3.2.3.1. Bệnh tích vi thể do sán lá ruột gây ra ở gà
Bằng phương pháp cắt cúp tổ chức, tẩm đúc parafin, nhuộm hematoxilin - eosin và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học, chúng tôi đã xác định được những biến
đổi bệnh tích vi thể ở đường tiêu hoá của gà do sán lá ruột gây ra. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của gà bị bệnh sán lá ruột
Qua bảng 3.13 cho thấy: Trong tổng số 30 tiêu bản nghiên cứu có 9 tiêu bản có biến đổi vi thể rõ rệt, chiếm tỷ lệ 30,00%. Trong đó, tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích ở
Tên mẫu Số tiêu bản nghiên cứu Số tiêu bản có biến đổi vi thể Tỷ lệ (%) Ruột non 10 8 80,00 Manh tràng 10 0 0,00 Ruột già 10 1 10,00 Tính chung 30 9 30,00
các phần ruột non là cao nhất (80,00%), tỷ lệ có biến đổi vi thểở ruột già là 10% và không có bệnh tích ở manh tràng.
Chúng tôi lý giải cho kết quả trên là do sán lá ruột chủ yếu bám vào niêm mạc ruột non và số ít bám vào ruột già nên bệnh tích vi thể tập trung nhiều nhất ở ruột non, rất ít ở ruột già và không có ở manh tràng.
Khi gà bị sán lá ruột ký sinh với số lượng lớn, sán dùng giác bám bám chặt vào niêm mạc ruột, đồng thời tiết độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tổn thương lông nhung ở ruột. Các mao quản trong lông nhung ruột bị sung huyết, xuất huyết do tác động cơ giới và tác động độc tố của sán lá; từ đó gây hoại tử tế bào biểu mô ruột.
Bảng 3.14. Bệnh tích vi thể ở ruột của gà bị bệnh sán lá ruột
Nguồn gốc tiêu bản Số tiêu bản có bệnh tích Kết quả theo dõi Bệnh tích vi thể chủ yếu Số tiêu bản T% ỷ lệ Ruột non 8
Lông nhung bị tổn thương, đỉnh lông nhung tù, một số lông nhung bị đứt nát
6 75,00
Biểu mô phủ thoái hoá 5 62,50
Hạ niêm mạc tăng sinh và xuất huyết 2 25,00
Thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong
lớp hạ niêm mạc 4 50,00
Ruột già 1
Lông nhung ruột bị bong tróc 1 100
Tăng sinh tương bào 1 100
Thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong
lớp hạ niêm mạc 1 100
Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Những biến đổi vi thể chủ yếu là niêm mạc ruột non, phần đầu ruột già bị bong tróc, thoái hóa biểu mô phủ; lông nhung bị tổn thương, đỉnh lông nhung tù, một số lông nhung bị đứt nát, xuất huyết trong các lớp niêm mạc; xuất hiện nhiều tế bào bạch cầu ái toan trong lớp niêm mạc của tiêu bản. Cụ thể như sau:
Lông nhung bị tổn thương (9/9 tiêu bản), đỉnh lông nhung tù, một số lông nhung bị đứt nát (6/9 tiêu bản), sung huyết, xuất huyết trong các lớp niêm mạc (2/9 tiêu bản). Biểu mô phủ bị thoái hoá (5/9 tiêu bản). Thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong lớp hạ niêm mạc (9/9 tiêu bản).
3.2.3.2. Bệnh tích vi thể do sán lá ruột gây ra ở vịt
Kết quả về tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của vịt bị bệnh sán lá ruột được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của vịt bị bệnh sán lá ruột
Qua bảng 3.15 cho thấy: Trong tổng số 30 tiêu bản nghiên cứu ở ruột non, ruột già và manh tràng thì có 9 tiêu bản có biến đổi vi thể rõ rệt, chiếm tỷ lệ
30,00%. Trong số 10 tiêu bản nghiên cứu ở ruột non có 9 tiêu bản có biến đổi vi thể
chiếm tỷ lệ 90,00% và không thấy có tiêu bản có biến đổi vi thể nào ở manh tràng, ruột già.
Tương tự như biến đổi bệnh tích vi thể trên gà thì do sán lá ruột chủ yếu bám vào niêm mạc ruột non và rất hiếm ít bám vào manh tràng nên bệnh tích vi thể tập trung nhiều nhất ở ruột non.
