Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nhiều giống dê tốt của thế giới ở mọi vùng khí hâu đã được thống kê, bên cạnh đó, một số giống dê của khu vực nhiệt đới, á nhiệt đới có năng suất sữa cao, sinh trưởng tốt có sức đề kháng cao cũng được chú trọng khai thác và quan tâm phát triển như dê sữa Nubian của Su đăng, dê thịt Boer của Nam Phi, dê hướng lông Angora ở vùng Trung Á… Hiện nay, ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đã và đang nghiên cứu phát triển chăn nuôi các giống dê địa phương theo hướng khai thác các điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn phế phụ phẩm tại chỗ để có sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng đồng bào dân tộc, tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giúp xóa đói giảm nghèo và đã thu được nhiều thành công.

Jiabi và cs. (2000) cho biết dê F1 (Boer x 6 giống dê địa phương khác nhau của Trung Quốc) cho khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi tăng ở con đực lần lượt là 66,29% và 77,85%; ở con cái là 60,03% và 61,78% so với các giống dê địa phương.

Theo Cameron và cs. (2001) thì dê lai (Boer x Spanish) và (Boer x Angora) sinh ra ở 24 tuần tuổi có khối lượng lần lượt là 24,4 và 25,2 kg lớn hơn dê Spanish ở cùng tuần tuổi (19,5 kg); tăng khối lượng/ngày lần lượt là 154 và 161 g/ngày cao hơn dê Spanish (117 g/ngày).

Ssewannyana và cs. (2004) cho biết dê F1 (Boer × Mubenla) và F1 (Boer × Teso) có khối lượng lúc 16, 24 tuần tuổi lần lượt là 8,94 và 9,47; 13,65 và 13,16 kg. Dê lai ở 24 tuần tuổi đều có khối lượng lớn hơn dê Mubenla và Teso ở cùng lứa tuổi (11,21và 9,25 kg).

Maria Sauer và cs. (2012) cho biết sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Boer x Địa phương của Rumania) là 225,12 g/ngày, lớn hơn dê địa phương (159,76 g/ngày). Maria Sauer và cs. (2015) cho biết dê F1 (Boer x Carpatina) khi nuôi chăn thả trên đồng cỏ có sinh trưởng tuyệt đối là 145,2 g/ngày, còn được bổ sung thêm thức ăn tinh là 211,9 g/ngày. Dê Carpatina khi nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ có tốc độ sinh trưởng chỉ là 100,7 g/ngày, khi dê được ăn bổ sung thức ăn hỗn hợp là 124,4 g/ngày. Như vậy, kiểu gen đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của dê, nhóm dê lai có máu dê Boer có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với dê Carpatina.

Belay Deribe và cs. (2015) cho biết dê F1 (Boer x Cao nguyên Srinka, Ethiopia) có khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi lần lượt là 13,54 và 19,53 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai này ở giai đoạn cai sữa đến 6 tháng tuổi và từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi lần lượt là 37,27 và 33,01 g/ngày.

Salama và cs. (2015) công bố dê F1 (Boer × Baladi) có khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi là 13,35 và 26,71 kg trong khi đó dê Baladi có khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi là 11,41 và 22,28 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Boer × Baladi) và dê Baladi giai đoạn 6 tháng - 12 tháng lần lượt là 73,73 và 60,00 g/ngày. Như vậy, sử dụng dê đực Boer để lai với dê cái Baladi đã có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng của con lai, nâng cao khả năng sản xuất của con lai so với dê địa phương.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa đim nghiên cu

- Trang trại TVT, xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. - Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.1.2. Thi gian nghiên cu

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

2.2.1. Gia súc thí nghim

- Dê đực lai 1/8 (1/8 dê Bách Thảo x 7/8 dê Cỏ), tuổi bắt đầu thí nghiệm 6 - 10 tháng tuổi có khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm từ 11 đến 15 kg.

