3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Kết quả nghiên cứu bệnh lý vi thể
3.2.2.1. Biến đổi bệnh lý vi thể ở đoạn tá tràng
Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể đoạn tá tràng của lợn con bị tiêu chảy ở các độ tuổi khác nhau so với nhóm không bị tiêu chảy được trình bày qua bảng 3.3
Bảng 3.3: Biến đổi vi thể tá tràng ruột non lợn con bị tiêu chảy do E. coli
Ngày tuổi
Chiều dài lông nhung (µm)
Độ sâu lớp tuyến ruột (µm)
Tỷ lệ chiều dài lông nhung/ độ sâu lớp tuyến ruột LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P 3 724,9 638,8 9,5 0,003 111,1 148,1 2,4 0,000 6,52 4,31 0,15 0,001 7 766,9 403,3 17,7 0,000 146,2 247,1 5,4 0,000 5,26 1,63 0,22 0,000 21 589,3 286,1 23,4 0,001 133,5 269,1 2,5 0,000 4,41 1,06 0,11 0,000
Ghi chú: LB: lợn bị tiêu chảy, LK: lợn không bị tiêu chảy, SE: sai số chuẩn, P: xác suất.
Qua bảng 3.3 cho thấy khi lợn con 3 ngày tuổi bị tiêu chảy do E.coli khi kiểm travi thể thấy lông nhung dài trung bình 638,8µm ngắn hơn có ý nghĩa về mặt thống kê với (p = 0,003) so với lông nhung của tá tràng ở lợn con bình thường (724,9µm).
Khi so sánh độ sâu của lớp tuyến ruột, ở lợn con bình thường độ sâu của lớp tuyến ruột là 111,1µm, nhỏ hơn so với ở lợn con bị tiêu chảy 148,1µm và sự sai khác này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Hornich và cs (1973), khi lợn con bị tiêu chảy do E. coli số tế bào tuyến ruột sẽ tăng lên làm cho độ sâu của lớp tuyến ruột cũng tăng.
Cũng qua bảng 3.3 cho thấy có sự tổn thương và biến đổi về cấu trúc của niêm mạc tá tràng lợn con 7 ngày tuổi bị tiêu chảy do E, coli . Lông nhung tá tràng lợn con bị bệnh trung bình là 403,3µm ngắn hơn so với con khỏe 766,9µm (P <0,05). Độ sâu của lớp tuyến ruột ở lợn con bị bệnh là 247,1µm, lớn hơn so với con bình thường (146,2µm). Tỷ lệ chiều dài lông nhung/ Độ sâu lớp tuyến ruột của lợn khỏe bằng 5,26 lớn hơn lợn con bị bệnh là 1,63 µm (p=0,000).
Lợn con 21 ngày tuổi khi bị tiêu chảy do E.coli cũng làm cho lông nhung của tá tràng ngắn (286,1µm) hơn so với ở lợn bình thường (589,3µm). Độ sâu của lớp tuyến ruột ở lợn bị bệnh là 269,1µm lớn hơn so với ở lợn bình thường (133,5µm).
Tóm lại lợn con ở cả 3 độ tuổi 3; 7 và 21 ngày khi bị tiêu chảy do E.coli đều tìm thấy tổn thương về mặt vi thể. Tất cả các trường hợp lông nhung đều ngắn lại, lớp tuyến ruột dày hơn so với bình thường. Đồng thời làm cho tỷ lệ giữa độ dài lông nhung/ độ sâu của lớp tuyến ruột nhỏ hơn so với ở lợn con bình thường. Tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Hornich và cộng sự (1997) với kết luận rằng trong ruột non, lông nhung bị teo lại so với bình thường là tổn thương thường gặp nhất. Hanne Kongsted và cộng sự (2013) cũng phát hiện ra rằng, lợn con tiêu chảy do E.coli cấp tính sẽ có sự thay đổi độ dài của lớp lông nhung, độ sâu của các tuyến nhưng ít làm thay đổi hình dạng của lông nhung.Trong khi đó những con vật bị tiêu chảy do E.coli với thời gian lâu hơn thì nó sẽ làm các lông nhung bị kết dính. Cùng độ tuổi này thì tỷ lệ chiều dài lông nhung so với độ sâu các tuyến lần lượt là 4,0; 4,5; 4,1 ở lợn khỏe mạnh và 0,5; 0,6 và 0,8 ở lợn bị tiêu chảy do E. coli. Trong khi tỷ lệ mà chúng tôi nghiên cứu lần lượt là 6,52; 5,26 và 4,41 của lợn không bị tiêu chảy và 4,31;1,63; 1,06 của lợn bị tiêu chảy.