Bảng 3.16. Bệnh tích vi thể ở ruột của vịt bị bệnh sán lá ruột
Nguồn gốc tiêu bản Số tiêu bản có bệnh tích Kết quả theo dõi Bệnh tích vi thể chủ yếu Số tiêu bản Tỷ lệ % Ruột non 9
Lông nhung bị tổn thương, đỉnh lông nhung tù, một số lông nhung bị đứt nát
8 88,89
Biểu mô phủ thoái hoá 5 55,55
Hạ niêm mạc xuất huyết 2 22,22
Thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong
lớp hạ niêm mạc 4 44,44
Một số biến đổi vi thểở ruột non của vịt bị bệnh sán lá ruột: bao gồm niêm mạc ruột bị bong tróc, thoái hóa biểu mô phủ (5/9 tiêu bản); lông nhung bị tổn thương (8/9 tiêu bản), đỉnh lông nhung tù, một số lông nhung bị đứt nát (8/9 tiêu
Tên mẫu Số tiêu bản nghiên cứu biến đổi vi thể Số tiêu bản có Tỷ lệ (%)
Ruột non 10 9 90,00
Manh tràng 10 0 0
Ruột già 10 0 0
bản), xuất huyết trong các lớp niêm mạc (2/9 tiêu bản). 44,44% tiêu bản có bệnh tích thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong lớp hạ niêm mạc.
Khi ruột non viêm cata do tác động của sán, các tế bào viêm, đặc biệt là tương bào xuất hiện ở lớp đệm và hạ niêm mạc ruột non. Điều này chứng tỏ có quá trình viêm mãn tính trên niêm mạc ruột. Tương bào sẽ sản sinh kháng thểđể chống lại các kích thích mãn tính của sán lá ở ruột non.
Ngoài các tương bào, ở lớp đệm và hạ niêm mạc còn có rất nhiều bạch cầu ái toan. Theo Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978, gia súc và gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào (viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính), tác giả nhận xét: Hiện tượng tăng bạch cầu ái toan được coi là yếu tố chẩn đoán bệnh giun sán.
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị sán lá ruột cho gà, vịt
3.3.1. Xác định hiệu lực của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột cho gà, vịt
3.3.1.1. Thử nghiệm thuốc tẩy sán lá ruột cho gà trên diện hẹp
Chúng tôi đã thử nghiệm thuốc có chứa fenbendazole (liều 8mg/kgTT), arecolin (liều 2g/kgTT) và piperazine (liều 2mg/kgTT) trên diện hẹp cho những gà bị
nhiễm sán lá ở cường độ trung bình đến nặng. Mỗi loại thuốc thử nghiệm trên 10 gà. Sau 15 ngày xét nghiệm lại và mổ khám để kiểm tra hiệu lực của từng loại thuốc. Kết quả thể hiện ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột cho gà trên diện hẹp
Thuốc sử dụng
Liều lượng
Trước dùng
thuốc Sau dùng thuốc
Hiệu lực thuốc Số gà nhiễm (con) Cường độ nhiễm (trứng/ vi trường) Số gà nhiễm (con) Cường độ nhiễm Số gà sạch sán (con) Tỷ lệ (%) Xét nghiệm (trứng/vi trường) Mổ khám (sán/gà) Fenbendazole 8mg/kgTT 10 8 - 15 0 0 0 10 100 Arecolin 2mg/kgTT 10 7 - 13 1 3 1 9 90,00 Piperazine 2mg/kgTT 10 7 - 14 1 5 1 9 90,00
Qua bảng 3.17 cho thấy:Thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) dùng cho 10 gà nhiễm sán lá ruột từ trung bình đến nặng với số trứng/ vi trường trung bình trước tẩy là 8 - 15. Sau 15 ngày tẩy, xét nghiệm lại phân không thấy gà nào có trứng sán lá ruột trong phân, đồng thời mổ khám 10 gà không thấy có sán lá ruột nào ký sinh trong ruột non, hiệu lực tẩy đạt 100%. Theo dõi 10 gà sau khi dùng thuốc tẩy sán lá ruột thấy 100% gà an toàn, không có phản ứng gì khác thường.
Sử dụng thuốc arecolin (2mg/kgTT) dùng cho 10 gà nhiễm sán lá ruột từ
trung bình đến nặng với số trứng/vi trường trung bình trước tẩy là 7 - 13. Sau 15 ngày xét ngiệm lại phân thấy có 9/10 gà sạch trứng sán lá ruột đạt tỷ lệ 90% và còn 01 gà có trứng sán lá ruột trong phân với cường độ thấp (3 trứng/vi trường). Mổ
khám 10 gà thấy có 1 gà còn 01 sán lá ruột ký sinh trong ruột non. Theo dõi trạng thái của 10 gà được dùng thuốc arecolin (2mg/kgTT) để tẩy sán lá ruột không thấy có phản ứng gì khác thường. Như vậy, thuốc arecolin có hiệu lực tẩy sán lá ruột đạt 100% và hiệu lực triệt đểđạt 90%, an toàn đối với gà.
