Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2004), Chu Thị Thơm và cs (2006) cho biết: Bệnh sán lá ruột gà, vịt gặp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh thấy ở khắp các vùng. Bệnh phân bốở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta, loài phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho gà, vịt là Echinostoma revolutum. Gà, vịt bị nhiễm nhiều, bệnh phát nặng ở vùng đồng bằng, nhất là những nơi gần ao, hồ, ruộng, vũng nước... có nhiều ký chủ trung gian bổ sung.
Gần đây, Bùi Thị Dung và cs. (2007) đã nghiên cứu về tình hình nhiễm ấu trùng sán lá ởốc nước ngọt và vai trò của ốc trong sự truyền bệnh sán lá cho người và vật nuôi tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Tác giả cho biết: trong 10.879 mẫu ốc nước ngọt thuộc 16 loài, có 639 ốc bị nhiễm ấu trùng sán lá, chiếm tỷ lệ
5,78%. Trong 16 loài ốc, có 8 loài nhiễm ấu trùng sán lá, đây là những loài đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho người và vật nuôi. Tác giả tìm thấy ấu trùng của 10 loài sán lá ký sinh ở các loài ốc thu được, thuộc 6 nhóm Cercaria, trong đó nhóm Cercaria của các loài thuộc giống Echinostoma này chiếm tỷ lệ
24,56% và là một trong ba nhóm gây bệnh sán lá cho người và vật nuôi.
Từ tháng 10/2011 - 4/2012, Chantima K. và cs. (2013) đã kiểm tra 2.914 ốc thuộc 12 loài tại 6 huyện của tỉnh Chiang Mai, Thái Lan thấy 7 loài ốc (Clea helena, Eyriesia eyriesi, Bithynia funiculata, Bithynia siamensis siamensis, doliaris Filopaludina, Filopaludina sumatrensis polygramma và Filopaludina martensi martensi) nhiễm Metacercariae của sán lá Echinostoma spp. Sự phổ biến của
Metacercaria cao nhất trong ốc Filopaludina spp. (38,5-58,7%), tiếp theo là B. funiculata (44,0%), E. eyriesi (12,5%), B. siamensis (8,2%) và C. helena (5,1%).
Hà Huỳnh Hồng Vũ và cs. (2014) đã thu thập 5.636 ốc nước ngọt từ đồng lúa, ao, mương, kênh, rạch tại hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, các tác giả kết luận: Có 14 loài ốc nước ngọt đã được thu thập và định danh ở cả 2 tỉnh khảo sát bao gồm Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Indoplanorbis exustus, Clea sp.,
Bithynia siamensis, Mekongia sp., Eyriesia sp., Adamietta sp., Melanoides tuberculata, Sermyla sp., Tarebia granifera, Pomacea canaliculata, Trochotaia sp., và Filopaludina martensi martensi thuộc 7 họ: Lymnaeaidae, Planorbidae, Buccinidae, Thiaridae, Viviparidae, Bithynidae, Ampullariidae. Các loài ốc nước ngọt có tần số xuất hiện cao ở loài ốc Lynmaea swinhoei (17,07%), Bithynia siamensis (12,74%), Lymnaea viridis (11,43%), Eyriesia sp. (9,07%), Tarebia granifera (8,41%), Pomacea canaliculata (8,23%), Melanoides tuberculata
(7,75%), Mekongia sp. (7,34%), Indoplanorbis exustus (7,18%). Trong 14 loài được tìm thấy có 13/14 loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của các loài sán lá gây bệnh cho người và vật nuôi.
Bệnh phát quanh năm, nhưng gia cầm mắc bệnh tăng vào mùa Hè, khi nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều. Cuối Thu và Đông, nhiệt độ giảm xuống, số lượng nhuyễn thể và nòng nọc giảm đi, gia cầm ít tiếp xúc với ký chủ trung gian thì mức độ nhiễm cũng giảm.
Những gia cầm thường xuyên tiếp xúc với nước như vịt, ngỗng... mức độ
nhiễm sán nặng hơn những gia cầm ở cạn như gà, gà tây.
Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2014) đã mổ khám 438 gà thả
vườn tại 3 huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Giồng Trôm và huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy gà thả vườn tại địa điểm khảo sát nhiễm 16 loài, trong đó có 5 loài thuộc lớp Nematoda: Tetrameres mohtedai, Heterakis galinarum, H. beramboria, Ascadia galli,Oxyspirura mansonui; 5 loài thuộc lớp Cestoda: Railietina echinoborida, R. tetragona, R. penetrans, R. georgiensis và Cotuginia digonopora và 6 loài thuộc lớp Trematoda: Philopthalmus gralli, Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum, E. beleocephalus, Notocotylus agyptiacus, Catatropis verucosa.