Trung bình độ dài lông nhung và độ sâu của lớp tuyến ruột của tá tràng được minh họa qua biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2:Chiều dài lông nhung và độ sâu lớp tuyến ruột đoạn tá tràng ở lợn con
Qua biểu đồ 3.2 cho thấy, ở lợn con không bị tiêu chảy, trung bình độ dài lông nhung tá tràng ở giai đoạn 7 ngày tuổi là cao nhất, khi lợn con bị tiêu chảy độ dài giảm xuống ở cả 3 độ tuổi,
Độ sâu của lớp tuyến ruột ở lợn 3 ngày tuổi không bị tiêu chảy trung bình là 111,1µm, biểu đồ minh họa cho thấy độ sâu lớp tuyến ruột ở cả ba độ tuổi đều tăng lên khi lợn con bị tiêu chảy, ở giai đoạn 21 ngày tuổi mức độ tăng lên của lớp tuyến ruột là cao nhất.
Hình 3.3: Tiêu bản vi thể tá tràng lợn 21 ngày tuổi không bị tiêu chảy (trái)
Ở lợn không bị tiêu chảy, lông nhung (mũi tên màu đỏ) dài, hình ngón tay, xếp tương đối đều trên biểu mô niêm mạc ruột. Khi lợn bị tiêu chảy, niêm mạc ruột bị tổn thương, lông nhung ngắn (mũi tên màu đỏ, hình bên phải), cong lại, biến dạng. Lớp tuyết ruột (crypt) chứa nhiều tế bào bao gồm tế bào gốc, tế bào ruột chưa biệt hóa và tuyến Lieberkuhn (Trần Thị Thu Hồng, 2013).Tuy nhiên trong hình ảnh chúng tôi chụp ở độ phóng đại 100x nên không phân biệt rõ được các loại tế bào này. Chúng tôi thấy độ sâu của lớp này tăng lên đáng kể ở lợn 21 ngày tuổi bị tiêu chảy (viền chấm đen, hình bên phải), thậm chí độ sâu tăng gấp đôi ở một số trường hợp.
Các tế bào chưa biệt hóa trong lớp này sẽ sản sinh ra các tế bào lông nhung mới thay thế các tế bào lông nhung bị thoái hóa (Fairbrother, 1992).
3.2.2.2. Biến đổi bệnh lý vi thể đoạn không tràng
Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể đoạn không tràng ở lợn con bị tiêu chảy so với nhóm lợn không tiêu chảy được trình bày qua bảng 3.4
Bảng 3.4: Biến đổi vi thể không tràng lợn con bị tiêu chảy do E. coli
Ngày tuổi
Chiều dài lông nhung (µm)Độ sâu của lớp tuyến ruột (crypt) (µm)
Tỷ lệ chiều dài lông nhung/ độ sâu lớp tuyến ruột LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P 3 777,2 563,8 4,7 0,000 95,7 153,6 0,75 0,000 8,12 3,67 0,04 0,000 7 843,2 310,0 1,1 0,000 147,1 151,4 1,35 0,087 5,73 2,05 0,06 0,000 21 464,1 195,7 2,3 0,000 99,6 253,5 1,28 0,000 4,65 0,77 0,04 0,000 Ở không tràng, biểu mô niêm mạc ruột có cấu trúc sắp xếp gần giống như ở tá tràng, nhưng các lông nhung không nhọn bằng, các nốt bạch huyết bắt đầu tụ nhiều ở lớp đệm, Tuyến Brunner biến mất (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
Qua bảng 3.4 cho thấy chiều dài lông nhung ở cả 3 nhóm độ tuổi có sự khác nhau giữa nhóm lợn không tiêu chảy và lợn bị tiêu chảy, cụ thể ở 3 ngày tuổi chiều dài lông nhung niêm mạc không tràng lợn không tiêu chảy trung bình là 777,2µm
trong khi đó, chiều dài lông nhung lợn bị tiêu chảy là 563,8µm, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0,05.
