Một số kết luận rút ra từ tổng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây hoài sơn tại huyện bắc hà, lào cai (Trang 27 - 28)

 Về các công dụng của cây: Hoài Sơn là cây đa tác dụng, tác dụng chủ yếu là thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, mạnh gân xương, chữa ỉa chảy, đái đường, gầy yếu, di tinh, giúp tiêu hoá.

 Về cơ sở khoa học: Việc trồng thí nghiệm cho loại cây này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và độ bền củ, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại địa bàn nghiên cứu.

Tuy nhiên, hiện nay cây Hoài Sơn tại Lào cai chủ yếu được mọc tự nhiên hoặc trồng ở vườn nhà theo hình thức quảng canh với quy mô rất nhỏ. Bên cạnh đó, chưa có được các giải pháp kỹ thuật đồng bộ trong trồng và chăm sóc loại cây này, chủ yếu là canh tác theo kinh nghiệm của người dân. Do đó, năng suất, chất lượng còn hạn chế và có nguy cơ bị thoái hóa giống do không quan tâm, chăm sóc đúng mức, trong khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng cao, đặc biệt sử dụng Hoài Sơn trong các loài thuốc chữa bệnh và phối hợp với các loại dược liệu khác. Mặt khác, các nghiên cứu liên quan đến cây củ mài trên thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây hoài sơn.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại địa bàn nghiên cứu.

PHẦN 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây hoài sơn tại huyện bắc hà, lào cai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)