3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê
Đây là một tính trạng có yếu tố di truyền thấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường sống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể, từng dòng, giống. Vì vậy, nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu khả năng sản xuất của bất kỳ một dòng, giống gia súc, gia cầm nào. Để đánh giá ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn dê. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện theo dõi số lượng dê thí nghiệm hàng ngày. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống được tính toán và trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê thí nghiệm (%)
STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
1 Số con bắt đầu thí nghiệm con 6 6 6
2 Số con kết thúc thí nghiệm con 6 6 6
3 Tỷ lệ nuôi sống % 100 100 100
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của dê thí nghiệm là rất cao đạt 100%, thời gian nuôi thí nghiệm là vụ đông, thời tiết có nhiều biến đổi thất thường, nhưng tỷ lệ nuôi sống của cả 3 lô dê thí nghiệm đều đạt cao, chứng tỏ dê thí nghiệm có khả năng chống chịu và thích nghi tốt.
Như vậy, việc bổ sung thức ăn hỗn hợp và nuôi nhốt hoàn toàn đã góp phần giúp cho thể trạng của dê được cải thiện tốt hơn, giúp cho dê có tỷ lệ nuôi
sống cao hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.