- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá ruột qua xét nghiệm phân:
Tất cả mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng (Benedek). Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là sử dụng nước để phân lập trứng sán lá, do tỷ trọng của trứng sán lá lớn hơn tỷ trọng của nước lã nên trứng sẽ
lắng xuống dưới (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, Nguyễn Thị Kim Lan, 2012). Phương pháp gạn rửa sa lắng tiến hành như sau: Lấy mẫu phân cho vào cốc thuỷ tinh có nước lã, khuấy mạnh cho tan phân, lọc qua lưới lọc vào một cốc thuỷ tinh,
để yên cho lắng cặn xuống, gạn nước ở trên đi; lại cho nước vào, để yên 15 phút cho lắng xuống và gạn nước ở trên đi... Làm liên tục nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, gạn nước đi và cho cặn vào hộp lồng soi kính hiển vi tìm trứng sán lá ruột, soi kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần, đếm số trứng sán lá ruột/ vi trường. Những mẫu xét nghiệm thấy có trứng sán lá ruột được đánh giá là có nhiễm và ngược lại là không nhiễm.
Cường độ nhiễm sán lá ruột ở gà, vịt sẽ căn cứ vào toàn bộ số lượng trứng sán lá đếm được trên 1 vi trường kính hiển vi, được đánh giá ở 4 mức:
+ Nhiễm nhẹ: 1 - 5 trứng/ vi trường (ký hiệu +) + Nhiễm trung bình: 6 - 10 trứng/ vi trường (ký hiệu ++) + Nhiễm nặng: 11 - 15 trứng/ vi trường (ký hiệu +++) + Nhiễm rất nặng: > 15 trứng/ vi trường (ký hiệu ++++)
Ghi chú: Việc xác định cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt và gà tại các địa phương
được căn cứ vào số lượng trứng sán/ vi trường kết hợp với các triệu chứng lâm sàng thể hiện. Mức quy định cường độ nhiễm sán lá ruột ở gà, vịt này chỉ áp dụng trong xét nghiệm những mẫu phân gà, vịt trên địa bàn 3 huyện Phú Lương, Phú Bình,
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.