2.2.2. Thc ăn thí nghim

- Thức ăn xanh là cỏ voi.

- Thức ăn tinh gồm: Bột ngô và thức ăn hỗn hợp tự phối trộn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của thay thế bột ngô bằng thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi.

- Ảnh hưởng của thay thế bột ngô bằng thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến đến khả năng sử dụng thức ăn của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Bố trí thí nghiệm: Tổng số 18 dê đực 6 - 10 tháng tuổi có khối lượng từ

11 đến 15 kg, chia ngẫu nhiên làm 3 lô, mỗi lô 6 con, các lô đồng đều nhau về khối lượng. Số dê đực này được nuôi chung trong ngăn chuồng. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày (không kể tuần đầu cho dê tập ăn) từ tháng 9 đến tháng 12/2019. Tất cả dê được tẩy ký sinh trùng trước khi bắt đầu thí nghiệm. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện theo bảng 2.1.

Bảng 2.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Lô đối chứng (ĐC) Lô thí nghiệm (TN1) Lô thí nghiệm (TN2)

Số dê thí nghiệm (con) 6 6 6

Thời gian chuẩn bị TN (ngày) 7 7 7

Thời gian thí nghiệm (ngày) 90 90 90

Khối lượng bắt đầu TN (kg) 12,75 12,65 12,67

Thức ăn thô xanh Tự do Tự do Tự do

Thức ăn tinh (% VCK của KP) 300 g ngô/ngày 300 g TAHH/ngày 350 g TAHH/ngày Số lần ăn/ngày (lần) 2 2 2

Phương pháp cho ăn

Băm nhỏ cỏ, trộn đều thức ăn tinh vào với một phần thức ăn xanh, đảm bảo lượng trộn vừa đủ ăn; sau khi dê ăn hết thì bổ sung thức

ăn thô xanh vào máng để dê ăn tự do

Bảng 2.2: Chế độ dinh dưỡng nuôi dê theo khối lượng tăng/ngày

Chỉ tiêu Khuyến cáo

cho tăng 50g/con/ngày Khuyến cáo cho tăng 100g/con/ngày Khuyến cáo cho tăng 150g/con/ngày VCK (kg/con/ngày) 0,65 0,65 0,65 NL thô (Kcal/con/ngày) 955 1385 1791

Protein tiêu hóa (g/con/ngày) 25 35 45

Canxi (g/con/ngày) 8 8 8

Photpho (g/con/ngày) 0,7 0,7 0,7

45 - 50 ngày; Thức ăn tinh sử dụng ở lô ĐC là bột bột ngô tại địa phương, lô TN1 và lô TN2 sử dụng thức ăn hỗn hợp tự phối trộn (gồm: cám gạo và bột

ngô, đậu tương rang, Premix khoáng, vitamin.... trộn thành thức ăn hỗn hợp

sau đó được ép viên).

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn dùng trong TN được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm Chỉ tiêu Vật chất khô (%) Protein thô (%) Lipid thô (%) thô (%) Khoáng tổng số (%) Năng lượng thô (kcal/kg) Cỏ 18,95 1,75 5,831 2,46 0,22 722,79 Cám viên 89,36 17,03 2,05 5,69 4,79 3.718,95 Bột ngô 87,04 8,33 2,133 1,29 4,77 3.422,90

(Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên)

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng trong TN không có sự biến động và ổn định trong suốt thời gian nuôi TN.

Khẩu phần được cung cấp hàng ngày và đảm bảo đủ nhu cầu cho sinh trưởng và phát triển của đàn dê.

