3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.5.1. Đánh giá tình hình tiêu chảy của lợn con tại các nông hộ
Lợn con F1 (♀Móng cái x ♂Landrace) từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được nuôi tại 3 xã Hương Vân, Hương Chữ và Hương Phong (n = 30 nái/xã) được theo dõi trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016. Tỷ lệ lợn con
mắc tiêu chảy theo ở các giai đoạn 3 ngày, 7 ngày và 21 ngày tuổi được theo dõi. Việc chẩn đoán lợn con bị tiêu chảy do E. coli được thực hiện dựa vào 3 phương pháp sau:
1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Lợn con đi phân trắng, phù đầu, lây lan mạnh, mất nước, giảm cân nhanh.
2. Kiểm tra độpH của phân: Theo Nguyễn Như Thanh (2001), khi lợn con bị tiêu chảy do E.coli. Các yếu tố độc lực sẽ kích thích vô độ ở niêm mạc ruột làm cho phân trở nên kiềm tính, còn các trường hợp tiêu chảy do các nguyên nhân khác như Rotavirus, Samonella thì phân sẽ có tính acid. Theo đó, phân lợn thải ra được lấy ngay, cho vào cốc thủy tinh và nhúng giấy quỳ vào để quan sát sự chuyển màu của giấy quỳ.
3. Lấy mẫu phân để chẩn đoán vi khuẩn học
Cách lấy mẫu: Dùng tăm bông ngoáy trực tràng lợn con bị bệnh tiêu chảy, sau đó cho vào ống eppendorf 1.5 ml có chứa dung dịch NaCl 0.85% ở điều kiện 40C.
Mỗi mẫu phân được ghi rõ: số ngày tuổi, địa điểm, tính biệt, thời gian lấy mẫu, biểu hiện lâm sàng của lợn. Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày (nếu chưa kịp xét nghiệm thì sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 2- 40
C, không quá 3 ngày). Mẫu phân của lợn tiêu chảy được ria cấy lên môi trường thạch EMB, để trong tủ ấm 370C trong 24 giờ. Sau 24 giờ nuôi cấy ở 370C tiến hành quan sát khuẩn lạc.
* Lợn con được coi là dương tính với vi khuẩn E.coli khi có đầy đủ cả 3 điều kiện: Có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, pH phân kiềm tính, xuất hiện khuẩn lạc có màu ánh kim trên môi trường EMB.