Sử dụng thuốc piperazine (2mg/kgTT) dùng cho 10 gà nhiễm sán lá ruột từ
trung bình đến nặng. Sau 15 ngày xét nghiệm lại phân thấy 9/10 gà sạch trứng sán lá ruột, hiệu lực tẩy đạt 90,00%, trong đó còn 1 gà có trứng sán lá ruột trong phân với cường độ thấp (5 trứng/vi trường); mổ khám 10 gà thấy có 01 gà có sán lá ruột ký sinh trong ruột với số lượng 1 sán/gà. Theo dõi 10 gà sau khi dùng thuốc không thấy có dấu hiệu của phản ứng phụ. Như vậy, thuốc piperazine có hiệu lực tẩy sán lá ruột đạt 90,00% và an toàn đối với gà.
* Từ kết quả bảng 3.15 chúng tôi có kết luận: Cả 3 loại thuốc fenbendazole (8mg/kgTT), arecolin (2mg/kgTT), piperazine (2mg/kgTT) đều có tác dụng trong
điều trị bệnh sán lá ruột cho gà. Tuy nhiên, thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) có hiệu lực tẩy đạt cao nhất (100%), tiếp đến là thuốc arecolin (2mg/kgTT) với 90,00% và thuốc piperazine (2mg/kgTT) cũng đạt 90,00%.
Để có thểđánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về hiệu lực tẩy sán lá ruột cho gà của 3 loại thuốc trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trên diện rộng.
3.3.1.2. Hiệu lực thuốc tẩy sán lá ruột cho gà trên diện rộng
Chúng tôi đã thử nghiệm thuốc fenbendazole (liều 8mg/kgTT), arecolin (2mg/kgTT) và piperazine (2mg/kgTT) trên diện rộng cho 319 gà (tất cả những gà trong đàn có gà được xác định là nhiễm sán lá ruột tại các địa phương). Kết quả đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc tẩy trên được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột cho gà trên diện rộng
Thuốc sử dụng Liều lượng
Số gà dùng thuốc
Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc Số mẫu xét nghiệm Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%) Số mẫu xét nghiệm Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%) Fenbendazole 8mg/kgTT 118 100 86 86,00 100 3 3,00 Arecolin 2mg/kgTT 98 90 64 71,11 90 4 4,44 Piperazine 2mg/kgTT 103 95 72 75,79 95 6 6,32 Tính chung 319 285 222 77,89 285 13 4,60
Theo dõi bảng 3.18 chúng tôi thấy:
Thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) tẩy cho 118 gà nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 100 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 86 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 86,00%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 100 mẫu thấy còn 3 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 3,00%.
Sử dụng thuốc arecolin (2mg/kgTT) cho 98 gà nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 90 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 64 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 71,11%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 90 mẫu thấy còn 4 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 4,44%.
Sử dụng thuốc piperazine (2mg/kgTT) dùng cho 103 gà nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 95 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 72 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ
75,79%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 95 mẫu thấy còn 6 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 6,32%.
Trong quá trình dùng thuốc chúng tôi thường xuyên theo dõi biểu hiện của gà thấy gà vẫn ăn uống bình thường, không có biểu hiện lạ, tỷ lệ an toàn của các loại thuốc đều đạt 100%.
Như vậy, cả 3 loại thuốc fenbendazole (8mg/kgTT), arecolin (2mg/kgTT), piperazine (2mg/kgTT) có hiệu lực tốt trong tẩy sán lá ruột cho gà, đạt 93,68% - 97,00%. Trong đó thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) có hiệu lực tẩy đạt cao nhất (97,00%), tiếp đến là thuốc arecolin (2mg/kgTT), hiệu lực đạt 95,56% và thấp nhất là thuốc piperazine (2mg/kgTT), đạt 93,68%.
Từ kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở gà tại 3 huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, kết hợp với việc nghiên cứu về thử nghiệm thuốc tẩy sán lá ruột cho gà trên diện hẹp và diện rộng, chúng tôi có khuyến cáo: Trong chăn nuôi gà hiện nay ở
3 huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình tỷ lệ nhiễm sán lá ruột gà là tương đối cao, nên sử dụng một trong ba loại thuốc trên tẩy sán lá ruột kịp thời cho gà để đạt hiệu quảđiều trị bệnh cao nhất, giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra.
