Biến đổi đại thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi bệnh lý niêm mạc ruột non của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do e coli (Trang 47 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Biến đổi đại thể

Sự biến đổi về trọng lượng và chiều dài ruột non của lợn con bị tiêu chảy so với lợn con bình thường được trình bày qua bảng 3.2

Bảng 3.2: Biến đổi trọng lượng lợn và chiều dài ruột non của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy so với lợn con bình thường

Khối lượng lợn con (kg) Chiều dài ruột non (cm)

Lợn không bị tiêu chảy Lợn bị tiêu chảy SE P Lợn không bị tiêu chảy Lợn bị tiêu chảy SE p 3 ngày 1,56 1,03 0,14 0,003 396,0 383,7 20,52 0,653 7 ngày 2,56 2,12 0,16 0,027 466,0 452,7 5,21 0,145 21 ngày 7,00 6,25 0,51 0,374 568,3 552,0 5,34 0,097

Hình 3.1: Hình thái bề ngoài của 3 đoạn ruột non của lợn con 3 ngày tuổi

bị tiêu chảy: tá tràng (A), không tràng (B) và hồi tràng (C)

Qua bảng 3.2 cho thấy: Lợn 3 ngày tuổi ở nhóm không bị tiêu chảy có khối lượng trung bình là 1,56 kg trong khi ở lợn bị tiêu chảy là 1,03 kg. Sự khác nhau về khối lượng này có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05). Lợn 3 và 7 ngày tuổi nếu bị tiêu chảy sẽ sụt giảm khối lượng rất nhanh do cơ thể chứa nhiều nước. Khối lượng của lợn ở độ tuổi 21 ngày là không có sự sai khác có ý nghĩa về mặc thống kê (p>0,05) giữa nhóm lợn bị tiêu chảy và lợn không bị tiêu chảy.

Không có sự khác nhau giữa chiều dài ruột non ở nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng ở cả 3 lứa tuổi. Tuy nhiên, thành ruột tại một số vị trí như tá tràng, không

tràng mỏng (hình 3.1), dạ dày chứa đầy sữa không tiêu, có vài vị trí tắc nghẽn trong ruột ở nhóm lợn bị bệnh mà không thấy ở nhóm lợn không bị bệnh. Không phát hiện bất kỳ hiện tượng xuất huyết niêm mạc ruột ở cả hai nhóm lợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy.Theo nghiên cứu của Claude Faubert (1992), tiêu chảy do E.coli

ở lợn con chủ yếu làm đứt gãy lông nhung niêm mạc ruột, làm cho con vật kém hấp thu, tăng cường co bóp nên phân lỏng và mất nước.

Độ mất nước: Qua nghiên cứu, dựa vào các chỉ tiêu đánh giá độ mất nước của Phạm Ngọc Thạch (2002), lợn con tiêu chảy ở giai đoạn 3 ngày tuổi đều mất nước độ 2, các giai đoạn khác thấy lợn bị tiêu chảy mất nước ở độ 1 trong khi không thấy hiện tượng mất nước ở nhóm lợn không bị tiêu chảy. Khi bị mất nước lợn con gầy còm, da bọc xương, trọng lượng giảm rất nhanh và đây là lý do lợn suy kiệt mà chết.

Sự thay đổi cấu trúc thành ruột non

Qua quá trình mổ khám và lấy mẫu bệnh phẩm chúng tôi nhận thấy 9 lợn bị tiêu chảy ở cả 3 độ tuổi đều có hiện tượng mỏng thành ruột, tích khí, tích nước bên trong, một số trường hợp có hiện tượng xuất huyết màng treo ruột. Ngược lại nhóm lợn không tiêu chảy đa số có thành ruột dày, hồng hào và co giãn tốt. Điều này khá phù hợp với cơ chế, khi gia súc bị tiêu chảy làm ruột con bóp mạnh, nước thoát ra lòng ruột nhiều, tăng acid và bề mặc niêm mạc bị bào mòn và thoái hóa.

Theo Nguyễn Như Pho (2003), khi nghiên cứu 90 lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do E.coli thì không có trường hợp niêm mạc ruột non xuất huyết, chỉ bị xung huyết. Các trường hợp tiêu chảy dương tính với Salmonella mới gây xuất huyết và hoại tử niêm mạc, hoặc do cầu trùng cũng gây xuất huyết niêm mạc. Trong nghiên cứu này, mổ khám 9 lợn tiêu chảy do E.coli ở các giai đoạn 3, 7 và 21 ngày tuổi đều không phát hiện thấy trường hợp xuất huyết niêm mạc, chỉ có 1 trường hợp tiêu chảy nặng ở 3 ngày tuổi có hiện tượng xung huyết nặng và các trường hợp còn lại chủ yếu chứa nước, phân lỏng hay sữa không tiêu và niêm mạc xung huyết nhẹ sau 3 ngày tiêu chảy. Kết quả mổ khám của chúng tôi tương đồng với phát hiện trên, do đó càng giúp chúng tôi củng cố bằng chứng rằng những lợn bị tiêu chảy dùng trong nghiên cứu của chúng tôi là do E.coli gây ra mà không phải nguyên nhân khác như cầu trùng hay Salmonella.

Hình 3.2: Ruột non lợn con 3 ngày tuổi không bị tiêu chảy (trái) và bị tiêu chảy (phải),

Hình 3.2 cho thấy, ở lợn con không bị tiêu chảy, tá tràng có màu hồng tươi, không bị giãn, độ đàn hồi tốt. Niêm mạc tá tràng hiện rõ các nếp nhăn (mũi tên màu đỏ) nơi chứa các lông vi nhung. Ngược lại, ở lợn con bị tiêu chảy, toàn bộ ruột non có màu nhợt nhạt khi nhìn từ bên ngoài. Khi mở ra thấy tá tràng giãn, giảm đàn hồi, Niêm mạc tá tràng xung huyết nên các nếp nhăn không còn thấy rõ (mũi tên màu xanh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi bệnh lý niêm mạc ruột non của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do e coli (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)