Đối với nhóm lợn 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi ở đoạn không tràng, độ dài trung bình của lông nhung cũng có sự sai khác giữa hai nhóm lợn không tiêu chảy và lợn bị tiêu chảy và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với p <0,05.
Về độ sâu của các lớp tuyến ruột, qua bảng số liệu cho thấy độ sâu của lớp tuyến ruột tăng khi lợn bị tiêu chảy ở 3 và 21 ngày tuổi và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê còn ở giai đoạn 7 ngày tuổi qua quá trình nghiên cứu cho thấy, độ sâu của lớp tuyến ruột giữa con không bị tiêu chảy và con bị tiêu chảy sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Chiều dài trung bình của lông nhung và độ sâu của lớp tuyến ruột được minh họa rõ nét qua biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3: Chiều dài lông nhung và độ sâu của lớp tuyến ruột đoạn
không tràng ở lợn con
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy, độ dài lông nhung đoạn không tràng của lợn không bị tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn 7 ngày tuổi. Ở nhóm lợn con bị tiêu chảy, trung bình độ dài lông nhung giảm ở cả 3 giai đoạn, Trong khi đó, như đã phân tích ở trên khi lợn con bị tiêu chảy lớp tế bào tuyến ruột tăng sinh, dày lên và qua biểu đồ cho thấy độ sâu lớp tuyến ruột tăng lên ở giai đoạn 3 ngày tuổi và 21 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn 7 ngày tuổi độ sâu của lớp tuyến ruột ở nhóm lợn con bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy không có sự khác nhau.
Hình 3.4: Hình ảnh vi thể không tràng lợn 3 ngày tuổi không bị tiêu chảy (trái) và bị tiêu chảy (phải)
Ở lợn không bị tiêu chảy lông nhung (mũi tên đỏ) dài, hình ngón tay và xếp tương đối đều trong biểu mô ruột. Khi lợn bị tiêu chảy, niêm mạc bị tổn thương, lông nhung cong lại, biến dạng và có thể đứt nên trên hình ảnh tiêu bản thấy các vết đứt gãy và hình dạng lông nhung trở nên ngắn.
Lớp tuyến ruột gồm các ống tuyến chạy dọc theo chiều dài của ruột, nên trên bề mặt lát cắt vi thể sẽ thấy các hình tròn (mũi tên xanh). Lớp này sẽ tăng lên đáng kể khi con vật bị bệnh (Fairbrother, 1992).
Theo Lâm Thị Thu Hương (2005), không tràng là đoạn mà các lông nhung sắp xếp giống đoạn hồi tràng, nhưng tuyến Bruner biến mất, không có các van ruột nên bề mặt tương đối bằng phẳng.
3.2.2.3. Biến đổi bệnh lý vi thể đoạn hồi tràng
Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể đoạn hồi tràng lợn con bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy được thể hiện qua bảng 3.5
Bảng 3.5: Biến đổi vi thể hồi tràng lợn con bị tiêu chảy do E.coli
Ngày tuổi
Độ dài lông nhung (µm)
Độ sâu lớp tuyến ruột (µm)
Tỷ lệ chiều dài lông nhung/ độ sâu lớp tuyến ruột
LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P LK (n=3) LB (n=3) SE P 3 798,9 548,0 4,6 0,000 106,0 172,2 4,1 0,000 7,54 3,19 0,12 0,000 7 847,4 285,3 5,6 0,000 150,2 210,4 1,8 0,000 5,64 2,58 0,09 0,000 21 497,6 213,7 3,3 0,000 181,1 269,2 4,9 0,000 2,74 0,80 0,03 0,000
Qua bảng 3.5 cho thấy, độ đài lông nhung đoạn hồi tràng, độ sâu của lớp tuyến ruột và tỷ lệ giữa chiều dài lông nhung và độ sâu lớp tuyến ruột có sự khác nhau giữa nhóm lợn bị tiêu chảy và nhóm lợn không bị tiêu chảy. Cụ thể ở giai đoạn 3 ngày tuổi, chiều dài trung bình lông nhung hồi tràng của lợn khỏe là 798,9µm và lợn bệnh là 548µm và sự sai khác này có ý nghĩa về mặc thống kê (p < 0,05). Độ sâu của lớp tuyến ruột của lợn khỏe là 106µm thấp hơn độ sâu của lớp tuyến ruột của nhóm lợn bị tiêu chảy là 172,2µm.
