa chữa các kênh mương đang có, đặc biện cần quan tâm đến xây dựng mới các hệ thống kênh mương nội đồng. Chú trọng phát triển các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đảm bảo nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

47

4.8.3 Giải pháp riêng đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo ở xã Sơn Lập. cho các hộ nghèo ở xã Sơn Lập.

4.8.3.1 Giải pháp cho điều kiện bên ngoài

Khắc phục điều kiện đi lại khó khăn: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây là việc làm cấp bách của địa phương trong việc nâng cao thu nhập của người dân nói chung và các hộ nông dân nghèo, cận nghèo nói riêng, cụ thể: từng bước khắc phục việc đi lại bằng cách nâng cấp, mở rộng hoặc bê tông hóa đường giao thông nông thôn những nơi có điều kiện.

Khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn: Điều này rất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất NLN của các hộ nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo, cận nghèo. Muốn cải thiện được thu nhập, trước hết cần có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ngành ở địa phương, đặc biệt là hệ thống khuyến nông để tìm những giống cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ưu tiên cải tạo giống bản địa có chất lượng để phát triển sản xuất.

Khắc phục khó khăn về bao tiêu sản phẩm NLNN: Cấp ủy, hính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, mời gọi các DN, HTX, các cơ sởkinh doanh trong việc liên kết từ khâu chọn giống, sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra, có thị trường ổn định, bền vững.

4.8.3.2 Giải pháp cho yếu tô gia đình

Nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp: Tại các thôn, bản nhiều hộ nông dân vẫn thường xuyên đổi công cho nhau để tăng sức lao động, hoàn thành công việc đúng mùa vụ. Đối với các hộ nghèo, cận nghèo việc mua máy móc là khó khăn, bởi vậy cần có sự hỗ trợ của các tổ chức trợ giúp để đầu tư máy móc vào sản xuất.

Giúp người nghèo, cận nghèo biết quản lý chi tiêu: Đã có nhiều hộ dân lâm vào tình trạng nghèo túng chỉ vì không biết quản lý các khoản chi tiêu của mình. Đển người dân sử dụng hợp lý các khoản chi tiêu của mình, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương cần hướng dẫn các hộ này biết cách quản lý thu nhập, hạn chế những chi tiêu không hợp lý, vận động người dân bỏ các thủ tục lạc hậu.

48

Đối với các tệ nạn khác, cấp ủy, chính quyền địa phương phải có các giải pháp ngăn chặn. Trước hết, là làm tốt công tác tuyên truyền để người dân không sa đà vào các TNXH, những người đã mắc có ý trí quyết tâm bỏ các TNXH, những trường hợp cố tình phải xử lý nghiêm; đồng thời rà soát, tổng hợp kiến nghị với cấp trên đưa các đối tượng vào các trung tâm phục hồi, giáo dục để sớm trở lại xã hội. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền vận động người dân, những gia đình có người mắc các TNXH tham gia tích cực các lớp học nghề; các tổchức xã hội thường xuyên quan tâm giúp đỡ để chính bản thân người mắc TNXH không có cơ hội giao du với những đối tượng xấu, có nghề nghiệp ổn định và tinh thầnvững vàng trước những lời dụ dỗ của các đối tượng khác. Đối với những đối tượng đãqua các trung tâm phục hồi nhân phẩm và khi các đối tượng này trở về địa phương, các tổ chức cần thường xuyên động viên, theo dõi giúp đỡ nhắc nhở, khi thấy có hiện tượng tái nghiện cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.8.3.3 Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ nghèo

Tăng cường vay vốn không cần tài sản thế chấp: Đối với người nghèo thường không mong muốn vay vốn của ngân hàng để mở rộng sản xuất, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng, để giải quyết được việc này thì cần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách, nơi hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo. Để làm được việc này cần làm tốt các công việc sau:

Thứ nhất, nâng cao hiểu biết của các hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay của ngân hàng chính sách. Đối với các hộ nghèo thì thường trình độ dân trí không cao, đây là rào cản hạn chế của các hộ nông dân trong tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin; do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục chovay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn,..., đặc biệt là các hộ cận nghèo và hộ nghèo. Vì thế cần phải có giải giải pháp giúp họ tiếp cận một cách tốt nhất với nguồn tín dụng từ ngân hàng chính sách.

Thứ hai, phát huy vai trò, chức năng của tổ chức đoàn thể, như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,…để các hộ có cơ hội

49

thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn vay; thực tế hiện nay, hầu hết các hộ nông dân nghèo và cận nghèo thường vay theo hình thức tín chấp, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng. Do vậy, nếu phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể thì người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này hơn và có vốn thì các hộ dân sẽ có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm thu nhập cho người dân.. Thứ ba, Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức đoàn thể, vì: các tổ chức đoàn thể có số hội viên đông đảo, có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình; cán bộ tín dụng có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại không hiểu rõ đời sống của người nông dân và vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phân phối mở rộng và quản lý khách hàng, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo. Do vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các tổ chức đoàn thể sẽ mang lại thuận lợi cho cả bên đi vay và bên cho vay. Cả cán bộ các tổ chức đoàn thể và cán bộ tín dụng cần được trang bị kỹ năng về quản lý, giám sát các nhóm tín dụng tiết kiệm và cần nắm vững hiểu kỹ về quy trình và thủ tục cho vay vốn.

