Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 33 - 34)

4.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn tham gia thí nghiệm tham gia thí nghiệm

Như chúng ta đã biết, thời kỳ mọc mầm là quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ, có sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản, để hình thành mầm sắn và rễ mầm sắn. Quá trình hình thành phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Thông thường sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Còn số ngày dài hay ngắn khác nhau thì phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ nảy mầm càng nhanh và tỷ lệ nảy mầm càng cao. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sắn sẽ không nảy mầm được và tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sắn nảy mầm là 28,5 - 30˚C. Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ quá thấp, thiếu ẩm), ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo chất lượng mầm kém từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây sắn sau này. Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu và yếu tố nội tại mà thời gian mọc mầm sớm hay muộn. Chất lượng hom giống và biện pháp xử lý hom giống cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình nảy mầm của sắn. Để có một cây sắn to và khỏe thì ta phải có hom giống tốt, hom giống tốt là hom thường có đường kính hom lớn, hom ở giữa thân, có nhiều mắt và thường có thời gian bảo quản ngắn. Khi chặt hom thì phải lưu ý không để dập hai đầu hom và tránh chảy nhựa, vì từ hai đầu hom sẽ hình thành callus, từ callus sẽ hình thành rễ.

Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt ta phải chọn giống tốt, có hom tốt và bố trí thời vụ trồng thích hợp để cây sắn nảy mầm nhanh, đều, khoẻ về sau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

25

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

Chỉ tiêu Công thức Thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc/ô Tỷ lệ cây mọc/ô (%) 1 16 86,6 2 15 93,3 3(đ/c) 18 86,6 4 17 93,3 5 17 80

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy:

Thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc (ngày): các công thức có số ngày chênh nhau không đáng kể 15 - 20 ngày. Công thức 2 có thời gian trồng đến 70% số cây mọc sớm nhất đạt từ 15 ngày. Các công thức còn lại thời gian từ trồng đến 70% số cây mọc sớm hơn công thức đối chứng 1 – 2 ngày.

Như vậy trong cùng một điều kiện tự nhiên, thời vụ trồng, mật độ, chế độ dinh dưỡng khác nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn nếp không có sự chệnh lệch nhiều. Vì vậy công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ mọc mầm của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)