Quản lý thí nghiệm: Tất cả dê được nuôi nhốt chung trong một chuồng

và được chia làm 03 ô riêng biệt; tại mỗi ô được bố trí một máng ăn và một máng uống để cho dê ăn và uống chung lượng thức ăn; lượng thức ăn thô xanh tại các ô được bố trí cho ăn giống nhau, lượng thức ăn tinh được bố trí khác nhau để theo dõi mức độ ảnh hưởng đến sinh trưởng của dê. Thức ăn thô xanh và thức ăn tinh được chia thành 2 bữa: sáng từ 6:30 đến 7:30, bữa chiều từ 14:30 đến 15:30. Nước uống sạch được cung cấp tự do hàng ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Sinh trưởng tích lũy: Dê được cân lúc bắt đầu thí nghiệm để xác định khối lượng ban đầu, sau đó định kỳ cân khối lượng mỗi tháng cân một lần. Sử dụng cân Nhơn Hòa loại 100 kg. Dê được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, uống để lấy khối lượng trung bình.

- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng và kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:

2 1 2 1 V V A t t − = −

- Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kì cuối so với thời kì đầu cân đo và được tính theo công thức sau:

2 1 1 2 (% ) 100 2 V V R V V − = × +

Trong đó : A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)

V1: Khối lượng ứng với thời điểm ban đầu (kg) V2 : Khối lượng ứng với thời điểm kết thúc (kg) t1, t2: Thời điểm khảo sát ban đầu và kết thúc.

- Các chiều đo trên cơ thể: Cùng với thời điểm cân, tiến hành đo vòng ngực, dài thân chéo, cao vây và vòng ống của dê.

+ Vòng ngực (VN): Chu vi vòng ngực đo sát sau xương bả vai. Sử dụng thước dây sản xuất tại Việt Nam có độ chính xác 99,5%.

+ Dài thân chéo (DTC): Điểm đo từ mép phía trước của khớp xương bả vai, cánh tay đến điểm xa nhất của xương u ngồi. Sử dụng thước gậy do Việt Nam sản xuất có độ chính xác 99,5%.

+ Vòng ống (VO): Là đo chu vi 1/3 trên xương bàn chân trước chân trái. Sử dụng thước dây sản xuất tại Việt Nam có độ chính xác 99,5%.

- Công thức tính một số chỉ số cấu tạo thể hình như sau: + Chỉ số dài thân (CSDT) (%)

+ Chỉ số khối lượng (CSKL) (%) + Chỉ số tròn mình (CSTM) (%) + Chỉ số to xương (CSTX) (%)

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu:

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn:

Lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo TCVN 4325 - 2007 Tất cả các loại thức ăn chỉ lấy mẫu phân tích một lần vì các loại thức ăn này dê ăn hết và thành phần hoá học tương đối ổn định.

Các chỉ tiêu phân tích: Thành phần hoá học của thức ăn đối với mỗi khẩu phần gồm: vật chất khô, protein thô, lipit thô, xơ thô và khoáng tổng số.

+ Vật chất khô của mẫu được xác định bằng phương pháp làm khô trong tủ sấy điện (103 ± 20C) theo TCVN 4326:2001.

+ Protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl, theo TCVN 8133-1:2009.

+ Lipid thô xác định theo phương pháp Soxlhet theo TCVN 4331:2007. + Xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman, theo TCVN 4329:2007.

+ Khoáng tổng số xác định theo phương pháp nung trong lò nung ở nhiệt độ 550oC trong 4,5 giờ theo TCVN 4327-1:2007.

+ Năng lượng thô xác định theo TCCS 17:2014.

Lượng thức ăn ăn vào: Thức ăn ăn vào và còn thừa được cân hàng ngày

để xác định lượng thức ăn ăn vào và được tính như sau:

Chất khô ăn vào = (Thức ăn cho ăn x % chất khô) - (Thức ăn còn thừa x 100 x CV VN CSKL = 100 x DTC VN CSTM = 100 x CV VO CSTX = 100 x CV DTC CSDT =

Các chất dinh dưỡng ăn vào được tính tương tự. Riêng thức ăn tinh dê ăn hết nên không phải xác định lượng thức ăn thừa hàng ngày.

Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng:

Xác định tỷ lệ tiêu hóa bằng kỹ thuật: Cân toàn bộ lượng thức ăn thô xanh, lượng thức ăn tinh ăn vào, lượng thức ăn thừa và toàn bộ phân dê thải ra của từng cá thể trong 05 ngày liên tục để xác định lượng thức ăn ăn vào và lượng phân thải ra của từng cá thể; lấy mẫu phân tích thành phần hóa học đối với thức ăn thô xanh và thức ăn tinh được lấy trước 01 tuần trước khi nuôi dê vào theo dõi thí nghiệm; mẫu phân của dê được thu nhận hàng ngày lấy 3% và được bảo quan trong tủ lạnh, thu nhận liên tục trong 05 ngày liền và lấy 3% để phân tích thành phần hóa học. Các mẫu thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và mẫu phân được gửi đến Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên để phân tích các thành phần hóa học.

Tỷ lệ tiêu hóa của chất A (%) = Tổng lượng chất A ăn vào - Lượng chất A trong phân/tổng lượng chất A ăn vào x 100. Bả quản tủ lạnh lấy 3% của hàng ngay kết thucs 5 ngay lấy 3% của tổng.

Tiêu tốn thức ăn:

Được xác định bằng cách lấy tổng lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng khối lượng của dê.

Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng:

Được xác định bằng cách lấy tổng chi phí thức ăn/tổng kg tăng khối lượng của dê.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý thông qua phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai ANOVA trên hàm GLM của phần mềm Minitab 18.0.

Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (X) hoặc (Mean), sai số của số trung bình (m hoặc SEM). So sánh giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey với mức α = 0,05.

Chương 3

KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần

đến khả năng sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi

3.1.1. T l nuôi sng ca đàn dê

Đây là một tính trạng có yếu tố di truyền thấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường sống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể, từng dòng, giống. Vì vậy, nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu khả năng sản xuất của bất kỳ một dòng, giống gia súc, gia cầm nào. Để đánh giá ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn dê. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện theo dõi số lượng dê thí nghiệm hàng ngày. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống được tính toán và trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê thí nghiệm (%)

STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Số con bắt đầu thí nghiệm con 6 6 6

2 Số con kết thúc thí nghiệm con 6 6 6

3 Tỷ lệ nuôi sống % 100 100 100

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của dê thí nghiệm là rất cao đạt 100%, thời gian nuôi thí nghiệm là vụ đông, thời tiết có nhiều biến đổi thất thường, nhưng tỷ lệ nuôi sống của cả 3 lô dê thí nghiệm đều đạt cao, chứng tỏ dê thí nghiệm có khả năng chống chịu và thích nghi tốt.

Như vậy, việc bổ sung thức ăn hỗn hợp và nuôi nhốt hoàn toàn đã góp phần giúp cho thể trạng của dê được cải thiện tốt hơn, giúp cho dê có tỷ lệ nuôi

sống cao hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

3.1.2. Sinh trưởng ca dê giai đon 6 - 10 tháng tui

3.1.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của dê

Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của dê. Khối lượng của dê phụ thuộc vào sự di truyền của phẩm giống dê đó, đồng thời nó chịu tác động bởi những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý khác nhau. Khối lượng của dê phản ánh chất lượng của con giống cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định phương thức chăn nuôi có hiệu quả. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê thí nghiệm chúng tôi tiến hành cân khối lượng của dê tại các thời điểm bắt đầu thí nghiệm, 1, 2, 3 tháng thí nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê (kg) Giai đoạn thí nghiệm (tháng) n (con) Lô ĐC TN1 TN2 SEM P BĐ 6 12,75 12,65 12,67 1,362 0,991 1 6 14,55 15,33 15,55 2,187 0,712 2 6 16,07 17,55 17,85 2,332 0,389 3 6 17,72 20,25 20,57 2,028 0,054

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng của dê tăng dần qua các kỳ cân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)