Lê Văn Trọng (2010) đã xét nghiệm 1.322 mẫu phân vịt các lứa tuổi, tỷ lệ
nhiễm sán lá ruột là 27,16% (số trứng/ vi trường kinh hiển vi là 1 - 14 trứng). Mổ khám 309 vịt, có 37,86% nhiễm sán lá ruột (1 - 48 sán/ cá thể vịt); tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi: vịt dưới 3 tháng tuổi nhiễm 17,35%, 3 - 6 tháng tuổi nhiễm 43,52%, trên 6 tháng tuổi nhiễm 51,46%. Ở vụ Hè - Thu tỷ lệ nhiễm là 43,56% (1 - 48 sán/ vịt), vụĐông - Xuân là 31,51% (1 - 9 sán/ vịt).
Hứa Thị Mừng (2016) mổ khám 300 gà ở 3 lứa tuổi, có 62 gà nhiễm sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 20,67% với cường độ nhiễm từ 1 - 23 sán/gà. Trong đó, gà ở lứa tuổi > 6 tháng nhiễm sán lá ruột với tỷ lệ và cường độ cao nhất (24,11% và cường độ 4 - 23 sán lá ruột/gà). Gà ở lứa tuổi < 3 tháng có tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất (14,12% và 1 - 9 sán lá ruột/gà).
Nguyễn Nhân Lừng (2013) đã sử dụng arazilquantel liều 7,5mg/kg thể trọng để
tẩy sán lá và sán dây cho gà thấy hiệu lực tẩy sạch đạt 86,67%. Tác giả cũng cho biết: kết hợp arazilquantel với albendazole có tác dụng tẩy cả sán lá, sán dây và giun tròn tốt hơn dùng riêng từng loại.
Huỳnh Tấn Phúc (2001) cho biết, khi mổ khám 120 vịt tại huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) đã phát hiện được 18 loài giun sán, trong đó có 9 loài sán lá. Tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình là 61,7%.
Nguyễn Đình Bảo và cs. (2003) mổ khám 120 vịt của 4 huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tìm thấy 287 mẫu sán lá ký sinh. Trong 7 loài phát hiện có 4 loài sán lá đường ruột: Hypoderaeum conoideum, Echinostoma revolotum, Echinostoma miyagawai, Echinoparyphium recurvatum; trong đó có 3 loài sán lá ruột: loài
Echinostoma miyagawai tìm thấy ở 8/8 điểm điều tra, 2 loài Hypoderaeum conoideum, Echinostoma revolutum tìm thấy ờ 7/8 điểm điều tra. Về tỷ lệ và cường
độ nhiễm, tác giả cho biết: tỷ lệ nhiễm chung các loài sán lá là 32,5%, trong đó nhiễm sán lá ruột là 19,16% với cường độ nhiễm từ 3 -18 sán/vịt.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) cho biết, yếu tố đầu tiên và quan trọng chi phối thành phần loài của khu hệ ký sinh trùng ở động vật là tuổi của vật chủ.
Đối với hầu hết các bệnh sán lá, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá thường tăng dần theo tuổi vật chủ.
Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2014) đã mổ khám 438 gà thả
vườn tại 3 huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Giồng Trôm và huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy gà thả vườn tại địa điểm khảo sát nhiễm 16 loài, trong đó có 5 loài thuộc lớp Nematoda: Tetrameres mohtedai, Heterakis galinarum, H. beramboria, Ascadia galli, Oxyspirura mansonui; 5 loài thuộc lớp Cestoda: Railietina echinoborida, R. tetragona, R. penetrans, R.georgiensis và Cotuginia
digonopora và 6 loài thuộc lớp Trematoda: Philopthalmus gralli, Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum, E. beleocephalus, Notocotylus agyptiacus, Catatropis verucosa.
Hồ Thị Thuận và cs. (1988) khảo sát giun sán ký sinh ở vịt Anh Đào nuôi chạy đồng thuộc quận ThủĐức, Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả cho biết, vịt nhiễm 21 loài giun sán, trong đó có 6 loài sán lá. Cường độ nhiễm cao ở vịt non nhưng thành phần loài ít, ngược lại vịt già cường độ nhiễm thấp nhưng thành phần loài nhiều hơn.
