Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 28)

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại.

- Diện tích mỗi ô: 30m2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2

Các công thức thí nghiệm:

CT1: 45kg N + 30kg P2O5 + 40kg K2O. CT2: 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O.

20 CT3(đ/c): 120kg N + 80kg P2O5 +120kg K2O. CT4: 135kg N + 60kg P2O5 +120kg K2O. CT5: 135kg N + 80kg P2O5 +160kg K2O. Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 CT2 CT1 CT3 CT4 CT3 CT5 CT1 CT4 CT2 CT3 CT5 CT4 CT5 CT2 CT1 3.4.2. Phương pháp trồng và chăm sóc

-Thời vụ: Bắt đầu trồng vào tháng 3 năm 2019 và thu hoạch vào tháng 3 năm 2020.

-Làm đất: đất trồng được cày bừa kĩ và làm sạch cỏ dại, đất tơi xốp... -Mật độ trồng: 1m x 1m tương đương 10.000 cây/ha.

-Phân bón:

+ Lượng phân bón cho 1ha theo công thức thí nghiệm. + Kỹ thuật bón:

Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P2O5

Bón thúc lần 1 sau trồng 45 ngày: 1/2 N + 1/2 K2O kết hợp làm cỏ lần 1 cho sắn, vun hàng.

21

Bón thúc lần 2 sau trồng 90 ngày: 1/2 N + 1/2 K2O kết hợp làm cỏ và vun cao gốc.

3.4.3.Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng

Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01-61:2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Theo dõi khả năng sinh trưởng của giống sắn nếp

+ Tỷ lệ mọc mầm: Theo dõi từ khi trồng cho đến khi có trên 70% số hom mọc thành cây

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): xác định bằng cách 15 ngày đo 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non 15 ngày đếm 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+Tuổi thọ lá (ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non mới được hình thành và phát triển đầy đủ đến khi lá chuyển sang màu vàng, 15 ngày theo dõi 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Đường kính gốc (cm): đo điểm cách mặt đất 10cm lúc thu hoạch + Chiều cao phân cành (cm): đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên + Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng lúc thu hoạch, chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.

+ Tổng số lá/cây (lá): Đếm toàn bộ số lá cây thông qua sẹo lá lúc thu hoạch, chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.

* Tình hình sâu bệnh

- Bọ phấn trắng: % số cây xuất hiện bọ phấn trắng/ ô thí nghiệm. Đếm số cây bị bọ phấn trắng trên tổng số cây của ô thí nghiệm.

22

- Bệnh khảm lá: % cây bị bệnh trên tổng số cây mỗi ô.

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Theo dõi một lần khi thu hoạch:

+ Chiều dài củ: Mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình.

+ Đường kính củ: Dùng thước kẹp panme đo ở giữa củ.

+ Số củ/gốc: Tổng số củ/ tổng số cây thu hoạch trong mỗi ô thí nghiệm.

+ Khối lượng củ/gốc: cân khối lượng củ thu hoạch trong toàn ô thí nghiệm/tổng số cây thu hoạch.

- Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng:

+ Số gốc thực thu/ô: số gốc thực tế của mỗi ô thí nghiệm lúc thu hoạch.

+ Năng suất thân lá: cân khối lượng thân lá thực thu (kg/ô thí nghiệm), quy về tấn/ha.

+ Năng suất củ tươi: cân khối lượng củ tươi (kg/ô thí nghiệm), quy về tấn/ha. + Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá Năng suất củ tươi

+ Chỉ số thu hoạch(%)= x 100 Năng suất sinh vật học - Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột

+ Tỷ lệ tinh bột (%): cân bằng cân chuyên dùng, áp dụng phương pháp tỷ trọng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí để xác định chất khô theo công thức sau:

y (%) =

- Trong đó:

y là tỷ lệ chất khô

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí B là khối lượng củ tươi cân trong nước

Năng suất củ tươi

- Năng suất tinh bột (tấn/ha) = x tỷ lệ tinh bột

100 0 , 142 3 , 158   B A A

23

Năng suất củ tươi

- Năng suất củ khô (tấn/ha) = x tỷ lệ chất khô

100

3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

- Tính toán sử dụng các hàm trong Microsoft Excel

- Các số liệu trung bình được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình SAS 9.0