3.3.1.3. Hiệu lực thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt trên diện rộng
Chúng tôi đã thử nghiệm thuốc fenbendazole (liều 8mg/kgTT), arecolin (2mg/kgTT) và piperazine (2mg/kgTT) trên diện rộng cho 424 vịt (tất cả các con vịt trong đàn có vịt xác định nhiễm sán lá ruột). Kết quả đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc tẩy trên được thể hiện ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt trên diện rộng
Thuốc sử dụng Liều lượng Số vịt dùng thuốc
Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%) Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu sạch Tỷ lệ (%) Fenbendazole 8mg/kgTT 126 120 100 83,33 120 116 96,67 Arecolin 2mg/kgTT 146 140 109 77,86 140 134 95,71 Piperazine 2mg/kgTT 152 142 103 72,54 142 135 95,07 Tính chung 424 402 312 77,61 402 385 95,77
Bảng 3.19 chúng tôi thấy:
Sử dụng thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) tẩy cho 126 vịt nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 120 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 100 mẫu nhiễm, chiếm tỷ
lệ 83,33%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 120 mẫu thấy còn 4 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 3,33%, 116 mẫu không nhiễm chiếm 96,67%.
Sử dụng thuốc arecolin (2mg/kgTT) dùng cho 146 vịt nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 140 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 109 mẫu nhiễm, chiếm tỷ
lệ 77,86%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 140 mẫu thấy còn 6 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 4,29%, 134 mẫu không nhiễm chiếm 95,71%.
Sử dụng thuốc piperazine (2mg/kgTT) dùng cho 152 vịt nhiễm sán lá ruột. Trước khi tẩy thu thập 142 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 103 mẫu nhiễm, chiếm tỷ
lệ 72,54%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 142 mẫu thấy còn 7 mẫu nhiễm trứng sán lá ruột, chiếm tỷ lệ 4,93%, 135 mẫu không nhiễm chiếm 95,07%.
Như vậy, cả 3 loại thuốc fenbendazole (8mg/kgTT), arecolin (2mg/kgTT), piperazine (2mg/kgTT) có hiệu lực tốt trong tẩy sán lá ruột cho vịt, hiệu lực đạt 95,07% - 96,67%. Trong đó thuốc fenbendazole (8mg/kgTT) có hiệu lực tẩy đạt cao nhất (96,67%), tiếp đến là thuốc arecolin (2mg/kgTT) đạt 95,71% và thấp nhất là thuốc piperazine (2mg/kgTT) 95,07%. Hiệu quả của việc sử dụng 3 loại thuốc này
điều trị cho vịt cũng giống như sử dụng điều trị trên gà.
Trong quá trình dùng thuốc chúng tôi thường xuyên theo dõi biểu hiện của vịt thấy vịt vẫn ăn uống bình thường, không có biểu hiện lạ, tỷ lệ an toàn của các loại thuốc đều đạt 100%.
3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh sán lá ruột cho gà, vịt
Từ kết quả nghiên cứu về tình hình dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, bệnh lý của bệnh sán lá ruột ở gà, vịt và thử nghiệm hiệu lực điều trị cũng như độ an toàn của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột cho gà, vịt tại 3 huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thấy:
1. Việc tẩy sạch sán lá ruột cho gà, vịt có ý nghĩa phòng và diệt trừ căn bệnh,
phòng trừ sán lá ruột cho toàn bộđàn gà, vịt ở các nông hộ cũng như trang trại chăn nuôi.
Trong thời gian tẩy sán lá ruột, phân phải được tập trung đem ủ vì ở giai
đoạn này trong phân gà, vịt thải ra sẽ có lẫn rất nhiều sán lá ruột và trứng sán lá ruột.
Để tẩy sán lá ruột cho gà, vịt có hiệu quả, cần phải chọn thuốc tẩy đạt các yêu cầu: hiệu quả cao, ít độc, không nguy hiểm, phổ rộng, thuận tiện khi sử dụng và giá thành hợp lý. Có thể dùng một trong ba loại thuốc fenbendazole, arecolin, piperazine để tẩy sán lá ruột cho gà, vịt.
2. Xử lý phân của gà, vịt để diệt trứng sán lá ruột:
Với đàn gà, vịt bị nhiễm sán lá ruột sau khi tẩy cần tiêu độc chuồng trại, cạo
đất nền chuồng và sân chuồng, đem đi tiêu hủy bằng cách đốt hoặc ủ sinh học cùng phân để tránh cho sán lá ruột và trứng sán lá ruột lưu lại trên nền chuồng. Thu gom toàn bộ phân, đệm lót định kỳ 1 lần/tuần ở nền chuồng nuôi cho vào bao buộc kín hoặc cho vào hốủ, sau 3 - 4 tuần sẽ diệt được toàn bộ trứng sán lá ruột và trứng của