Nguyễn Thị Lê (1989) đã mổ khám 275 vịt tại 4 địa điểm thuộc hai tỉnh Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh thấy, vịt bị nhiễm giun sán ở tất cả các lứa tuổi, tỷ lệ
nhiễm 97 - 100%. Vịt nhiễm sán lá nặng nhất (94,97%). Thành phần loài khá đa dạng và phong phú (25 loài sán lá).
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), bệnh phổ biến ở khắp các vùng trong cả nước, vùng đồng bằng nhiễm nhiều hơn so với vùng núi và trung du. Vịt, ngan, ngỗng là những loài thường xuyên tiếp xúc với nước nên mức độ nhiễm thuờng nặng. Nguồn gieo rắc mầm bệnh ra ngoài môi trường, không những là vịt, gà, ngan, ngỗng, bồ câu mà còn gặp ở các loài chim hoang dã khác.
Huỳnh Tấn Phúc (2001) cho biết, khi mổ khám 120 vịt tại huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) đã phát hiện được 18 loài giun sán, trong đó có 9 loài sán lá. Tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình là 61,7%.
Nguyễn Hữu Hưng và cs. (2002) đã nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên vịt thảđồng tại tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh. Tác giả mổ khám 671 vịt, tìm thấy 10 loài sán lá, tỷ lệ nhiễm tới 62,74%. Vịt nhiễm ở tất cả các lứa tuổi, cao nhất ở vịt trên 4 tháng tuổi. Trong đó, các loài sán lá ruột tìm thấy là Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum và Hypoderaeum conoideum. Cả
hai tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh đều tìm thấy các loài này, nhưng tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột có sự khác nhau rõ rệt. Loài Echinostoma revolutum ở Cần Thơ là 8,13%, ở Trà Vinh là 26,20%; loài Echinostoma myiagawai ở cần Thơ là 30,05%, ở
Nguyễn Hữu Hưng và cs (2006) mổ khám 3776 vịt nuôi chạy đồng trong hai vụ chăn thả ở 4 lứa tuổi vịt tại 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: phát hiện vịt nhiễm giun sán tỷ lệ rất cao (82,55%), định danh được 27 loài. Trong đó có 13 loài sán lá (8 loài sán lá đường tiêu hoá), tỷ nhiễm sán lá là 73,45%. Tác giả cho biết: tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, vùng sinh thái, mùa vụ và lứa tuổi của vịt. Tỷ lệ nhiễm cao thấy ở các loài: Echinostoma revolutum (23,89%),
Hypoderaeum conoideum (23,04%), Echinostoma miyagawai (22,75%),
Echinoparyphium recurvatum (16,53%). Phân bố rộng ở khắp các điểm khảo sát là 3 loài sán lá đường tiêu hoá: Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum conoideum, Echinostoma revolutum có khả năng lây nhiễm từ vịt sang người.
Mổ khám 210 vịt CV Super – M tạo trại giống vịt Vigova, Nguyễn Hữu Huân (2008) cho biết: có 34 con nhiễm sán lá Echinostoma miyagawai ở đường tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm là 16,19%. Cường độ nhiễm E. miyagawai tổng số ở vịt nuôi vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Tác giả sử dụng niclosamid để tẩy sán lá ruột cho vịt thấy tỷ lệ sạch là 67,85%, đạt hiệu quả chưa cao.
Theo dõi gà nhiễm sán lá ruột tại Thanh Hóa, Lê Đắc Lợi (2015) thấy: có 16,67% số gà nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng chủ
yếu là 100% số gà gầy yếu, ăn kém, lông khô, xơ xác; da và niêm mạc nhợt nhạt, vận động chậm chạp; 40,00% số gà ỉa chảy, phân đôi khi có lẫn máu và vùng lông xung quanh hậu môn dính bết, gà hay uống nước. Mổ khám thấy bệnh tích đại thể
do sán lá ruột gây ra là: ruột và manh tràng bị tổn thương, niêm mạc ruột có nhiều
điểm xuất huyết lấm tấm.