Tăng cường nguồn vốn phi chính thức. Đây là nguồn vốn khá phổ biến trong sản xuất NLN. Việc vay vốn sản xuất từ người quen, bạn bè, anh em họ hàng giúp người nông dân có thêm được vốn để mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, các hộ nông dân có thể dựa vào các mối quan hệ này nhằm khắc phục những khó khăn như: về công cụ, sức lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm,... hầu hết các gia đình khi gặp khó khăn đều cần sự giúp đỡ của người khác, nhất là mối quan hệ huyết thống, bạn bè thân cận,... Để phát huy được nguồn vốn này, cần tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, giữa các thành viên trong làng bản, họ hàng để có thể sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

4.8.3.4 Giải pháp cho yếu tố sản xuất

Tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: Việc cơ giới hóa là sự cần thiết và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp, cần đưa máy móc như: máy cấy, máy gặt, máy tuốt,.... để giảm sức lao động con người, vật nuôi. Do vậy, cần thiết phải tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

50

Thứ nhất, rà soát, quy hoạch lại ngành NLN, tái cơ cấu lại ngành nghề sản xuất; thực hiện dồn điền, đổi thửa, mở rộng diện tích, quy mô sản xuất tập trung, không để tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ.

Thứ hai, trong điều kiện khả năng có thể của địa phương cần nghiên cứu có cơ chế riêng, đồng thời đề xuất với cấp trên tiếp tục có những chính sách ưu đãi về vốn để các nông dân nói chung và các hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS nói riêng có điều kiện đầu tư trang bị các loại máy móc cần thiết phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nông thôn để thuận lợi cho cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, tăng cường đào tạo, hướng dẫn người nông dân biết sử dụng thành thạo máy móc, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn các thủ tục vay vốn, cách lập kế hoạch quản lý vốn và giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả, không để tình trạng người dân e ngại về các thủ tục hành chính và thái độ phục vụ của CB, CC khi người dân có nhu cầu vay vốn.

Tăng cường nghề phụ cho các hộ nông dân để giảm thời gian nông nhàn:Cần phải tận dụng thời gian rảnh trong sản xuất nông nghiệp làm nhiều việc khác để tăng thu nhập. Ngoài ra, cũng cần tận dụng các sản phẩm nông sản mà người dânlàm ra tạo nên những sản phẩm mới có giá trị kinh tế.

+ Trước hết, cần rà soát, tiếp tục đào tạo nghề phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế và trình độ của người dân; hình thức đào tạo phải phù hợp, thuận tiện cho người học như: địa điểm, đi lại, sinh hoạt, học phí, thời gian, thời điểm,…để có thể thu hút được nhiều người tham gia học. Sau các lớp học này, cần có cơ chế, chính sách tạo các nghề phụ để người dân tăng thêm thu nhập.

+ Nhiều địa phương có ngành nghề truyền thống cần có giải pháp khuyến khích duy trì, bảo tồn và phát triển; có cơ chế, chính sách đặc thù để người dân mở rộng sản xuất, quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.

Thay đổi phương thức sản xuất: Với phương thức sản xuất truyền thống thì không mang lại nhiều thu nhập, cần phải thay đổi hình thức canh tác. Đối với các hộ

51

nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo và cận nghèo, hình thức canh tác chủ yếu là nhỏ lẻ, lạc hậu cho năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao. Do vậy, cần phải thay đổi từ nhận thức, tư duy đến hành động sản xuất.

Thay đổi cách tiếp cận khoa học: Nếu làm được việc này sẽ làm thay đổi được phương thức làm ăn, cải tạo hoặc thay đổi được giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, để thay đổi cách tiếp cận khoa học vào sản xuất của người dân, trong khi trình độ nhận thức của một bộ phận người dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Đây là giải pháp hết sức khó khăn, do đó, qua nghiên cứu nhận thấy các công việc cần tập trung chỉ đạo, thực hiện đó là:

Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo và hộ DTTS bằng cách khuyến khích các hộ nông dân này tham gia các lớp học từ các tổ chức hội miễn phí, các lớp tập huấn sản xuất được tổ chức tại địa phương.

Thứ hai, thay đổi tư duy, cách nhìn nhận, phương thức sản xuất lạc hậu, điềunày giúp người dân dần dần từ bỏ lối tư duy sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 51)