Tỷ lệ giữa chiều dài lông nhung và độ sâu của lớp tuyến ruột phản ánh tình trạng lợn bệnh và khả năng phục hồi của lớp niêm mạc ruột non. Khi lợn khỏe, niêm mạc ruột non có lông nhung bình thường thì lớp tuyến ruột mỏng, khi bị bệnh, để biệt hóa tạo ra lớp tế bào lông nhung mới lớp tuyến dày lên rất nhiều vì vậy mà tỉ lệ giữa chiều dài lông nhung/độ sâu lớp tuyến ruột của lợn khỏe lớn hơn lợn bệnh và sự sai khác này cũng có ý nghĩa về mặt thông kê (p<0,05). Cũng qua bảng 3.5 cho thấy ở lợn khỏe, tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi vì khi lợn đến 21 ngày tuổi lông nhung sẽ ngắn lại, nhưng lớp tế bào tuyến này ít thay đổi do đó tỷ lệ này sẽ giảm dần trong khi đó nhóm lợn bị bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương của lông nhung và khả năng tăng lên của các tuyến mà tỷ lệ này sẽ thay đổi theo hướng tăng lên hay giảm xuống theo độ tuổi, trong nghiên cứu này đoạn hồi tràng thì tỷ lệ này cũng giảm dần theo độ tuổi.
Độ dài trung bình lớp lông nhung và độ sâu lớp tuyến ruột đoạn hồi tràng lợn con bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy được minh họa qua biểu đồ 3.4 như sau:
Biểu đồ 3.4: Chiều dài lông nhung và độ sâu của lớp tuyến ruột đoạn hồi tràng
Qua biểu đồ 3.4 cho thấy độ dài lông nhung đoạn hồi tràng của lợn con bị tiêu chảy giảm so với lợn con bình thường. Ngược lại, độ sâu của lớp tuyến ruột tăng lên trong trường hợp lợn con bị tiêu chảy. Vì vậy, tỷ lệ chiều dài lông nhung/ độ sâu của lớp tuyến ruột ở lợn không bị tiêu chảy luôn luôn lớn hơn lợn bị tiêu chảy, có một vài trường hợp tỷ lệ này là nhỏ hơn 1 như trong nghiên cứu của Hornich và cs (1973)
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể hồi tràng lợn con bị tiêu chảy (phải)
và không bị tiêu chảy (trái)
Khi lợn con không bị tiêu chảy, lông nhung trên niêm mạc ruột non đoạn hồi tràng xếp theo một chiều, ít bị đứt gãy (mũi tên màu đỏ). Khi bị tiêu chảy, dưới tác động của vi sinh vật, pH, dịch ruột, làm cho cấu trúc lông nhung thay đổi. Lông nhung bị đứt gãy, cong vẹo (ở cả 3 ngày, 7 ngày và 21 ngày tuổi). Sự biến đổi này không hoàn toàn giống nhau ở các giai đoạn nhưng nhìn chung tiêu chảy đều gây tổn thương và làm cho lông nhung bị biến dạng.
Ở đoạn hồi tràng, lông nhung thưa, ngắn hơn ở tá tràng và không tràng. Niêm mạc hồi tràng mỏng, các mạch bạch huyết nối với nhau tạo thành mảng payer. Khi lợn bị tiêu chảy, quan sát vi thể thấy lông nhung bị đứt gãy, thoái hóa, màng tương mạc và thanh mạc trở nên mỏng. Tuy nhiên, lớp tuyến ruột ít tăng sinh so với ở đoạn tá tràng và không tràng của lợn cùng độ tuổi bị tiêu chảy.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