24

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tốc độ sinh trưởng của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019 sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019

4.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn tham gia thí nghiệm tham gia thí nghiệm

Như chúng ta đã biết, thời kỳ mọc mầm là quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ, có sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản, để hình thành mầm sắn và rễ mầm sắn. Quá trình hình thành phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Thông thường sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Còn số ngày dài hay ngắn khác nhau thì phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ nảy mầm càng nhanh và tỷ lệ nảy mầm càng cao. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sắn sẽ không nảy mầm được và tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sắn nảy mầm là 28,5 - 30˚C. Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ quá thấp, thiếu ẩm), ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo chất lượng mầm kém từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây sắn sau này. Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu và yếu tố nội tại mà thời gian mọc mầm sớm hay muộn. Chất lượng hom giống và biện pháp xử lý hom giống cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình nảy mầm của sắn. Để có một cây sắn to và khỏe thì ta phải có hom giống tốt, hom giống tốt là hom thường có đường kính hom lớn, hom ở giữa thân, có nhiều mắt và thường có thời gian bảo quản ngắn. Khi chặt hom thì phải lưu ý không để dập hai đầu hom và tránh chảy nhựa, vì từ hai đầu hom sẽ hình thành callus, từ callus sẽ hình thành rễ.

Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt ta phải chọn giống tốt, có hom tốt và bố trí thời vụ trồng thích hợp để cây sắn nảy mầm nhanh, đều, khoẻ về sau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

25

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

Chỉ tiêu Công thức Thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc/ô Tỷ lệ cây mọc/ô (%) 1 16 86,6 2 15 93,3 3(đ/c) 18 86,6 4 17 93,3 5 17 80

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy:

Thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc (ngày): các công thức có số ngày chênh nhau không đáng kể 15 - 20 ngày. Công thức 2 có thời gian trồng đến 70% số cây mọc sớm nhất đạt từ 15 ngày. Các công thức còn lại thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc sớm hơn công thức đối chứng 1 – 2 ngày.

Như vậy trong cùng một điều kiện tự nhiên, thời vụ trồng, mật độ, chế độ dinh dưỡng khác nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn nếp không có sự chệnh lệch nhiều. Vì vậy công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

4.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn nếp thamgia thí nghiệm. cây của giống sắn nếp thamgia thí nghiệm.

Do là cây thuộc lớp hai lá mầm cho nên sự tăng trưởng chiều cao của cây sắn phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh tăng trưởng và mô phân sinh đỉnh. Tuy nhiên chiều cao cây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện ánh sáng, điều kiện canh tác, mật độ, giống và phân bón. Nếu như trong cùng một điều kiện chăm sóc, giống, mật độ thì yếu tố phân bón quyết định đến năng suất của cây. Chiều cao cây ảnh hưởng dán tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả

26

năng chống đổ của cây. Nếu cây cao quá hoặc cây thấp quá đều ảnh hưởng đến năng suất của cây. Cây cao số lá nhiều thuận lợi cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô tuy nhiên với số lá nhiều như vậy các lá sẽ bị che khuất lẫn nhau dẫn đến khả năng quang hợp kém, khả năng chống đổ kém. Ngược lại nếu cây quá thấp, số lá ít, khả năng chống đổ tốt nhưng khả năng quang hợp kém. Chính vì vậy để khắc phục được hai nhược điểm trên thì trong quá trình chăm sóc cây cần bón một lượng phân vừa đủ để cây có chiều cao trung bình vừa tận dụng được khả năng quang hợp của cây lại vừa có khả năng chống đổ tốt. Qua theo dõi các liều lượng phân bón khác nhau trong cùng một điều kiện chăm sóc thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức khác nhau được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

Đơn vị tính: cm/ngày Công thức Sau trồng ……Tháng 4 5 6 7 8 CT1 0,92 1,75 1,13 0,26 0,17 CT2 1,08 2,21 1,41 0,48 0,16 CT3 (đ/c) 0,94 2,05 1,37 0,68 0,24 CT4 1,20 1,97 1,34 0,50 0,15 CT5 1,14 2,17 1,42 0,69 0,24

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy:

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn nếp trong các công thức thí nghiệm có sự khác nhau.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn nếp ở các công thức đạt cực đại vào tháng thứ 5, sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo và ổn định ở tháng thứ 8.

- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn nếp biến động từ 0,92 – 1,20 cm/ngày. Trong đó công thức 4 có tốc độ tăng trưởng

27

chiều cao cây cao nhất đạt 1,20 cm/ngày, cao hơn so với công thức đối chứng 0,26 cm/ngày. Công thức 1 có tốc độ sinh trưởng chiều cao cây thấp nhất (0,92 cm/ngày) thấp hơn công thức đối chứng 0,02 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống sắn nếp biến động từ 1,75 – 2,21 cm/ngày. Trong đó công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 2,21 cm/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,16 cm/ngày. Công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất đạt 1,75 cm/ngày thấp hơn công thức đối chứng 0,3 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống sắn nếp biến động từ 1,13 đến 1,42 cm/ngày. Trong đó công thức 5 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,42 cm/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,05 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tất cả các công thức đều giảm so với các tháng trước đó. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống sắn nếp biến động từ 0,26 đến 0,69 cm/ngày. Trong đó công thức 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao nhất đạt 0,69 cm/ngày, cao hơn công thức đối chứng 0,01 cm/ngày. Các công thức khác đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn công thức đối chứng từ 0,18 - 0,42 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao biến động từ 0,15 đến 0,24 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Ta nhận thấy ở cùng một giống sắn, điều kiện tự nhiên như nhau nhưng với lượng phân bón khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau.

4.1.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tốc độ ra lá của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm. tham gia thí nghiệm.

Cũng như các cây trồng khác lá sắn có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tích lũy và vận chuyển các chất đồng hóa đi nuôi các bộ phận khác của

28

cây. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích lũy vật chất khô của cây, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất củ. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các giống sắn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tốc độ ra lá của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

Đơn vị tính:lá/ ngày Công thức Sau trồng ……Tháng 4 5 6 7 8 CT1 1,14 1,01 0,79 0,53 0,20 CT2 1,07 0,92 0,73 0,45 0,18 CT3(đ/c) 1,09 1,04 0,72 0,52 0,22 CT4 1,10 1,01 0,75 0,50 0,18 CT5 1,07 0,92 0,74 0,48 0,26

Qua bảng số liệu 4.3. cho ta thấy:

Tốc độ ra lá của các công thức tham gia thí nghiệm tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và đạt cực đại ở tháng thứ 4 sau trồng. Sau đó tốc độ ra lá giảm dần từ tháng thứ 5 sau trồng trở đi và hầu như không ra lá mới ở các tháng cuối.

- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống sắn nếp biến động trong khoảng 1,07 – 1,14 lá/ngày. Tốc độ ra lá giữa các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều và tương đương với công thức đối chứng

- Tháng thứ 5 sau trồng: Công thức đối chứng ( 120kg N + 80kg P2O5 +120kg K2O) có tốc độ ra lá cao nhất đạt 1.04 lá/ngày. Các công thức phân bón còn lại có tốc độ ra lá dao động từ 0,92 – 1,01 lá/ngày

- Tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ ra lá của sắn ở các công thức tiếp tục giảm. Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,72 lá/ngày đến 0,79

29

lá/ngày. Công thức 1(10 tấn phân chuồng +45kg N + 30kg P2O5 + 40kg K2O) có tốc độ ra lá cao nhất 0,79 lá/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,07 lá/ngày.

- Ở tháng thứ 7 và tháng thứ 8 sau trồng thì tốc độ ra lá của sắn ở các công thức phân bón tham gia thí nghiệm giảm mạnh còn 0,53 lá/ngày đến 0,18 lá/ngày và không tăng nữa.

4.1.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tuổi thọ lá của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm. tham gia thí nghiệm.

Tuổi thọ lá cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất sắn. Việc theo dõi tuổi thọ lá được tiến hành trong suốt theo quá trình theo dõi sinh trưởng phát triển của cây sắn, nó phản ánh khả năng cung cấp vật chất khô cho bộ phận thu hoạch của cây, là một trong những cơ sở quyết định đến năng suất và chất lượng của cây sắn. Tuổi thọ lá dài hay ngắn còn phụ thuộc vào giống và chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)