Nguyễn Nhân Lừng và cs (2011) đã nghiên cứu và cho biết: Tỷ lệ nhiễm sán lá tăng dần theo tuổi gà, cao nhất ở gà trên 6 tháng tuổi và thấp nhất ở gà dưới 2 tháng tuổi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Faltýnková A. và cs (2015) cho biết, có 6 loài sán lá ký sinh ở chim và gia cầm thu thập tại một số nước châu Âu, đó là Echinostoma revolutum (Frölich, 1802), E. bolschewense (Kotova, 1939), E. miyagawai (Ishii, 1932), E. nasincovae, E. paraulum
Choi M. H. và cs. (2006) cho biết: hình thái vĩấu của Echinochasmus japonicus
dưới kính hiển vi điện tử quét có hình trứng và đuôi nhỏ, bề mặt được bao phủ bởi các gai nhỏ. Khi nuôi ấu trùng trong nước thí nghiệm thấy sau 4 ngày vĩấu phát triển thành nang ấu có sức gây bệnh. Gây nhiễm nang ấu cho gà và vịt thí nghiệm thấy sau 28 ngày mổ khám thu thập được sán lá trưởng thành.
Besprozvannykh V. V. (2009) đã mô tả chu kỳ sống của hai loài sán lá ruột
Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926 và E. beleocephalus (Linstow, 1873). Tác giả
cho biết ký chủ trung gian thứ nhất của E. japonicus là ốc của chi Boreoelona, E. beleocephalus là ốc Parafossarulus. Ký chủ trung gian thứ hai là cá nước ngọt và nòng nọc ếch. Nang ấu được gây nhiễm cho gà thí nghiệm và đều thu thập được sán trưởng thành ký sinh trong ruột gà.
Orunç O. và Biçek K. (2009) đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở gà tại khu vực Van - Thổ Nhĩ Kỳ bằng phương pháp xét nghiệm phân (phương pháp trực tiếp, phù nổi và gạn rửa sa lắng) thấy 65% gà nhiễm cầu trùng, Echinostoma spp. 2%,
Davania proglottina 8%, Raillietina spp. 10%, Trichostrongylus tenuis 4%, Dispharynx nasuta 1%, Ascaridia galli1 3%, Heterakis gallinarum 15% và Capillaria spp. 30%.
Saijuntha W. và cs (2011) cho biết: Echinostomatidae là ký sinh trùng phổ biến ký sinh ởđường ruột gây bệnh cho cả người và động vật tên toàn thế giới. Trong đó 2 loài Echinostoma revolutum và Echinoparyphium recurvatum thường gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, thậm chí ở cả con người.
Chantima K. và cs. (2013) thu thập nang ấu của sán lá Echinostome spp. Trong môi trường nước và gây nhiễm cho gà, sau 15 - 20 ngày mổ khám đã thấy sán lá trưởng thành ký sinh trong ruột gà.
Kavetska K. M. và cs. (2008) đã kiểm tra 124 cá thể ngỗng hoang dã sống tại Tây Pomerania thấy ngỗng hoang dã nhiễm 29 loài ký sinh trùng, bao gồm:
Paracoenogonimus ovatus Katsurada, 1914; Diplostomum mergi Dubois, 1932; D. parviventosum Dubois, 1932; D. phoxini (Faust, 1918); D. pusillum (Dubois, 1928);
Ornithodiplostomum scardinii (Shulman in Dubinin, 1952); Echinochasmus spinulosus
(Rudolphi, 1808); Echinoparyphium cinctum (Rudolphi, 1802); E. recurvatum
1802); Hypoderaeum conoideum (Bloch, 1782); Stephanoprora pseudoechinata
(Olsson, 1876); Cryptocotyle concava (Creplin, 1825); C. lingua (Creplin, 1825);
Leucochloridiomorpha lutea (von Baer, 1826); Catatropis verrucosa (Fröhlich, 1789); Notocotylus attenuatus (Rudolphi, 1809); Paramonostomum alveatum
(Mehlis, 1846); Metorchis xanthostomus (Creplin, 1846); Prosthogonimus ovatus
(Rudolphi, 1803); P. rarus Braun, 1901; Psilochasmus oxyurus (Creplin, 1825);
Psilostomum brevicolle (Creplin, 1829); Psilotrema simillimum (Mühling, 1898);
Bilharziella polonica (Kowalewski, 1895); Apatemon gracilis (Rudolphi, 1819);
Australapatemon minor (Yamaguti, 1933); Cotylurus cornutus (Rudolphi, 1808). Kiểm tra 2.914 ốc thuộc 12 loài tại 6 huyện của tỉnh Chiang Mai, Thái Lan Chantima K. và cs (2013) đã thấy 7 loài ốc (Clea helena, Eyriesia eyriesi, Bithynia funiculata, Bithynia siamensis siamensis, doliaris Filopaludina, Filopaludina sumatrensis polygramma và Filopaludina martensi martensi) nhiễm metacercaria của sán lá Echinostome spp. Sự phổ biến của metacercaria cao nhất trong ốc
Filopaludina spp. (38,5-58,7%), tiếp theo là B. funiculata (44,0%), E. eyriesi
(12,5%), B. siamensis (8,2%) và C. helena (5,1%).
Youssefi M. R. và cs. (2014) đã mổ khám 136 vịt trời tại một số khu vực thuộc Fereydunkenar, Iran thấy 70,50% số vịt nhiễm giun sán. Các loài giun sán
được xác định bao gồm ấu trùng Contracaecum ký sinh ở dạ dày, Diorchis stefanskii ký sinh ở ruột non, Hypoderaeum conoideum ký sinh ở ruột non và
Notocotylus attenuatus ký sinh ở manh tràng.
Mổ khám 90 vịt chăn thả thu thập từ miền Bắc, Trung và Đông Bắc Thái Lan Saijuntha W. và cs. (2013) thấy 51 vịt bị nhiễm một hoặc nhiều loài sán lá, chiếm tỷ
lệ 56,7%. Các loài sán gồm: Echinostoma revolutum, Echinoparyphium recurvatum
và Hypoderaeum conoideum. Cường độ nhiễm sán lá biến dộng từ 2 - 49 sán/vịt. Farias J. D. và Canaris A. G. (1986) đã cho biết: Mổ khảo sát 129 vịt tại Mexico phát hiện 25 loài giun sán ký sinh trong đường tiêu hoá của vịt, có 3 loài sán lá ký sinh ở ruột: Echinoparyphium recurvatum, Echinostoma revolutum và
Chullabusapa và cs. (1992) mổ khám 200 vịt tại Bangkurad Amphur Bangyai tỉnh Nonthaburi (Thái Lan) đã phát hiện vịt nhiễm giun sán với tỷ lệ 66%, với 6 loài giun sán ký sinh, trong đó có 2 loài sán lá ký sinh ở ruột Echinostoma revolutum và Hypoderaeum conoideum. Nguyên nhân là do vịt ăn phải vật chủ
trung gian mang mầm bệnh sán lá có trong môi trường nước vào mùa mưa.
Mổ khám 100 vịt nuôi gia đình ở khu vực Belgrade (Nam Tư), Kulisis Z. và Lepojev O. (1994) cho biết: vịt ở khu vực này nhiễm sán lá với tỷ lệ 72% và tác giả đã định danh đuợc 13 loài giun sán ký sinh ở vịt, trong đó có 4 loài sán lá ruột
(Echinostoma revolutum, Notocotilus imbricatus, Hypoderaeum conoideum, Echinoparyphium recurvatum). Tác giả nhận xét, tỷ lệ nhiễm sán lá ở vịt phụ thuộc vào mùa vụ, tập quán chăn nuôi và điều kiện sinh thái ở mỗi vùng.
Betlejewska K. M. và Korol E. N. (2002) kiểm tra sự hiện diện của sán
đường ruột trong 55 bầy vịt trời (1.758 cá thể) tại khu vực của Szczecin. Sán lá ruột
đã được tìm thấy trong 69,1% số vịt điều tra với 15 loài, trong đó tỷ lệ nhiễm cao thấy ở các loài Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma sp.,
Echinoparyphium recurvatum.
Iakovleva G. A. và cs. (2012) cho biết, chim nước ở Karelia nhiễm 23 loài sán lá, trong đó có 8 loài mới lần đầu được phát hiện tại khu vực này, đó là:
Urogonimus macrostomus, Neoeucotyle zakharovi, Hypoderaeum conoideum, Echinostoma robustum, Orchipedum tracheicola, Prostogonimus cuneatus, P. ovatus và P. rarus.Khan A. J. và cs. (1983) đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán
ở vịt tại Peshawar (Pakistan), tác giảđã phát hiện 3 loài sán lá, trong đó có 2 loài ký sinh phổ biến ở đường tiêu hoá vịt là: Echinostoma paraulum và Echinoparyphium recurvatum.
Kurt M. và Acici M. (2008) đã khảo sát tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở
gà tại khu vực Samsun, phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ thấy 88% trong số 83 gà thả vườn và 4% trong số 52 gà đẻ bị nhiễm giun sán; tuy nhiên, trong 50 gà nuôi thịt không có